Hà Nội: Thiếu nữ đi xe đạp ngược chiều “hạ gục” 2 xe máy
Cô gái trẻ đi xe đạp vào phần đường ngược chiều, tai vẫn đeo headphone, lưỡng lự giữa đường, khiến 2 người đàn ông đi xe máy bị bất ngờ, ngã chúi xuống đường.
Clip ghi lại vụ việc trên vừa được cộng đồng mạng chia sẻ ngày hôm qua, 28/3. Theo thông tin trên clip, vụ việc xảy ra khoảng 21h ngày 19/3, trên đường Trường Chinh (Hà Nội), được camera hành trình của một chiếc ô tô ghi lại.
Chiếc xe máy bị bất ngờ, đổ vật ra đường.
Hình ảnh trong đoạn clip cho thấy, một cô gái trẻ đi xe đạp ở phần đường cầm đi ngược chiều, tai vẫn đeo headphone. Lúc này, một chiếc xe máy đi đúng chiều đã không nhìn thấy, phanh gấp, ngã chúi xuống đường. Nhiều khả năng, người đàn ông điều khiển xe máy bị lóa mắt bởi những ánh đèn pha ngược chiều rọi vào.
Cú ngã của chiếc xe máy đầu tiên khiến một người đàn ông điều khiển xe máy đi ngay phía sau bị bất ngờ, phanh gấp rồi cũng đổ vật ra đường.
Sau vụ việc, 2 người đàn ông đi xe máy đứng dậy, tỏ ra bức xúc với cô gái trẻ đi xe đạp ngược chiều. Tuy nhiên, điều đáng nói là cô gái này không mấy sợ hãi, thản nhiên nhấc xe đạp của mình ra khỏi xe máy, tiếp tục dắt xe bỏ đi.
Video đang HOT
“Vồ ếch” vì cô gái phóng xe ngang đường.
Một vụ việc tương tự xảy ra khoảng 17h ngày 27/3 ở TP Hồ Chí Minh. Một cô gái đi xe máy vô tư cắt ngang đường, trước mặt ô tô, khiến một chiếc xe máy đang vượt lên trên ô tô bất ngờ. Trời mưa, đường trơn, người đàn ông đi xe máy chỉ còn nước “vồ ếch”. Những hình ảnh này cho thấy sự bất cẩn, thiếu quan sát của một số phụ nữ điều khiển xe tham gia giao thông.
Theo Dantri
Đường trên cao thành bến xe khách
Tình trạng ôtô dừng, đón trả khách, xe ôm đi ngược chiều chèo kéo khách đang diễn ra hàng ngày trên cầu cạn vành đai 3 (Hà Nội).
Để giảm ùn tắc giao thông và xóa tình trạng đón trả khách dọc đường, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã có quy định, các xe khách chạy trên tuyến vành đai 3 bắt buộc đi đường trên cao.
Theo lộ trình được Sở GTVT Hà Nội ban hành ngày 27/10, các xe đi và đến bến xe Mỹ Đình từ các tỉnh phía nam, đông nam Hà Nội sẽ theo lộ trình Bến xe Mỹ Đình - Phạm Hùng - đường trên cao vành đai 3 - Pháp Vân và ngược lại. Còn các tuyến từ các tỉnh phía bắc, đông bắc, tây bắc đi từ hướng cầu Thăng Long, quốc lộ 32 đến các bến xe Giáp Bát, Nước Ngầm, Lương Yên, Gia Lâm và ngược lại, phải đi theo cầu vượt Mai Dịch - đường trên cao vành đai 3 - Pháp Vân và ngược lại.
Thế nhưng, phớt lờ quy định, các tài xế xe khách vẫn ngang nhiên dừng, đỗ, tranh giành đón trả khách trên và dưới cầu cạn vành đai 3 khiến giao thông ở đây ngày càng lộn xộn. "Hỗ trợ" thêm cho cho tình trạng mất an toàn giao thông ở đây là đội xe ôm luôn đợi sẵn ở phía trên cầu. Mỗi khi thấy có khách là chạy ngược chạy xuôi chèo kéo. Càng cận tết, khi nhu cầu đi lại của người dân tăng cao thì hiện tượng lộn xộn trên và dưới chân cầu xảy ra thường xuyên hơn.
Những hình ảnh diễn ra hàng ngày mà chúng tôi ghi lại được:
Dù đã có quy định các xe khách chạy trên tuyến vành đai 3 bắt buộc đi đường trên cao nhưng các tài xế xe khách vẫn phớt lờ quy định
Thản nhiên dừng, đỗ, tranh giành đón trả khách trên và dưới cầu cạn vành đai 3
Trong khi đó, những xe khách chạy trên đường cao tốc thì bất chấp nguy hiểm, dừng, đỗ thoải mái bắt khách dọc đường
Xe máy vô tư chạy ngược chiều
Người đi bộ bất chấp nguy hiểm di chuyển trên đường cao tốc vốn chỉ dành cho ô tô
Dọc tuyến đường này luôn có những chốt cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ nhưng các xe khách vẫn cố tình vi phạm
Theo 24h
Đại lộ Thăng Long như 'đường làng' Vắng bóng lực lượng chức năng, nhiều người đi xe đạp, xe máy, ôtô lao vào đường một chiều trên đường gom, thậm chí đi vào làn cao tốc dành riêng cho ôtô trên đại lộ hiện đại nhất thủ đô. Hai bên đường gom dân sinh đại lộ Thăng Long lem nhem cảnh buôn bán, đi lại lộn xộn như đường làng...