Hà Nội tiếp tục nghiên cứu cấm xe máy, thu phí vào nội đô
UBND TP. Hà Nội vừa báo cáo về kết quả thực hiện Nghị quyết số 04/2017 của HĐND thành phố về việc thông qua đề án giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường giai đoạn 2017 – 2020, tầm nhìn 2030.
Tạm dừng thực hiện đề án giao thông thông minh
Theo báo cáo của UBND thành phố, trong thời gian tới, Hà Nội tiếp tục triển khai 8 nhiệm vụ. Đầu tiên là xây dựng đề án giao thông thông minh trong tổng thể đề án thành phố thông minh tập trung vào những nội dung cụ thể như xây dựng cơ sở dữ liệu (số hoá) về hạ tầng giao thông, về phương tiện giao thông và các phần mềm phục vụ công tác quản lý điều hành hệ thống giao thông thông minh, điều hành tổ chức giao thông và xử lý vi phạm giao thông.
Hà Nội vẫn tiếp tục nghiên cứu cấm xe máy và hạn chế ô tô vào nội đô.Ảnh NGỌC THẮNG
Ngoài ra, xây dựng bản đồ giao thông số trực tuyến để phục vụ công tác quản lý, điều hành và điều tiết giao thông, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, sử dụng điểm đỗ xe, nhằm tối ưu nhu cầu đỗ xe.
Video đang HOT
Cùng với đó là quy định số lượng xe chở người 4 bánh sử dụng động cơ điện phục vụ kinh doanh hoạt động theo khu vực trên địa bàn thành phố, phù hợp với kết cấu và an toàn giao thông, dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2021.
Tuy nhiên, theo UBND thành phố, với 3 nhiệm vụ ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý, do khung kiến trúc về thành phố thông minh, trong đó có giao thông thông minh chưa được xây dựng và ban hành, dẫn đến những nhiệm vụ này chưa thể triển khai ngay được.
Đối với 2 nhiệm vụ xây dựng đề án giao thông thông minh trong tổng thể đề án thành phố thông minh tập trung vào những nội dung cụ thể: xây dựng cơ sở dữ liệu (số hoá) về hạ tầng giao thông, về phương tiện giao thông và các phần mềm phục vụ công tác quản lý điều hành hệ thống giao thông thông minh, điều hành tổ chức giao thông và xử lý vi phạm giao thông.
Đồng thời, xây dựng bản đồ giao thông số trực tuyến để phục vụ công tác quản lý, điều hành và điều tiết giao thông, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, sử dụng điểm đỗ xe nhằm tối ưu hoá nhu cầu đỗ xe, UBND thành phố đã có văn bản tạm dừng thực hiện. Thành phố cho biết sẽ thực hiện tiếp khi có đủ điều kiện về khung kiến trúc của thành phố thông minh và giao thông thông minh.
Đề án cấm xe máy, thu phí vào nội đô ra sao?
Báo cáo của UBND thành phố cho biết, trong thời gian tới sẽ tiếp tục nghiên cứu nhằm hạn chế ùn, tắc giao thông và ô nhiễm môi trường khu vực trung tâm thành phố với 2 nội dung.
Với đề án thu phí phương tiện cơ giới đường bộ vào một số khu vực trên địa bàn thành phố có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường, sẽ xây dựng đề án thu phí trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đảm bảo chuẩn bị kỹ lưỡng, đảm bảo điều kiện để tổ chức thực hiện trong thời điểm thích hợp; xin ý kiến của các cấp, ngành, nhà khoa học để tổ chức triển khai thực hiện.
Với đề án phân vùng hạn chế hoạt động của xe máy phù hợp với cơ sở hạ tầng và năng lực phục vụ của hệ thống vận tải hành khách công cộng tiến tới dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận vào năm 2030, thành phố tiếp tục triển khai thực hiện đo kiểm khí thải mô tô, xe máy cũ đang lưu hành trên địa bàn thành phố làm cơ sở nghiên cứu, đề xuất các giải pháp cải thiện chất lượng không khí.
Hà Nội: Thí điểm đổi xe máy cũ lấy xe mới nhằm cải thiện chất lượng không khí
Từ ngày 12 - 30/11/2021, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức chương trình "Thí điểm đo kiểm khí thải xe mô tô, xe gắn máy cũ đang lưu hành trên địa bàn Thủ đô".
