Hà Nội tiếp nhận ủng hộ công tác phòng, chống dịch
Ngày 24/8, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội đã tiếp nhận sự ủng hộ của 3 đơn vị, tổ chức, cá nhân, gồm: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên ủng hộ 5 tấn nhu yếu phẩm; Tổ chức Samaritan’s Purse international Relief ủng hộ 250 suất nhu yếu phẩm; gia đình ông Trần Đăng Khoa (Việt kiều ở Đức) ủng hộ 550.000 bộ test SARS-CoV-2.
Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Nguyễn Lan Hương phát biểu tại chương trình. Ảnh: Nguyễn Thắng – TTXVN
Các đơn vị và cá nhân ủng hộ đều chung mong muốn những thiết bị y tế vừa ủng hộ sẽ góp phần cùng thành phố có thêm nguồn lực để góp phần tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm an sinh xã hội.
Cũng tại chương trình, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội đã chuyển giao 50 máy thở (trong số đăng ký ủng hộ 100 máy thở và 10 xe cứu thương của Tập đoàn Sovico và HD Bank) cho Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và chuyển giao cho Sở Y tế Hà Nội 550.000 bộ test SARS-CoV-2, cùng 6.000 bộ quần áo phòng dịch.
Phát biểu tại chương trình, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Nguyễn Lan Hương ghi nhận và đánh giá cao những nghĩa cử cao đẹp của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân; đồng lòng cùng với Đảng, chính quyền thành phố tham gia ủng hộ công tác phòng, chống dịch COVID-19. Đồng thời, bà Nguyễn Lan Hương cũng mong muốn các đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm tiếp tục đồng hành cùng Thủ đô, phấn đấu sớm đẩy lùi đại dịch COVID-19.
Gia đình ông Trần Đăng Khoa (Việt Kiều ở Đức) ủng hộ 550.000 bộ test SARS-CoV-2.
Báo cáo của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội cho thấy, với tình hình dịch bệnh như hiện nay, sẽ còn nhiều người lao động tự do chưa đủ điều kiện để nhận trợ cấp. Những người từ các tỉnh, thành đến Hà Nội vừa đi làm, vừa chữa bệnh; những sinh viên đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng… sẽ gặp nhiều khó khăn cần sự giúp đỡ. Do vậy, thành phố rất cần sự tiếp tục chung tay, ủng hộ của các tổ chức, đơn vị, nhà hảo tâm để có thêm nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch bệnh và kịp thời giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn.
Trong sáng cùng ngày, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Hoàn Kiếm tổ chức “Chợ 0 đồng” để hỗ trợ 300 hộ khó khăn trên địa bàn quận Hoàn Kiếm; phối hợp với Bộ Tư lệnh Thủ đô tổ chức “Chợ 0 đồng” tặng 2.021 suất với tổng trị giá 785 triệu đồng cho những người khó khăn do dịch bệnh tại các quận Đống Đa, Ba Đình, Tây Hồ, Hai Bà Trưng.
Video đang HOT
Cùng với đó, Mặt trận Tổ quốc các cấp trên địa bàn thành phố phối hợp với các tổ chức thành viên, tổ chức từ thiện, nhà hảo tâm hỗ trợ trên 137.000 suất quà trị giá trên 38 tỷ đồng.
Hà Nội lập chốt kiểm soát giáp ranh giữa các quận, tăng cường mật độ kiểm tra
Hà Nội yêu cầu rà soát, bố trí ngay các chốt kiểm soát phòng, chống dịch tại các quận, huyện, thị xã, đặc biệt là các quận và các khu vực giáp ranh giữa các quận.
Văn phòng Thành ủy Hà Nội vừa thông báo kết luận của Thường trực Thành ủy về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn thành phố.
Tăng cường mật độ kiểm tra
Theo chỉ đạo của Thường trực Thành ủy, các quận, huyện, thị xã tổ chức các đoàn kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị số 17 và làm việc với từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp (bao gồm cả các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp của Trung ương) đóng trên địa bàn, yêu cầu thực hiện đúng quy định về giãn cách; phê duyệt phương án phòng, chống dịch của từng đơn vị, yêu cầu đóng cửa hoặc ngừng hoạt động đối với đơn vị không thực hiện nghiêm túc quy định phòng, chống dịch.
Từng địa phương có nhiệm vụ rà soát, bố trí ngay các chốt kiểm soát phòng, chống dịch tại các quận, huyện, thị xã, đặc biệt là các quận và các khu vực giáp ranh giữa các quận.
Các đơn vị huy động tối đa các lực lượng dân quân, Tổ phòng chống COVID-19 cộng đồng, tình nguyện viên... tham gia công tác phòng, chống dịch để tăng cường bổ sung cho các lực lượng chính quy, nhất là tại các chốt phòng, chống dịch trên địa bàn.
Lực lượng chức năng Hà Nội nhắc nhở, xử phạt người ra đường khi không có việc cần thiết.
Các quận, huyện, thị xã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân trên địa bàn thực hiện khai báo y tế sức khỏe hằng ngày; hạn chế tối đa tiếp xúc, thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tại các cơ quan, hội nghị, các siêu thị, bệnh viện và các cơ sở y tế... nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch.
Thường trực Thành ủy đề nghị các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy và các đoàn kiểm tra tăng cường xuống địa bàn kiểm tra việc thực hiện tại các quận, huyện, thị xã, chỉ đạo các địa phương, đặc biệt là các địa phương còn hạn chế trong công tác phòng, chống dịch, giải quyết các vấn đề phát sinh.
