Hà Nội thực hiện đo kiểm khí thải xe máy cũ
Hiện nay, tình hình ô nhiễm môi trường không khí trong cả nước nói chung và trên địa bàn Hà Nội nói riêng đang có diễn biến phức tạp, nồng độ các chất gây ô nhiễm không khí có xu hướng tăng.
Nhân viên đại lý Honda kiểm tra chất lượng khí thải xe máy cho khách hàng. Ảnh: TTXVN
Ô nhiễm không khí trong đô thị do nhiều nguồn gây ra như công nghiệp, giao thông vận tải, sinh hoạt, xây dựng, xử lý rác thải…, trong đó, hoạt động của các loại xe cơ giới nói chung và xe mô tô, xe gắn máy nói riêng là một trong những nguồn phát thải một số chất có ảnh hưởng nguy hại đến sức khỏe của con người.
Để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường, chính quyền thành phố Hà Nội cho rằng cần thiết phải nghiên cứu, xây dựng, ban hành quy định, chế tài quản lý về phát thải nói chung và đối với các các phương tiện cơ giới cũng như xe mô tô, xe gắn máy nói riêng.
Theo thống kê, Hà Nội có hơn 5,7 triệu xe máy (trong đó có khoảng 2,5 triệu xe máy cũ đăng ký trước năm 2000) và trên 730.000 ô tô, chưa tính nhiều phương tiện từ ngoại tỉnh thường xuyên tham gia giao thông trên địa bàn.
Khí thải từ các phương tiện đặc biệt là phương tiện cũ bao gồm các dạng hạt bụi lơ lửng, khí ô xít các bon (CO), hiđrô các bon (HC), các dạng ô-xít ni tơ (NOx), các chất khác gia tăng theo thời gian và ngày càng vượt quá giới hạn cho phép.
Các chất ô nhiễm này ảnh hưởng tới chất lượng môi trường không khí đô thị, đồng thời là nguyên nhân gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của cộng đồng dân cư.
Nghiên cứu của Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông vận tải cho thấy, việc kiểm tra khí thải, bảo dưỡng không chỉ góp phần giảm thiểu ô nhiễm không khí, tiết kiệm nhiên liệu mà còn nâng cao an toàn trong giao thông.
Cụ thể, chỉ với việc bảo dưỡng xe mô tô, xe gắn máy như thay lọc gió, dầu bôi trơn, bugi và điều chỉnh tốc độ cầm chừng cho thấy nồng độ CO và HC thử tại chế độ không tải giảm so với trước bảo dưỡng lần lượt là 42% và 45%, tiêu thụ nhiên liệu giảm 7% (thử theo chu trình).
Thực tế hiện nay, một bộ phận người dân chưa nhận thức rõ về hiệu quả của việc kiểm tra khí thải, bảo dưỡng xe thường xuyên cũng như thay thế xe cũ nát giúp giảm khí thải, giảm thiểu tai nạn giao thông.
Ngoài ra, việc thu gom và xử lý xe máy thải bỏ chưa đúng chuẩn quy cách (chủ yếu thực hiện bởi các làng nghề) cũng là tác nhân gây nên ô nhiễm không khí, đất và nước.
Từ thực tế đó, Kế hoạch thực hiện đo kiểm khí thải xe mô tô, xe gắn máy cũ đang lưu hành trên địa bàn thành phố sẽ là cơ sở nghiên cứu, đề xuất các giải pháp cải thiện chất lượng không khí.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông cho biết, kế hoạch này sẽ là cơ sở khoa học thực tiễn, quan trọng để thành phố xây dựng, ban hành quy định, chính sách về kiểm soát khí thải xe mô tô, xe gắn máy và thu hồi xe mô tô, xe gắn máy không đảm bảo an toàn kỹ thuật, môi trường đang lưu hành, thực thi các giải pháp bền vững về kiểm soát khí thải, giao thông bền vững.