Chương trình này nhằm đánh giá hiện trạng phát thải của xe mô tô, xe gắn máy cũ đang lưu hành, thực thi các giải pháp cải thiện chất lượng không khí và quản lý giao thông hiệu quả.
Có những xe chở những cây sắt dài gần chục mét ghênh ngang trên đường phố mà không có bất cứ biện pháp báo hiệu nguy hiểm nào. Ảnh minh họa: Lê Phú/Báo Tin Tức
Chương trình bao gồm 4 hoạt động: Đo kiểm khí thải, thí điểm tiếp nhận xe mô tô, xe gắn máy cũ mà người dân thải bỏ và hỗ trợ chuyển đổi sang xe máy mới, khảo sát ý kiến người dân về tác động của chính sách kiểm soát khí thải xe máy.
Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết, đối với xe máy đăng ký lần đầu trước năm 2002, thuộc 5 hãng xe Honda, Yamaha, Suzuki, Piaggio, SYM, người dân có nhu cầu chuyển đổi sang xe máy mới sẽ được tư vấn, hướng dẫn. Nếu đáp ứng các điều kiện của chương trình, chủ phương tiện sẽ nhận được các mức hỗ trợ tối đa lên đến 4 triệu đồng (khoản hỗ trợ tùy theo chính sách khuyến mại của từng hãng xe và giảm giá trực tiếp trên giá xe mới).
Điều kiện cụ thể như xe đăng ký tại Hà Nội, có đầy đủ các bộ phận (khung xe, động cơ, bình nhiên liệu, tay nắm, bánh xe, giảm xóc, ống xả); xe máy hoàn tất thủ tục thu hồi đăng ký xe, biển số xe với cơ quan đăng ký (có giấy chứng nhận thu hồi đăng ký xe, biển số xe được cấp bởi cơ quan đăng ký); người dân đồng ý tự nguyện bàn giao lại xe máy cũ, đồng thời muốn chuyển sang xe mới thuộc 5 hãng xe trên.
Đối với xe máy từ 5 năm trở lên (đăng ký trước năm 2017), người dân được tặng dầu nhớt, trường hợp xe không đạt chuẩn khí thải sẽ được hỗ trợ một phần chi phí bảo dưỡng tối đa không quá 200.000 đồng/xe để sửa chữa các bộ phận liên quan đến khí thải. Ngoài ra, chủ phương tiện sẽ được kiểm tra miễn phí khí thải tại 8 điểm kiểm định hiện có trên địa bàn các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Cầu Giấy, Thanh Xuân và Hà Đông.
Thời gian qua, ô nhiễm không khí tại nhiều địa phương trên cả nước vẫn có chiều hướng gia tăng cả về quy mô, mức độ, nhất là tại các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và sức khỏe cộng đồng. Đáng chú ý, xe cũ đang là một trong những nguồn phát thải khí độc hại ra ngoài môi trường, gây ô nhiễm không khí đòi hỏi các đơn vị chức năng cần sớm thu hồi, không cho lưu hành tham gia giao thông.
Theo thống kê, Hà Nội hiện có hơn 5,7 triệu xe máy, trong đó gần 1/2 là xe máy cũ sử dụng lâu năm, sản xuất trước năm 2000. Ngoài ra, còn có trên 730.000 ô tô, chưa kể nhiều phương tiện từ ngoại tỉnh thường xuyên tham gia giao thông trên địa bàn.
Phân tích từ các cơ quan chuyên môn, một chiếc xe máy hoạt động sẽ thải ra 80 - 90% khí CO và khí NO, 50% lượng NOx trong tổng lượng phát thải của các loại xe cơ giới. Đáng lo ngại là trong quá trình hoạt động, xe cũ sẽ thải ra môi trường lượng khí độc cao gấp nhiều lần so với những loại xe được bảo dưỡng định kỳ.
Các chất ô nhiễm này gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng môi trường không khí đô thị và là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe cộng đồng dân cư.
Diễn biến dịch 24/5: Bắc Giang vượt 1000 ca, chùm ca bệnh ở Hà Nội phức tạp Trong 24h qua, Việt Nam có thêm 187 ca Covid-19 gồm 3 ca nhập cảnh và 184 ca trong nước. Như vậy, tính từ 27/4 đến nay, nước ta đã có đến 2.349 ca lây nhiễm trong cộng đồng, xuất hiện ở 30 tỉnh thành. Sau 28 ngày, tổng số ca nhiễm của đợt dịch thứ 4 đến nay cao gấp 2,85 lần...