Hà Nội tiếp tục đề xuất không sáp nhập một số Sở
Sáng nay (30.9) lãnh đạo TP.Hà Nội tiếp tục đề xuất duy trì, không sáp nhập các sở: Quy hoạch – Kiến trúc; Xây dựng; Giao thông Vận tải để phù hợp với thực tiễn đô thị lớn…
Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải cùng lãnh đạo cấp cao Hà Nội làm việc với Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ TP.Hà Nội trước Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khoá XIV, sáng 30.9.
Sáng nay (30.9), Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP.Hà Nội đã có buổi làm việc với Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ TP.Hà Nội trước Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khoá XIV.
Phát biểu tại buổi làm việc, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải, nhấn mạnh, qua buổi làm việc, các đại biểu trong Đoàn ĐBQH thành phố sẽ nắm bắt tình hình của thành phố, đặc biệt là tâm tư, nguyện vọng của các cử tri để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khoá XIV.
Tại đây, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Doãn Toản đã báo cáo về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 9 tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 3 tháng cuối năm 2017; việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch xây dựng đô thị và quản lý quy hoạch xây dựng đô thị từ năm 2011 đến năm 2016 trên địa bàn Hà Nội…
Bên cạnh những kết quả đạt được, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Doãn Toản cũng nêu một số tồn tại, hạn chế như: Công nghiệp vẫn tăng trưởng nhưng có xu hướng tăng chậm dần, tính cạnh tranh còn chưa cao; vi phạm trật tự xây dựng, xây dựng trái phép, lấn chiếm đất công, vi phạm khai thác cát, sử dụng bến bãi trái phép… còn xảy ra. Hiện tượng tái lấn chiếm lòng đường, vỉa hè có lúc, có nơi còn diễn ra. Một bộ phận cán bộ làm việc còn chưa hết trách nhiệm; lãnh đạo, cán bộ ở cấp cơ sở có lúc, có nơi còn gây phiền hà cho người dân. Trên địa bàn vẫn xảy ra dịch bệnh như sốt xuất huyết…
Tại buổi làm việc này, UBND TP nêu một số kiến nghị, đề xuất với Quốc hội. Cụ thể, sửa đổi, bổ sung Luật Thủ đô với một số nội dung cụ thể: Cho phép Hà Nội được chủ động lựa chọn nhà đầu tư ngay từ khâu lập quy hoạch chi tiết đô thị vệ tinh (Sơn Tây, Sóc Sơn, Phú Xuyên, Xuân Mai); phân cấp, uỷ quyền cho TP phê duyệt chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư công nhóm A có vốn ngân sách TP.
Video đang HOT
Hà Nội tiếp tiếp tục đề xuất không sáp nhập một số Sở như Quy hoạch – Kiến trúc; Xây dựng; Giao thông Vận tải để phù hợp với thực tiễn đô thị lớn…
Hà Nội đề nghị Quốc hội quan tâm chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi quyền hạn của mình nghiên cứu sửa đổi khoản 3 Điều 16 của luật này, cho phép kế thừa sử dụng lại các giấy chứng nhận đủ điều kiện, giấy phép kinh doanh đối với các ngành nghề có điều kiện mà hộ kinh doanh đã được cấp phép, góp phần giảm thời gian, chi phí khi gia nhập thị trường.
TP cũng nêu các đề xuất về cải tạo xây dựng chung cư cũ; di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm, việc thu hồi đất và triển khai dự án hai bên tuyến đường theo quy hoạch được duyệt; tiếp tục duy trì không sáp nhập các sở: Quy hoạch – Kiến trúc; Xây dựng; Giao thông Vận tải để phù hợp với thực tiễn đô thị lớn…
Tại buổi làm việc, nhiều cử tri Hà Nội bức xúc về các khoảng thu tự nguyện nhưng như… bắt buộc. “Đầu năm học mới, nhiều trường, lớp có các khoản thu tự nguyện nhưng như “bắt buộc”, khiến người dân băn khoăn và bức xúc vì “đóng góp tự nguyện thì ấm ức, không đóng lại sợ con mình bị trù úm”, ông Bùi Anh Tuấn – Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP – bày tỏ.
Bên cạnh đó, nhiều cử tri cũng quan tâm tới việc nhân dân, doanh nghiệp vận tải ở một số địa phương thời gian qua phản ứng mạnh mẽ về việc các trạm thu phí BOT đặt sai vị trí, gây ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế địa phương như Bến Thuỷ, Cai Lậy.
Cử tri phản ánh mức thu phí đường bộ tuyến quốc lộ 5 cũ tăng quá cao, không hợp lý. Do đó, đề nghị Chính phủ có chỉ đạo rà soát lại các trạm thu phí, có quyết định phù hợp, sát thực tế.
Theo Danviet
Bộ GTVT rút ra kinh nghiệm gì khi hàng loạt lái xe dùng tiền lẻ qua BOT?
Đại diện Bộ GTVT cho biết, việc đặt trạm BOT được rà soát, điều chỉnh và cân nhắc rất kỹ càng. Người dân đi qua trạm thu phí phải mất tiền nên không ai muốn, nhưng vì thiếu tiền thực hiện dự nên vẫn phải làm. Quan điểm của Bộ GTVT là rút thời gian thu phí nhưng hiện tại sẽ ưu tiên giảm phí mà không giảm thời gian thu phí.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông chủ trì buổi họp. Ảnh: Thành An
Chiều 28.9, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã tổ chức họp báo thông tin về tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác 9 tháng và triển khai nhiệm vụ Quý 4 năm 2017.
