Hà Nội tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, ngành nông nghiệp Hà Nội gặp nhiều khó khăn, trong đó có các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi.
Trước những khó khăn của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn do dịch Covid-19, nhất là khi có khoảng 70% nguồn nguyên liệu để sản xuất phải nhập khẩu từ châu Âu, Bắc Mỹ… UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo các sở, ngành tập trung mọi biện pháp để tháo gỡ.
Đến hết quý I/2020, toàn thành phố Hà Nội có 31 cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi (giảm 20,5% so với năm ngoái); số cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi cũng giảm 5,5% so với năm 2019. Nguyên nhân của thực trạng này là do dịch tả lợn châu Phi kéo dài, diễn biến phức tạp; Doanh nghiệp khó khăn về nhập khẩu nguyên liệu, lưu thông hàng hóa hạn chế do thực hiện cách ly xã hội…
Video đang HOT
Trước những khó khăn của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết, thành phố sẽ báo cáo Chính phủ về kiến nghị của doanh nghiệp trong việc giảm thuế nhập khẩu khô đậu tương, ngô phục vụ sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Đồng thời, đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giúp kết nối, tiếp cận với các đối tác Liên bang Nga và Đông Âu về nhập khẩu nguồn nguyên liệu, phục vụ sản xuất thức ăn chăn nuôi; phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố và các đơn vị liên quan tổng hợp nhu cầu, tổ chức triển khai thực hiện cho vay vốn đối với các hộ sản xuất, kinh doanh nhỏ, hộ chăn nuôi lợn để đẩy mạnh tái đàn theo quy định…
Ông Nguyễn Đức Chung nêu rõ: “Quan điểm của thành phố là tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất thức ăn chăn nuôi”.
Ông Trần Văn Sơn, đại diện Công ty kinh doanh thức ăn chăn nuôi Tứ Kỳ cho rằng, sự “chung tay”, sẻ chia của thành phố Hà Nội đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi trong thời điểm này sẽ giúp doanh nghiệp từng bước tháo gỡ khó khăn.
Theo ông Sơn: “Sự phản ứng của thành phố đối với doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thức ăn nói riêng đã động viên, góp phần hỗ trợ chúng tôi phục hồi…”./.
NHNN xem xét giảm tiếp các lãi suất điều hành
Ngân hàng Nhà nước khẳng định sẽ xem xét giảm tiếp lãi suất điều hành, quyết liệt chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, lợi nhuận tạo điều kiện tiếp tục giảm lãi suất cho vay bền vững.
Tại Hội nghị của Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp diễn ra sáng nay 9/5/2020, Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết, thời gian tới sẽ điều hành chính sách tiền tệ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện thuận lợi khôi phục kinh tế sau dịch; ổn định tỷ giá, sẵn sàng can thiệp đảm bảo ngoại tệ cho nền kinh tế.
NHNN cam kết cung ứng đầy đủ vốn cho nền kinh tế, đồng thời căn cứ nhu cầu vốn cho tăng trưởng, sẽ cân nhắc điều chỉnh tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng ở mức cao hơn so với kế hoạch đầu năm.
Đối với lãi suất, NHNN đã có phương án điều hành phù hợp, thời gian tới sẽ xem xét để giảm tiếp các lãi suất điều hành như lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, lãi suất thị trường mở...; quyết liệt chỉ đạo các TCTD tiết giảm chi phí, giảm lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay bền vững.
Theo Thống đốc, đến ngày 8/5, toàn hệ thống ngân hàng đã cơ cấu lại nợ cho trên 215.000 khách hàng; dư nợ khoảng 130.000 tỷ đồng, đã miễn, giảm, hạ lãi vay cho khoảng 260.000 khách hàng với dư nợ trên 1 triệu tỷ đồng. Hệ thống ngân hàng cũng đã cho vay mới với lãi suất ưu đãi cho các doanh nghiệp với số cho vay lũy kế từ 23/1 vừa qua đến nay đạt 630.000 tỷ đồng cho khoảng 182.000 khách hàng với lãi suất thấp hơn phổ biến từ 0,5-2,5%. Thời gian tới Ngân hàng Nhà nước cũng xem xét có thể kéo dài thời gian cơ cấu lại nợ nếu cần thiết.
Về việc vẫn còn một số ít TCTD chưa triển khai quyết liệt đến từng chi nhánh nên việc thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho một số doanh nghiệp còn chưa kịp thời, Thống đốc cho biết vừa qua NHNN đã chỉ đạo thiết lập ngay đường dây nóng để tiếp nhận, xử lý kịp thời, triệt để từng trường hợp doanh nghiệp gặp vướng mắc, đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp thiếu trách nhiệm, gây khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp.
"Chúng tôi yêu cầu Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc các TCTD phải trực tiếp chỉ đạo. Đơn giản hoá thủ tục, xử lý nhanh kiến nghị của doanh nghiệp. Ngay sau hội nghị này, NHNN sẽ lập đoàn công tác đi các địa phương, các khu vực kinh tế trọng điểm để kịp thời tháo gỡ vướng mắc phát sinh", Thống đốc Lê Minh Hưng báo cáo tại Hội nghị.
Tuy nhiên Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cũng lưu ý, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp với phương châm chia sẻ khó khăn, đồng hành cùng khách hàng vay vốn bằng chính nguồn lực của ngành ngân hàng. Chương trình tín dụng này được các TCTD triển khai từ nguồn huy động tiền gửi của dân cư và các tổ chức kinh tế; do vậy Thống đốc yêu cầu đặt ra cho các TCTD là phải bảo đảm an toàn vốn vay, an toàn hoạt động để không gây tác động tiêu cực tới toàn bộ nền kinh tế.
Thị trường chứng khoán quý 2/2020: Tìm cơ hội đầu tư trong khó khăn Trong quý 1/2020, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, doanh thu và lợi nhuận của nhiều ngành bị sụt giảm. Tuy nhiên, theo các chuyên gia chứng khoán - tài chính, các nhà đầu tư vẫn có cơ hội trong khó khăn. Gần 2/3 doanh thu các ngành đều sụt giảm So sánh kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp bị sụt...