Hà Nội thúc taxi, xe khách giảm cước
Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa có văn bản đề nghị các doanh nghiệp vận tải kê khai và giảm giá cước khi giá nhiên liệu xăng, dầu đã giảm sâu.
Hà Nội đề nghị các doanh nghiệp vận tải giảm giá cước khi giá nhiên liệu xăng, dầu đã giảm sâu. Ảnh: TTXVN
Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết, từ ngày 1/1 đến 21/7 giá xăng đã 6 lần giảm giá, tỷ lệ giảm lên đến hơn 20% so với cách đây hơn một tháng. Trước tình hình trên, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa có văn bản đề nghị các doanh nghiệp vận tải kê khai và giảm giá cước khi giá nhiên liệu xăng, dầu đã giảm sâu.
Theo đó, để thực hiện tốt điều hành giá năm 2022 theo văn bản chỉ đạo của Bộ Giao thông Vận tải, tăng cường quản lý giá cước vận tải xe khách tuyến cố định, vận tải hành khách bằng taxi trên địa bàn thành phố và đảm bảo quyền lợi, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã, chỉ đạo bộ phận tiếp nhận hồ sơ kê khai giá cước, kiểm soát chặt các nội dung kê khai của các đơn vị khi đến nộp hồ sơ kê khai giá, kiên quyết không cho kê khai tăng giá cước khi không có đủ cơ sở.
Các tổ chức, cá nhân đang thực hiện kê khai giá tại địa bàn thuộc quận, huyện, thị xã quản lý, rà soát các chi phí cấu thành giá, điều chỉnh kê khai giảm giá cước khi giá nhiên liệu giảm để góp phần vào bình ổn giá chung trên địa bàn thành phố.
Với các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ vận chuyển hành khách tuyến cố định bằng đường bộ, vận chuyển hành khách bằng xe taxi trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Giao thông Vận tải yêu cầu thực hiện rà soát các chi phí cấu thành giá, thực hiện kê khai giảm giá cước khi giá nhiên liệu tiếp tục giảm.
Đồng thời, thực hiện lập phương án giá theo đúng các chi phí hợp lý phát sinh; thực hiện nghiêm việc niêm yết giá đã kê khai theo quy định.
Sở Giao thông Vận tải Hà Nội chỉ đạo Thanh tra Sở Giao thông Vận tải, phòng Kế hoạch Tài chính phối hợp với Sở Tài chính và UBND các quận, huyện, thị xã kiểm tra việc chấp hành các quy định quản lý về giá, kiên quyết xử lý các tổ chức cá nhân lợi dụng để tăng giá cước vận chuyển hành khách trên địa bàn thành phố.
Trước đó, Bộ Giao thông Vận tải đã có văn bản gửi các đơn vị trong ngành và Sở Giao thông Vận tải các địa phương về việc tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá; trong đó, đề nghị Sở Giao thông Vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc chủ động tham mưu cho UBND tăng cường kiểm tra, rà soát kê khai giá, niêm yết giá của đơn vị kinh doanh vận tải trên địa bàn để đánh giá việc điều chỉnh giá dịch vụ vận tải đường bộ phù hợp với biến động của các yếu tố đầu vào, đặc biệt là chi phí xăng dầu trong yếu tố hình thành giá.
Trường hợp doanh nghiệp vận tải có thể giảm giá thì thực hiện kê khai giảm giá kịp thời; báo cáo kết quả trước ngày 20/8/2022./.
Điểm nút kẹt xe Hà Nội ngày đầu phân làn: Chưa thấy chuyển biến gì
Ngày đầu thực hiện phân làn bằng dải phân cách cứng trên đường Nguyễn Trãi (Hà Nội), ôtô và xe máy vẫn đi vào làn của nhau.
Nhiều người dân cho rằng việc lắp đặt dải phân cách cứng trên tuyến đường này là 'chưa phù hợp'.
Video đang HOT
Trong ngày đầu phân làn bằng dải phân cách cứng, xe máy và ôtô vẫn đi vào làn của nhau - Ảnh: PHẠM TUẤN
Từ ngày 6-8, Hà Nội thí điểm phân làn trên đường Nguyễn Trãi. Đây là khu vực thường xuyên kẹt xe, số lượng phương tiện tham gia giao thông lớn. Theo đó, phân làn theo hướng: 2 làn sát vỉa hè sẽ cho phép xe máy, xe thô sơ và xe buýt hoạt động; làn 3, 4 làn sát dải phân cách dành riêng cho ôtô.
Hà Nội điều chỉnh phân làn bằng dải phân cách cứng (mũi tên phản quang, trụ chống va xô bằng lốp, hàng rào di động...) kết hợp điều chỉnh hệ thống biển báo, sơn kẻ.
Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online sángnay 6-8, tình trạng giao thông trên đường Nguyễn Trãi vẫn lộn xộn, ôtô và xe máy "tranh" đi vào làn của nhau.
Vì nhiều người dân chưa nắm bắt được việc phân làn mới, Sở Giao thông vận tải Hà Nội phối hợp với lực lượng cảnh sát giao thông bố trí lực lượng túc trực tại các điểm vào dải phân cách để điều phối, chỉ dẫn cho các phương tiện đi vào đúng làn đường.