Tại buổi họp báo, trước các câu hỏi liên quan đến việc quản lý, xây dựng BOT, ông Nguyễn Ngọc Đông - Thứ trưởng Bộ GTVT cho rằng, trách nhiệm liên quan đến BOT là của Bộ GTVT.
"Xác định về trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với BOT thuộc về Bộ GTVT. Những tồn tại bất cập trong thực hiện là về luật pháp. Trạm thu phí có những bất cập, người tham gia giao thông đi đoạn đường ngắn hay dài đều mất tiền như nhau, thậm chí người đi ở giữa thì không mất tiền".
Nói về trách nhiệm của các cá nhân trong sai sót quản lý, thực hiện vấn đề BOT, ông Đông cho hay: "Trách nhiệm cá nhân chắc chắn là có, chúng tôi sẽ rà soát và thông báo sau".
Theo ông Nguyễn Ngọc Đông - Thứ trưởng Bộ GTVT, sau hàng loạt vụ việc người dân phản đối việc đặt các trạm BOT, Bộ GTVT đã rút ra bài học kinh nghiệm.
"Đó là làm sao phải có hệ thống văn bản đồng bộ để dễ thực hiện. Việc thực hiện là theo đường lối chỉ đạo nhưng vấn đề thực hiện và quản lý thực hiện còn mới nên Bộ chưa có kinh nghiệm, chưa bao quát hết được các vấn đề, hệ thống văn bản chưa đầy đủ nên còn nhiều vướng mắc..." - Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông nói.
Người dân phản đối việc đặt trạm thu phí đên quốc lộ 5. Ảnh: Thành An
Theo Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông, BOT là chủ trương đúng của Đảng và Chính phủ, nhưng khi thực hiện lại xảy ra nhiều bất cập. Tính khả thi của BOT cơ bản chưa được xem xét kĩ. Vấn đề đánh giá tác động xã hội cũng vậy. Khi đánh giá lựa chọn nhà đầu tư thì giấy tờ tương đối đầy đủ nhưng đến khi thực hiện nảy sinh nhiều vấn đề, đôi khi phải thay thế nhà đầu tư nên còn sai sót...
Trả lời báo chí trong họp, ông Nguyễn Danh Huy - Trưởng ban PPP cho biết, từ kết quả kiểm toán, hiện tại cơ bản đã quyết toán 26 dự án và trước năm 2017, quan điểm của Bộ GTVT là rút thời gian thu phí nhưng hiện tại sẽ ưu tiên giảm phí mà không giảm thời gian thu phí.
Liên quan tới các ý kiến đề nghị đặt lại hoặc mua lại trạm thu phí, ông Huy cho rằng vì nợ công cao, ngân sách không cân đối được mới phải làm BOT và cũng vì ngân sách khó khăn nên không thể tính tới phương án mua lại trạm BOT.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Huyện - Tổng cục trưởng, Tổng cục Đường bộ VN cho biết: Hiện nay, đơn vị đang rà soát lại để tiến hành giảm giá, giảm vùng ảnh hưởng của các trạm BOT.
Đến thời điểm này, Tổng cục đã đạt được sự thống nhất với 10 dự án và nhận được sự chấp thuận của Bộ GTVT, sẽ hoàn tất quá trình đàm phán trong tháng 10.2017 để báo cáo Bộ.
Tại buổi họp báo, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho rằng, việc đàm phán giảm phí BOT là cả một quá trình không đơn giản vì hợp đồng BOT là hợp đồng giữa cơ quan nhà nước và chủ đầu tư nhưng có liên quan tới tổ chức tín dụng, tới các địa phương nên không phải mệnh lệnh hành chính, mà phải đàm phán.
Khi miễn giảm phí cho người dân sống quanh trạm thì phải có vai trò của địa phương vì chỉ địa phương mới xác định người của khu vực đó, sau đó xác định miễn giảm.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Đông nhấn mạnh: "Trước khi triển khai dự án, chúng tôi cần phải tham khảo cộng đồng một cách rộng rãi. Việc đặt trạm BOT phải rà soát và điều chỉnh dịch đi dịch lại cũng không dễ dàng. Với trách nhiệm của cơ quan phê duyệt, chúng tôi phải chịu trách nhiệm. Khi làm, chúng tôi đã lấy ý kiến của địa phương và cả cơ quan, đại biểu Quốc hội. Đã đặt trạm thu phí thì phải mất tiền nên không ai muốn. Nhưng vì thiếu tiền nên chúng ta vẫn phải làm".
Theo Danviet
Vụ "mắc màn" chặn xe rác: Không để một nhóm người ảnh hưởng cả thành phố Sau gần 2 tháng người dân chặn đường không cho xe vào bãi rác Xuân Sơn, lượng rác ứ đọng thị xã Sơn Tây và huyện Ba Vì (TP Hà Nội) lên đến hàng nghìn tấn. Ông Hoàng Trung Hải - Bí thư Thành ủy Hà Nội cho rằng, không thể để một nhóm người làm ảnh hưởng đến lợi ích cả thành...