Thành uỷ Hà Nội yêu cầu kịp thời chấn chỉnh, kiểm điểm, xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu và chỉ đạo xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm tại địa bàn được phân công phụ trách.
Các cấp ủy, chính quyền, Bí thư cấp ủy, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã rà soát và chấn chỉnh ngay việc thực hiện Chỉ thị số 17 ở địa phương, xây dựng kế hoạch cụ thể phân công, phân nhiệm vụ rõ ràng, trình Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy phụ trách phê duyệt để tổ chức thực hiện đồng bộ và tăng cường kiểm tra, giám sát.
Ban Cán sự đảng UBND thành phố chỉ đạo UBND thành phố điều phối một số nhiệm vụ không yêu cầu về chuyên môn của ngành Y tế cho các lực lượng khác nhằm giảm tải cho ngành Y tế và bảo đảm sức khỏe cho đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch.
Đặc biệt, về công tác bảo đảm an sinh xã hội, Thường trực Thành ủy đồng ý chủ trương về việc thành phố hỗ trợ các hộ nghèo bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 năm 2021 ngoài các đối tượng đã thuộc diện được hưởng các chính sách hỗ trợ do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 theo quy định tại Nghị quyết số 68 của Chính phủ và Quyết định số 3642 của UBND thành phố Hà Nội.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố phối hợp với Ban Cán sự đảng UBND thành phố và các đơn vị liên quan nhanh chóng tổ chức triển khai thực hiện.
Chỉ cho phép hoạt động nếu đảm bảo phòng dịch
Ban Cán sự đảng UBND thành phố được giao chỉ đạo UBND thành phố, các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã tích cực tuyên truyền, hướng dẫn và tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chỉ thị số 17 tại các cơ quan, đơn vị của thành phố và Trung ương đóng trên địa bàn để bảo đảm thực hiện nghiêm trong thời gian giãn cách xã hội; xử lý nghiêm các đơn vị chưa thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 17. Các đơn vị xây dựng phương án làm việc theo Chỉ thị này.
UBND các quận, huyện, thị xã phê duyệt phương án của các đơn vị bảo đảm yêu cầu phòng, chống dịch theo Chỉ thị số 17, chỉ cho phép hoạt động đối với các đơn vị đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch.
Thường trực Thành ủy cũng yêu cầu Ban Cán sự đảng UBND thành phố chỉ đạo siết chặt công tác phòng, chống dịch tại các khu, cụm công nghiệp, làng nghề, bệnh viện, cơ sở y tế; chỉ cho phép các cơ sở sản xuất hoạt động khi đáp ứng đầy đủ điều kiện phòng, chống dịch theo quy định và phương án phòng, chống dịch đã được phê duyệt. Đồng thời, tiếp tục tổ chức các chốt kiểm soát, phân luồng giao thông đảm bảo an toàn phòng, chống dịch và tạo điều kiện cho sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hóa và người lao động đi làm việc theo quy định.
Sở Y tế khẩn trương rà soát, bổ sung năng lực điều trị, hệ thống trang thiết bị, vật tư y tế; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc thành phố có phương án huy động nguồn lực, mua sắm trang thiết bị nhằm nâng cao công suất tổ chức cách ly, năng lực xét nghiệm, điều trị, đáp ứng cho mọi tình huống dịch; tập trung điều tra F0, khám sàng lọc người ho, sốt qua khai y tế để nhanh chóng khoanh vùng dập dịch.
Sở Giao thông Vận tải phối hợp với Bộ Tư lệnh Thủ đô điều phối phương tiện (xe ô tô chuyên dùng, xe quân đội, xe huy động từ các cơ quan, doanh nghiệp...) phục vụ công tác phòng, chống dịch bảo đảm khoa học, hiệu quả, an toàn; giao Bộ Tư lệnh Thủ đô là đầu mối quản lý, điều hành phương tiện và bố trí cán bộ phục vụ đưa đón F1 đi cách ly tập trung sau khi có xác nhận của cơ quan y tế cũng như việc đưa trả các trường hợp này về địa phương sau khi hết cách ly.
Sở Giao thông Vận tải phối hợp với các địa phương bố trí phương tiện thu gom, vận chuyển mẫu sinh phẩm từ các đơn vị lấy mẫu chuyển đến các đơn vị xét nghiệm theo hướng dẫn của ngành y tế (trong quá trình vận chuyển có cán bộ y tế đi kèm).
Công an thành phố chủ trì phối hợp Sở Giao thông Vận tải, Sở Công thương, Sở Y tế thống nhất các quy định, quy trình để tạo điều kiện cho người dân các tỉnh, thành phố khác di chuyển ra khỏi thành phố khi đã kết thúc thời gian điều trị tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố và thống nhất mẫu giấy tờ, quy trình kiểm soát việc di chuyển của lực lượng công vụ, y tế, công nhân, lao động hiện đang sinh sống tại các khu vực ven thành phố, rút ngắn thời gian khai báo để di chuyển vào thành phố làm việc.
Dịch Covid-19 đã mất thu nhập, đừng mất cả tỷ đồng do hàng nghìn vi phạm mỗi ngày Kết thúc 15 ngày giãn cách lần 1, có hôm các lực lượng ở Hà Nội xử phạt gần 1,4 tỷ đồng do vi phạm phòng chống dịch, vì thế, trong cách ly xã hội lần 2, lãnh đạo TP yêu cầu phải quyết liệt, thực chất hơn. Không chấp nhận ai lơ là để cả xã hội vất vả Ngày 8/8, ngày...