Mục tiêu của kế hoạch nhằm đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về ích lợi của việc kiểm soát khí thải xe mô tô, xe gắn máy và thu hồi xe máy cũ, trách nhiệm và quyền lợi của người dân; bước đầu hình thành thói quen về bảo dưỡng và kiểm định khí thải xe máy định kỳ; thải bỏ xe máy cũ không đảm bảo an toàn kỹ thuật và môi trường, góp phần giảm thiểu ảnh hưởng tới chất lượng không khí.
Đối với doanh nghiệp, tiếp tục cải thiện công nghệ đảm bảo tiêu chuẩn phát thải cho các loại xe khác nhau; thực hiện vai trò và trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc cung cấp, đảm bảo các phương tiện giao thông thân thiện với môi trường.
Với cơ quan quản lý, việc thực hiện kế hoạch này cũng nhằm bổ sung cơ sở khoa học thông qua thực tiễn làm căn cứ cho công tác xây dựng, thực thi các chính sách về kiểm soát khí thải xe mô tô, xe gắn máy đang lưu hành và thu hồi xe mô tô, xe gắn máy cũ không đủ điều kiện lưu hành; bổ sung cơ sở xây dựng và thí điểm các mô hình giao thông bền vững nhằm giảm ô nhiễm môi trường trong thành phố.
Theo kế hoạch của thành phố Hà Nội, giai đoạn 2021 – 2025 dự kiến có 3.000 – 5.000 xe máy được đo kiểm khí thải. Đối tượng là xe mô tô, xe gắn máy của các hãng thuộc Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam – VAMM (Honda, Yamaha, Suzuki, Piaggio, SYM).
Qua đo kiểm sẽ đánh giá hiện trạng phát thải khí thải của xe máy đang lưu hành, đề xuất giải pháp phù hợp; đồng thời để người dân chứng kiến thực tế quy trình kiểm tra khí thải xe rất đơn giản và thuận tiện.
Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông, thành phố sẽ lựa chọn 8 đại lý của các hãng thuộc Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam trên địa bàn Hà Nội để lắp đặt 8 bộ thiết bị kiểm định khí thải hoàn chỉnh (thiết bị phân tích khí thải, máy tính, camera…); đào tạo nhân viên vận hành trang thiết bị đo khí thải đúng quy trình và khảo sát khách hàng; xây dựng phần mềm lưu trữ kết quả đo khí thải, thông tin của phương tiện.
Video đang HOT
Cùng với đó, thành phố thí điểm thu hồi, xử lý xe máy thải bỏ từ người tiêu dùng và hỗ trợ chuyển đổi xe máy mới; đánh giá tác động kinh tế xã hội của việc kiểm soát khí thải xe máy; đề xuất các giải pháp, chính sách kiểm soát khí thải xe máy gắn kết với các giải pháp giao thông bền vững…
Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội được thành phố giao chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông Vận tải cùng các đơn vị có liên quan triển khai Kế hoạch khai thực hiện đo kiểm khí thải xe mô tô, xe gắn máy cũ đang lưu hành trên địa bàn thành phố; tổ chức các hoạt động kết nối, giám sát, truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng; Hai đơn vị phối hợp đánh giá hiện trạng phát thải của xe máy đến môi trường xung quanh và xây dựng bản đồ ô nhiễm, đánh giá tác động sức khỏe để phân vùng thực hiện kiểm soát khí thải; tổ chức tham vấn, đề xuất các giải pháp, chính sách về kiểm soát khí thải từ giao thông nhằm cải thiện chất lượng không khí cho thành phố Hà Nội.
Sở Giao thông Vận tải chủ trì đề xuất các giải pháp về quản lý phát thải của xe máy góp phần giảm ô nhiễm môi trường nhằm phát triển giao thông bền vững phù hợp với Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐND ngày 4/7/2017 về việc thông qua Đề án “Tăng cường quản lý giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2017 – 2020, tầm nhìn đến 2030″.
Thành phố đề nghị Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam huy động nguồn lực và hỗ trợ các cơ sở kỹ thuật để phục vụ nghiên cứu.
