Hà Nội thêm 61 ca nghi Covid-19
Sở Y tế Hà Nội ghi nhận 40 ca dương tính nCoV từ 7h-13h ngày 6/8, liên quan 6 chùm ca nhiễm hiện hành, tổng số ghi nhận trong ngày là 61. Nghệ An phát hiện thêm 13 ca dương tính.
Bộ Y tế chưa định mã số cho các ca này, xem như nghi nhiễm.
Trong số ca nhiễm mới, có 29 người thuộc chùm ho sốt và những người liên quan, ba người liên quan Bắc giang, một liên quan Bệnh viện Phổi Hà Nội, 5 người liên quan nhà thuốc 95 Láng Hạ, hai người liên quan Tân Mai, Hoàng Mai. Các ca nhiễm ghi nhận ở Thường Tín, Đống Đa, Đông Anh, Hà Đông, Tây Hồ, Hoàng Mai, Ba Đình, Mê Linh, Thanh Trì, Cầu Giấy, Hoài Đức và Hoàn Kiếm.
Sáng 6/8, Sở Y tế ghi nhận 21 ca dương tính mới gồm 19 người ho sốt và những người liên quan, một liên quan chùm ca về từ Bắc Giang và một liên quan nhà thuốc số 95 Láng Hạ. Các ca nhiễm ghi nhận ở Thanh Trì, Hoàng Mai, Đông Anh, Ba Vì, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Mê Linh, Sóc Sơn.
Từ ngày 5/7 đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 1.330 ca nhiễm mới, theo thống kê của Sở Y tế. Trong đó, chùm ca từ sàng lọc người ho sốt và người bị lây trong cộng đồng ghi nhận thêm người mắc, tổng ca hiện nay là 615.
Tổng số ca trong đợt dịch thứ 4 trên địa bàn là 1.599, không tính số ca nhiễm ghi nhận tại các bệnh viện tuyến trung ương.
Nhân viên y tế ghi giấy xét nghiệm nCoV cho tiểu thương chợ Long Biên, Hà Nội, đêm 1/8. Ảnh: Giang Huy.
Trung tâm kiểm soát bệnh tật Nghệ An xác định 13 ca dương tính với nCoV từ 19h ngày 5/8 đến sáng nay.
Video đang HOT
Trong số này, 10 người (tuổi từ 1 đến 34) về từ tỉnh Bình Dương và Đồng Nai đầu tháng 8, được cách ly trước khi có kết quả xét nghiệm.
3 ca dương tính còn lại là người làm nhiệm vụ tham gia chống dịch. Trong đó có một phó chỉ huy quân sự xã, một cán bộ công an xã và một bảo vệ. Họ làm nhiệm vụ tại khu cách ly trường mầm non xã Sơn Thành (huyện Yên Thành).
Đến nay Nghệ An ghi nhận 74 người về từ các tỉnh phía Nam mắc Covid-19. Trong đó, 37 người về từ Bình Dương; 27 người về từ TP HCM; Đồng Nai một. Ngoài ra, 9 người là tài xế lái xe đường dài đi ngang qua Nghệ An.
Từ ngày 13/6 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 327 ca nhiễm và nghi nhiễm, tại 18 địa phương.
Covid 24h: Ca nhiễm ở TP HCM giảm, Bình Dương vượt 21.000 ca
TP HCM ghi nhận số ca nhiễm mới thấp nhất hai tuần qua, trong khi số ca Covid-19 ở Bình Dương trong đợt dịch thứ tư vượt 21.000.
Người dân TP HCM đã trải qua ngày thứ 66 giãn cách xã hội theo nhiều cấp độ từ khi đợt dịch thứ tư bùng phát vào cuối tháng 5. Đợt giãn cách lần này dự kiến kéo dài đến giữa tháng 8 với mục tiêu kiềm chế tốc độ lây lan của dịch, giữ vững và mở rộng vùng an toàn.
Hôm qua, thành phố ghi nhận 3.300 ca nhiễm mới nâng tổng số ca Covid-19 trong đợt dịch thứ tư lên hơn 106.000. Dù số ca mắc mới vẫn ở mức cao nhưng đây là con số thấp nhất trong 15 ngày qua. Trước đó, ngày 20/7, thành phố ghi nhận 3.322 ca nhiễm, liên tục sau đó số ca mắc mới tăng dần, có ngày lên đến 6.318 ca (hôm 27/7).
Người dân và shipper tiêm vaccine tại điểm tiêm ở quận 11, ngày 2/8/2021. Ảnh: Quỳnh Trần.
Để đạt mục tiêu tiêm cho 7 triệu người từ 18 tuổi trở lên, TP HCM vừa đề xuất Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 quốc gia cấp 5,5 triệu liều vaccine từ ngày 5/8 và theo tiến độ liên tục đến 31/8. Trong khoảng thời gian này, thành phố cần trung bình mỗi ngày 210.000 liều vaccine.
Tính đến ngày 3/8, khoảng 1,95 triệu người TP HCM đã tiêm ít nhất một mũi vaccine và 70.000 người tiêm đủ hai mũi. Thành phố tổ chức 1.200 đội tiêm, một đội có thể tiêm 250 người mỗi ngày. Như vậy, toàn thành phố có thể đạt công suất tiêm 300.000 người, tăng lên 350.000 người một ngày.
Chính quyền TP HCM cũng vừa quyết định hỗ trợ khẩn cấp cho lực lượng tuyến đầu tham gia phòng chống dịch 1,5-10 triệu đồng mỗi người.
