Hà Nội tiếp tục hỗ trợ thêm người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19
Ngày 12/5, UBND Hà Nội ban hành quyết định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19. Trong đó, thành phố có hướng dẫn chi tiết về trình tự, thủ tục để người dân làm hồ sơ và phương thức nhận hỗ trợ.
Các trường hợp được hỗ trợ gồm: người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động phải thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương; hộ kinh doanh cá thể; người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm; người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc đối với người lao động; người tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất thực hiện theo văn bản số 1511 của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội.
Người dân Hà Nội nhận tiền hỗ trợ theo quyết định 42 của Thủ tướng Chính phủ.
Về nguồn kinh phí, UBND thành phố quy định các quận, huyện, thị xã chủ động tạm sử dụng ngân sách của quận, huyện, thị xã (50% dự phòng ngân sách, nguồn cải cách tiền lương còn đư, nguồn tài chính hợp pháp khác) để kịp thời chi trả cho các đối tượng thụ hưởng.
Trường hợp khó khăn về nguồn kinh phí, UBND huyện, thị xã kịp thời báo cáo UBND Thành phố (thông qua Sở Tài chính) để Sở Tài chính tham mưu UBND Thành phố xem xét, bố trí kinh phí thực hiện từ ngân sách cấp Thành phố.
Sau khi hoàn thành công tác chi trả kinh phí cho các đối tượng thụ hưởng, UBND các quận, huyện, thị xã tổng hợp kinh phí thực hiện, gửi kèm các quyết định phê duyệt danh sách đối tượng và kinh phí hỗ trợ về Sở Tài chính, Sở Lao động Thương binh và Xã hội chậm nhất ngày 10/8/2020.
Thành phố giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp Sở Lao động Thương binh và Xã hội tổng hợp, trình UBND Thành phố, thống nhất Thường trực HĐND Thành phố quyết định về kinh phí và nguồn kinh phí thực hiện chính sách theo quy định.
Video đang HOT
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội theo dõi, đôn đốc các quận, huyện, thị xã tổ chức việc hỗ trợ theo quy định đảm bảo kịp thời, công khai, minh bạch.
UBND Hà Nội giao UBND các quận, huyện, thị xã khẩn trương chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị liên quan và UBND xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các nhiệm vụ có liên quan tại Văn bản này; Làm tốt công tác hướng dẫn, tuyên truyền, vận động cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân về các cơ chế, chính sách, giải pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
Rà soát danh sách, kinh phí thực hiện chính sách gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tổng hợp, phối hợp Sở Tài chính trình UBND Thành phố phê duyệt kinh phí triển khai thực hiện.
UBND các cấp chịu trách nhiệm trước pháp luật và UBND Thành phố về tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ theo đúng quy định, đảm bảo đúng nguyên tắc, đối tượng, công khai, minh bạch, kịp thời, không để tiêu cực, lợi dụng, trục lợi chính sách.
Có được cộng dồn bảo hiểm thất nghiệp không?
Vì không ít lý do mà nhiều người đã không nhận sự trợ giúp của bảo hiểm thất nghiệp khi không có việc làm. Vậy thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp đó có được cộng dồn cho lần sau không?
Có được cộng dồn bảo hiểm thất nghiệp không? (Ảnh minh họa)
Bảo hiểm thất nghiệp có được cộng dồn không?
Điều 45 Luật Việc làm 2013 nêu rõ thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau: Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng trợ cấp thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Ngoài ra, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động còn được cộng dồn trong trường hợp hủy quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp theo khoản 3 Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP: Sau 2 ngày làm việc kể từ ngày ghi trong phiếu hẹn trả kết quả, người lao động không đến nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp được coi là không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp trừ một số trường hợp bất khả kháng như ốm đau, thai sản, tai nạn, lũ lụt...
Khi đó, trung tâm dịch vụ việc làm và cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ xem xét đến việc hủy quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động không đến nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Như vậy, theo quy định hiện hành của pháp luật về bảo hiểm thì người lao động được phép cộng dồn bảo hiểm thất nghiệp. Trường hợp người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp thì vẫn được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để tính hưởng trợ cấp thất nghiệp cho những lần hưởng tiếp theo.
Nếu người lao động đã hưởng trợ cấp BHTN trước đó thì vẫn sẽ được hưởng BHTN lần tiếp theo nếu đã đủ điều kiện hưởng trợ cấp BHTN theo quy định như trên. Tuy nhiên, thời gian người lao động đóng BHTN được tính cho lần hưởng trợ cấp BHTN tiếp theo sẽ không tính những năm người lao động đã hưởng BHTN trước đó mà sẽ tính lại từ đầu.
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp
Khi đáp ứng đủ các điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp cũng như thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp (bao gồm cả thời gian cộng dồn) thì người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp với mức hưởng như sau:
Mức hưởng hàng tháng = Mức lương bình quân của 6 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi thất nghiệp x 60%
Trong đó:
- Mức hưởng hàng tháng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở hoặc mức lương tối thiểu vùng.
- Nếu người lao động có thời gian đóng gián đoạn thì mức lương bình quân được tính trên tiền lương của 6 tháng có đóng bảo hiểm trước khi thất nghiệp.
- Thời gian hưởng tính theo số tháng đóng, đóng đủ 12 - 36 tháng thì được hưởng 3 tháng trợ cấp, sau đó, cứ đóng thêm 12 tháng thì được thêm 1 tháng trợ cấp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
Với chính sách bảo lưu và cộng dồn thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp, pháp luật đang hỗ trợ một cách tối đa cho người lao động có thêm thu nhập trong thời gian không có việc làm.
Hoàng Ma
Chính phủ hỗ trợ người mất việc, ngừng việc vì COVID-19 Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng chưa đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp được hỗ trợ 1 triệu đồng/người/tháng (trong ba tháng). Chiều 1-4, tại phiên họp thường kỳ tháng 3, các thành viên Chính phủ đã thảo luận về dự thảo nghị quyết về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do...