Dự kiến 3.000 – 5.000 khách hàng tham gia sẽ được tặng dầu động cơ xe, hỗ trợ một phần chi phí bảo dưỡng tối đa không quá 200.000 đồng/xe để sửa chữa các bộ phận liên quan đến khí thải cho các xe không đạt tiêu chuẩn; hỗ trợ chi phí đế khách hàng thải bỏ xe máy cũ và chuyển đổi xe máy mới từ 0 – 4 triệu đồng/xe tùy theo từng loại xe, từng hãng trong Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam mà người dân muốn mua (dự kiến cho 3.860 xe)./.
Thách thức bủa vây, thị trường xe máy Việt Nam chật vật lấy lại đà hồi phục
Giữa khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 thị trường xe máy bất ngờ tìm lại đà hồi phục sau gần 2 năm liên tiếp sụt giảm, trong đó các "ông lớn" xe máy Nhật Bản vẫn đang chiếm phần lớn thị phần nhưng có nguy cơ sẽ "đi trước về sau".
Thị trường xe máy bất ngờ tìm lại đà hồi phục sau gần 2 năm liên tiếp sụt giảm
Thị trường xe máy Việt Nam vừa khép lại "cung nhạc buồn" sau 2 năm lên tiếp sụt giảm doanh số bán hàng. Chút "ánh sáng" le lói khi thị trường bất ngờ tìm lại được đà tăng trưởng trong bối cảnh "không ai ngờ đến".
Doanh số tăng trưởng trở lại sau hơn 2 năm sụt giảm
Làn sóng dịch bệnh Covid-19 lần thứ 4 bùng phát và diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh thành trên cả nước khiến hoạt động kinh doanh nhiều lĩnh vực, mặt hàng bị ảnh hưởng. Hình thức bán hàng trực tiếp phải tạm dừng và chuyển sang trực tuyến (online) để hạn chế nguy cơ lây lan, làm hiệu quả kinh doanh các sản phẩm như ô tô, điện thoại... liên tục sụt giảm doanh số. Tuy nhiên, riêng mô tô xe máy - phương tiện đi lại chủ yếu của người Việt, lại bất ngờ "ngược xu hướng" tìm lại được đà tăng trưởng - điều vốn được xem như chuyện "hiếm" trong suốt 2 năm qua.
Xe máy vẫn là phương tiện đi lại chủ yếu của người Việt ẢNH: TRẦN HOÀNG
Số liệu bán hàng mới nhất trong quý II.2021 vừa được Hiệp Hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) cho thấy, 5 thành viên thuộc VAMM gồm: Honda, Yamaha, Suzuki, Piaggio, SYM đã bán ra thị trường 667.360 xe máy các loại, tăng 28,61% tương đương 148.400 xe so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, đây là lần đầu tiên tính từ thời điểm bắt đầu sụt giảm từ quý I.2019, thị trường xe máy Việt Nam mới tìm lại được đà tăng trưởng.
Kết quả này một phần đến từ nỗ lực của các nhà sản xuất, kinh doanh xe máy khi đồng loạt tung ra nhiều ưu đãi, giảm giá bán xe máy trong suốt những tháng của quý II.2021. Thậm chí, một số đại lý kinh doanh xe máy còn chấp nhận bán dưới giá niêm yết một số dòng xe như Honda Winner, Air Blade... để cải thiện doanh số.
Tuy nhiên, bước tăng trưởng bất ngờ này được ví như "cơn mưa rào", bởi so với cùng kỳ năm ngoái - thời điểm thị trường gần như rơi xuống đáy vì dịch bệnh bùng phát, sức mua giảm... bước tăng trưởng trong quý II.2021 vừa qua là điều hoàn toàn dễ hiểu khi đem ra so sánh.