Tỉnh Bình Dương hôm qua ghi nhận 2.143 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca Covid-19 ở địa phương này trong đợt dịch thứ tư lên 21.556. Đây đang là vùng dịch lớn thứ hai cả nước, chỉ sau TP HCM.
Giáp Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh và TP HCM, Bình Dương có 2,5 triệu dân, là một trong những trung tâm công nghiệp lớn nhất phía Nam với gần 50.000 doanh nghiệp, 1,2 triệu lao động. Nhiều khu nhà trọ đan xen với nhà máy, xí nghiệp. Vì vậy, theo Sở Y tế, mầm bệnh xâm nhập từ các khu trọ vào công ty, xí nghiệp, rồi từ công nhân lan ra các khu trọ khác, tạo thành các ổ dịch lớn.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm diện rộng tại khu nhà ở xã hội tại TP Thủ Dầu Một. Ảnh: Thái Hà.
Trong đợt dịch này, tỉnh phát hiện 46 ổ dịch, phần lớn từ chuỗi lây nhiễm tại TP HCM với biến chủng Delta. Trong đó, 42 ổ dịch chưa được kiểm soát, gồm: 20 ổ dịch trong tỉnh, 10 ổ dịch lây lan thứ phát có nguồn lây từ TP HCM và 12 ổ dịch chưa rõ nguồn lây (phát hiện qua test nhanh tại các cơ sở y tế).
Theo Sở Y tế Bình Dương, số lượng F0 tăng nhanh trong những ngày giãn cách xã hội do tỉnh thực hiện xét nghiệm trên diện rộng với khoảng 1,8 triệu người - chiếm hơn 70% dân số toàn tỉnh, để "bóc tách" F0 ra khỏi cộng đồng.
Ngoài ra, trong thời gian giãn cách xã hội, nhiều công ty "3 tại chỗ" xuất hiện ca nhiễm, do cùng làm việc, ăn ở với nhau nên diễn tiến lây lan rất nhanh. Một số công ty ghi nhận nhiều ca nhiễm như: Công ty TNHH Estec Vina có 340 ca, Công ty gỗ Long Việt 248 ca, Công ty TNHH Timberland 233 ca...
Hà Nội đã bước qua ngày thứ 13 giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Hôm qua, Thủ đô ghi nhận thêm 24 ca nhiễm mới nâng tổng số ca Covid-19 trên địa bàn lên 1.692.
Làm việc với Sở chỉ huy chống Covid-19 Hà Nội ngày 4/8, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Thủ đô phải thực hiện nghiêm Chỉ thị 16. Triệt để giãn cách giữa người với người, gia đình với gia đình, đặc biệt trong các khu vực phong tỏa, cách ly, không để "ngoài chặt, trong lỏng".
"Hà Nội đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 nhưng vẫn trong tâm thế bình tĩnh và chủ động, vì vậy, những gì cần thiết phải làm ngay, chuẩn bị ngay", Phó thủ tướng nói và nêu mục tiêu Hà Nội không để tình hình dịch bệnh diễn biến như ở TP HCM và một số tỉnh, đồng thời phải chuẩn bị cho tình huống xấu hơn để không bị động, bất ngờ, lúng túng.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam và lãnh đạo TP Hà Nội kiểm tra công tác chống dịch trên địa bàn thành phố, sáng 4/8. Ảnh: VGP.
Đại diện Sở Y tế Hà Nội cho biết, dịch trên địa bàn Thủ đô vẫn trong tầm kiểm soát, tuy nhiên nguy cơ "đang ở mức rất cao và khó lường vì đã xuất hiện nhiều chùm ca bệnh phức tạp với số lượng ca mắc lớn, nhiều ca bệnh chưa xác định được nguồn lây". Các ổ dịch tại phố Bùi Thị Xuân, Trại Găng, Công ty cung ứng thực phẩm Thanh Nga... đã được kiểm soát.
Trong ngày 4/8, Việt Nam ghi nhận 7.618 ca nhiễm (giảm 759 so với hôm qua) tại 44 tỉnh thành, chủ yếu tại TP HCM (3.300 ca), Bình Dương (2.143), Long An (427), Đồng Nai (389), Tây Ninh (194). Trong đó, 5.753 ca phát hiện ở khu cách ly, phong tỏa (giảm 1.054 ca), 1.865 ca đang điều tra dịch tễ (tăng 295 ca).
Tổng số ca nhiễm cộng đồng từ ngày 27/4 đến nay lên 173.863, ghi nhận ở 62 tỉnh thành. 3.501 người được công bố khỏi Covid-19 trong hôm qua, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 54.332. Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 470. Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO: 21.
TP HCM vẫn là vùng dịch lớn nhất nước với 106.030, tiếp đó là Bình Dương 21.556, Long An 7.450, Đồng Nai 5.684...
Lâm Đồng thêm nhiều chuyến xe yêu thương hướng về vùng dịch Covid-19 Hưởng ứng lời kêu gọi của UBND tỉnh Lâm Đồng và Ủy ban MTTQVN tỉnh Lâm Đồng, ngày 4.8 có thêm nhiều chuyến xe yêu thương của các tổ chức, đơn vị ở tỉnh Lâm Đồng hướng về vùng dịch Covid-19 TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai... Công an TP. Đà Lạt chuyển rau, củ lên xe. ẢNH: LÂM VIÊN Những chuyến xe không...