Hà Nội thanh tra 100 đơn vị nợ đọng bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội Hà Nội và Thanh tra thành phố Hà Nội vừa công bố Quyết định thanh tra liên ngành đối với 100 đơn vị nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Theo đó, Thanh tra thành phố chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan thanh tra 100 đơn vị nợ đọng BHXH, BHYT, BHTN trên 6 tháng. Đoàn thanh tra gồm có 4 tổ công tác là cán bộ từ các cơ quan của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động thành phố, BHXH thành phố. Mỗi tổ công tác thực hiện thanh tra tại 25 đơn vị, thời gian thanh tra mỗi đơn vị là 2 ngày.
Mục đích của việc thanh tra là đánh giá việc thu, trích nộp BHXH, BHYT, BHTN; xác định nguyên nhân, trách nhiệm của đơn vị nợ đọng; kiến nghị các giải pháp khắc phục và xử lý số tiền nợ đọng. Thời kỳ thanh tra là từ ngày 1-1-2018 đến hết thời điểm thanh tra.
Video đang HOT
Các doanh nghiệp có tên trong danh sách thanh tra đợt này có số nợ kéo dài trên 6 tháng, sử dụng số lượng lao động khá lớn, gây hậu quả nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Ảnh minh họa
Các doanh nghiệp có tên trong danh sách thanh tra thuộc nhiều lĩnh vực: Xây dựng, giao thông, thương mại dịch vụ, sản xuất… Các doanh nghiệp trên đều có số nợ bảo hiểm xã hội kéo dài trên 6 tháng và sử dụng số lượng lao động khá lớn, gây hậu quả nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
Bên cạnh đó, đoàn thanh tra cũng làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm, giải pháp khắc phục của đơn vị trong việc thực hiện trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Theo cơ quan thanh tra, trường hợp các đơn vị được thanh tra tự giác chấp hành nộp đầy đủ số tiền nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đoàn thanh tra tiếp nhận hồ sơ và báo cáo người ra quyết định Đoàn thanh tra xem xét, giải quyết, có quyết định dừng thanh tra tại đơn vị.
Với sự phối hợp vào cuộc giữa Thanh tra thành phố, BHXH thành phố và các các sở ngành, đợt thanh tra liên ngành này hy vọng sẽ là giải pháp hiệu quả đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người lao động tại các doanh nghiệp nêu trên.
Thế Vinh
Theo Phapluat&xahoi
Sửa đổi chính sách bảo hiểm thất nghiệp
Theo thống kê của BHXH Việt Nam, năm 2018, cả nước có 12,68 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), chiếm khoảng 26,2% lực lượng lao động trong độ tuổi.
Cả nước đã tổ chức chi trả trợ cấp thất nghiệp cho 763.573 người và kinh phí hỗ trợ học nghề cho 37.960 người. Theo các nhà nghiên cứu, chính sách BHTN hiện nay vẫn nặng giải quyết hậu quả (khi người lao động đã rơi vào tình trạng thất nghiệp thì mới được trợ cấp và hỗ trợ đào tạo). Sau 10 năm triển khai chính sách BHTN, số người thất nghiệp được hỗ trợ học nghề, giới thiệu việc làm còn quá ít so với số người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp. Nguyên nhân tình trạng trên là do nhận thức của người lao động, người sử dụng lao động về chính sách này còn hạn chế; nhất là khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước thường có tỉ lệ trốn đóng, chậm đóng, chiếm dụng tiền đóng lớn của người lao động vào quỹ BHTN.
Người lao động tại TP HCM làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp
Để chính sách BHTN được thực hiện hiệu quả hơn, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp cho biết trong năm 2019, bộ sẽ rà soát, đánh giá lại, tổng kết việc thực hiện chính sách BHTN. Theo đó, chính sách BHTN sẽ hướng người lao động vào việc hỗ trợ học nghề và giới thiệu việc làm, việc nhận trợ cấp thất nghiệp chỉ là một trong những quyền lợi của người lao động.
Tin-ảnh: Đ.Viên
Theo Nguoilaodong
Siết quản lý thu, chi các loại bảo hiểm BHXH TP HCM cho biết trong năm 2018, số người tham BHXH bắt buộc tại TP tăng thêm hơn 139.000 người; số người tham gia BHYT tăng thêm 416.000 người. Tuy nhiên, việc tăng số người tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp vẫn chưa tương xứng với lực lượng lao động và dân số TP khi số người tham gia BHXH...