6 tháng đầu năm 2021, tổng lượng xe máy các thành viên VAMM bán ra thị trường đạt 1,37 triệu xe, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm ngoái ẢNH: TRẦN HOÀNG
Cộng dồn 6 tháng đầu năm 2021 , tổng lượng xe máy các thành viên VAMM bán ra thị trường đạt 1,37 triệu xe , tăng 8,7% tương đương 118.817 xe so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này chưa bao gồm lượng xe của các thương hiệu xe máy nhập khẩu cũng như xe máy điện đã bán ra thị trường trong nửa đầu năm 2021. Điều này cho thấy, xe máy chạy bằng động cơ đốt trong (ICE) vẫn là phương tiện đi lại chủ yếu của người Việt, đặc biệt ở các thành phố lớn và khó có thể cấm hay thay thế chỉ trong "một sớm, một chiều" như một số ý kiến đề xuất đã trước đây.
Kết quả tăng trưởng trong quý II.2021 vừa qua dù chưa thật sự ấn tượng nhưng cũng mở ra triển vọng hồi phục cho thị trường xe máy Việt Nam sau hơn 2 năm trong trạng thái "giảm dần đều". Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn còn diễn biến rất phức tạp, để tiếp tục duy trì đà hồi phục này đến cuối năm 2021 là một thách thức không nhỏ cho các thành viên của VAMM cũng như các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xe máy tại Việt Nam.
Lo mất thị phần, các "ông lớn" chậm chuyển đổi?
Trong số hơn 1,37 triệu xe máy đã tiêu thị trên thị trường Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2021, các "ông lớn" như Honda, Yamaha... vẫn chiếm lĩnh phần lớn thị phần. Số liệu Thanh Niên tổng hợp cho thấy, riêng Honda đã bán ra thị trường khoảng 1,05 triệu xe máy , chiếm 77% tổng lượng xe máy đã tiêu thụ tại Việt Nam trong nửa đầu năm 2021.
Honda chiếm 77% tổng lượng xe máy đã tiêu thụ tại Việt Nam trong nửa đầu năm 2021 ẢNH: TRẦN HOÀNG
Honda áp đảo toàn diện các đối thủ trong mỗi phân khúc mà thương hiệu này "tham chiến". Trong đó, dòng Honda Wave Alpha gần như chiếm trọn thị phần phân khúc xe máy số phổ thông khi bán tới 186.406 xe, chiếm 13,6% lượng xe máy đã tiêu thụ tại Việt Nam trong nửa đầu năm 2021. Ở phân khúc xe tay ga, Honda Vision cũng hoàn toàn lấn lướt các đối thủ khi đạt doanh số lên tới 259.658 xe bán ra trong 6 tháng đầu năm 2021.
Honda nắm giữ gần như những cái "nhất" trên thị trường xe máy Việt Nam: hãng xe chiếm thị phần lớn nhất, nhiều xe bán chạy nhất, mạng lưới hệ thống đại lý rộng lớn nhất... và cũng là hãng xe duy nhất "lãnh án" triệu hồi sau 6 tháng đầu năm 2021. Khoảng 23% thị phần còn lại của thị trường xe máy Việt Nam thuộc về Yamaha cùng các thương hiệu như Suzuki, Piaggio và SYM...
Các ông lớn như Honda, Yamaha... khá "thờ ơ" trước xu hướng điện hóa đang manh nha và diễn ra rầm rộ tại Việt Nam
Thế nhưng các ông lớn như Honda, Yamaha... lại khá "thờ ơ" trước xu hướng điện hóa đang manh nha và diễn ra rầm rộ tại Việt Nam. Bất chấp sự nở rộ của xe máy điện và xu hướng chuyển đổi từ xe xăng sang dùng xe máy điện của một bộ phận khách hàng Việt, hai hãng xe Nhật Bản vẫn loay hoay nâng cấp, làm mới, đổi màu các dòng xe máy số, xe côn tay hay xe tay ga chạy xăng... để hy vọng giữ vững vị thế.