Điều đáng nói, ở những đoạn đường không có dải phân cách cứng, ôtô và xe máy lại "nhập thành một làn", như chưa từng có việc phân làn trước đó.
Vì ngày bắt đầu áp dụng thí điểm phân làn diễn ra vào cuối tuần, lưu lượng giao thông giảm so với ngày thường nên tuyến đường trên chưa ghi nhận ùn tắc.
Các dải phân cách cứng được bố trí không liên tục - Ảnh: PHẠM TUẤN
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Văn Đặng (75 tuổi, Cự Lộc, Thanh Xuân) cho biết việc phân làn trên là ý tưởng tốt, tuy nhiên phải nghiên cứu kỹ để phù hợp với thực tế.
"Ở đường Nguyễn Trãi có rất nhiều đường rẽ, chung cư, nếu để dải phân cách cứng thì người dân muốn chuyển làn vào các con ngõ, khu chung cư thì không thể rẽ được.
Câu hỏi đặt ra ở đây là người dân đi tới chỗ nào để quay lại, nếu tới các ngã rẽ mà bỏ dải phân cách để người dân rẽ vào thì cũng không được, vì khi chuyển làn tại đây chắc chắn sẽ xảy ra ùn tắc. Vì vậy tôi cho rằng phải nghiên cứu kỹ, nếu không thì được cái này sẽ mất cái khác" - ông Đặng nói.
Ông Đặng cho rằng giải pháp phù hợp là nên để dải phân cách mềm, kèm camera giám sát những trường hợp đi sai làn để có chế tài phù hợp.
Tại những đoạn không có dải phân cách cứng, tình trạng giao thông "đâu lại vào đấy" - Ảnh: PHẠM TUẤN
Bạn Lê Thị Thảo Nguyên (21 tuổi, quê Hà Tĩnh) lại cho rằng việc phân làn bằng dải phân cách cứng sẽ giúp các phương tiện dễ di chuyển hơn, xe buýt sẽ không "đi lộn xộn", góp phần làm giảm tình trạng tắc đường.
"Ngày đầu tiên tôi thấy xe máy và ôtô vẫn đi vào làn của nhau, chắc là do người dân chưa quen, có thể là một thời gian nữa sẽ quen hơn với việc phân làn này.
Điều tôi lo ngại là việc phân làn bằng dải phân cách cứng sẽ làm ngăn lối vào của người dân tại các chung cư, con ngõ, tăng áp lực giao thông cho cung đường này" - Thảo Nguyên nói.
Người dân lo ngại những bất cập nảy sinh khi lắp đặt dải phân cách cứng - Ảnh: PHẠM TUẤN
Ông Trần Hữu Bảo - phó giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội - cho biết lý do sở chọn tuyến đường Nguyễn Trải để thí điểm lắp đặt dải phân cách cứng là bởi đây là tuyến trung tâm, có mật độ giao thông lớn.
Ngoài ra, trên tuyến có nhiều tuyến đường giao cắt, ngõ và khu dân cư, chung cư... nên người tham gia giao thông lớn. Chính vì vậy việc thí điểm này kỳ vọng sẽ làm giảm tình trạng ùn tắc tại tuyến đường trên.
"Việc thí điểm tại tuyến đường Nguyễn Trãi nếu làm giảm tình trạng ùn tắc sẽ là cơ sở để Sở Giao thông vận tải triển khai ở những tuyến tiếp theo.
Trong thời gian thí điểm, chúng tôi sẽ tổ chức hướng dẫn, tuyên truyền cho người dân tham gia giao thông chấp hành. Sau thời gian thí điểm, nếu người dân không đi đúng làn thì sẽ có những biện pháp xử phạt, đảm bảo người dân tuân thủ pháp luật" - ông Bảo nói.
Về những bất cập khi đặt dải phân cách cứng xuyên suốt tuyến, vị lãnh đạo Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho rằng trên cơ sở khảo sát thực trạng, phương án của sở sẽ bố trí dải phân cách không liên tục để tạo điều kiện cho người dân chuyển hướng và quay đầu.
Ông nói: "Tuy nhiên, việc bố trí dải phân cách không liên tục, đứt đoạn có những thuận lợi cho người dân, tuy nhiên cũng sẽ có thể xảy ra việc người dân không tuân thủ đi đúng làn đường ở các đoạn không có dải phân cách. Trong thời gian thí điểm, chúng tôi sẽ có những điều chỉnh để hạn chế những bất cập nảy sinh".
Lực lượng chức năng được bố trí để phân luồng - Ảnh: PHẠM TUẤN
Vì ngày đầu thực hiện nên ôtô và xe máy vẫn chưa phân làn rõ rệt - Ảnh: PHẠM TUẤN
Xăng có thể về 23.000 đồng/lít nếu không trích quỹ bình ổn Việc trích lập quỹ bình ổn cao trong 4 kỳ điều hành gần đây khiến giá xăng dầu bán lẻ trong nước không giảm sâu được như kỳ vọng. Từ 1/8, giá xăng giảm lần thứ 4 liên tiếp, đưa xăng RON95 về mức 25.608 đồng/lít, xăng E5 RON92 về 24.629 đồng. Tương tự, giá các loại dầu (trừ dầu mazut) cũng đồng...