Ngoại trừ dòng xe Honda PCX có bản hybrid, danh mục sản phẩm của hai ông lớn Nhật Bản tại Việt Nam đều thiếu vắng những dòng xe điện, xe xanh thân thiện với môi trường. Phải chăng, việc cố gắng níu giữ miếng bánh thị phần xe máy truyền thống (dùng đột cơ đốt trong ICE) đang khiến các ông lớn như Honda, Yamaha... thờ ơ với việc chuyển đổi sang xe điện (?!)
Nguy cơ "đi trước về sau"
Trái ngược với Honda, Yamaha... những "tân binh" trên thị trường xe máy Việt Nam như Yadea, Pega và ngay cả thương hiệu xe Việt - VinFast... vẫn đang tập trung nguồn lực để phát triển các mẫu xe xe máy điện, nhằm đón đầu xu hướng chuyển đổi của người tiêu dùng Việt Nam.
VinFast... vẫn đang tập trung nguồn lực để phát triển các mẫu xe xe máy điện, nhằm đón đầu xu hướng chuyển đổi mua sắm của người Việt ẢNH: TRẦN HOÀNG
Sau những mẫu xe như Feliz, Theon ra mắt vào cuối năm ngoái, VinFast đang tiếp tục nghiên cứu, phát triển các mẫu mã mới nhằm đa dạng danh mục sản phẩm xe máy điện để tiếp cận các nhóm khác hàng khác nhau tại Việt Nam. Bên cạnh đó, hãng xe Việt cũng đang từng bước mở rộng hệ thống đại lý bán hàng chuyên về xe máy điện tại nhiều tỉnh thành trên cả nước.
Hãng xe điện Yadea cũng đang nghiên cứu, sản xuất để tiếp tục tung ra thị trường những mẫu mã mới hướng tới nhóm khách hàng trẻ... Bên cạnh đó, mới đây Yadea cũng đã đăng ký bản quyền thiết kế nhiều mẫu xe điện mới tại Việt Nam.
Những bước đi này được xem là "hợp xu hướng" trong bối cảnh tình trạng ô tô nhiễm không khí tại nhiều tỉnh, thành phố tại Việt Nam đang ngày càng trầm trọng... Theo đánh giá của IQAir vào năm 2019, Việt Nam nằm trong số 15 quốc gia có chất lượng không khí ô nhiễm nhất trên thế giới.
Sự phổ biến của xe máy điện tại Việt Nam có thể khiến các hãng xe chậm thay đổi như Honda, Yamaha... "đi trước, về sau" ẢNH: TRẦN HOÀNG
Chính phủ cùng các cơ quan ban ngành đang có những động thái để thắt chặt, hạn chế các loại xe máy không đáp ứng tiêu chuẩn khi thải đang lưu thông. Song song với việc khuyến khích các nhà sản xuất cũng như người tiêu dùng chuyển đổi sang xe điện thân thiện với môi trường. Đây được xe là động lực để nhiều khách hàng sẵn sàng chuyển đổi từ xe máy xăng sang sử dụng xe điện.
Những động thái này đang mở ra tương lai xán lạn cho thị trường xe máy điện. Các chuyên gia nhận định, xu hướng chuyển đổi sang xe máy điện sẽ rầm rộ hơn trong tương lai. Khi đó, những "ông lớn" như Yamaha, Honda... vốn đang bảo thủ để níu giữ miếng bánh thị phần và thờ ơ với xu hướng xe xanh, thân thiện với môi trường sẽ có nguy cơ "đi trước về sau" tại Việt Nam - thị trường xe máy lớn thứ 4 thế giới.
Honda Việt Nam tăng giá 11 mẫu xe máy Từ 1/7, các dòng xe máy phổ thông như Wave, Vision, Air Balde, SH, Winner... đồng loạt tăng giá 90-300.000 đồng. Honda thông báo điều chỉnh giá 11 dòng sản phẩm của hãng theo hướng tăng và áp dụng từ 1/7/2021. Theo lý giải của liên doanh Nhật, nguyên nhân tăng giá bởi "trong bối cảnh biến động kinh tế toàn cầu ảnh...