Hà Nội tăng vọt lên hơn 3.500 F0 ngày 14/2, gần 600 ca nặng, nguy kịch
Ngày 14/2 Hà Nội ghi nhận hơn 3.500 ca COVID-19, tăng hơn 500 ca so với trung bình nhiều ngày gần đây.
Bản tin COVID-19 ngày 14/2 của Hà Nội cho biết, trong 24 giờ qua TP phát hiện thêm 3.507 ca bệnh mới, trong đó có 557 ca cộng đồng. Trong nhiều ngày gần đây, số mắc hàng ngày của Hà Nội dao động trong khoảng 2.700- gần 3.000 ca.
Bệnh nhân phân bố tại 477 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hoàng Mai (160); Chương Mỹ (154); Đống Đa (137); Nam Từ Liêm (125); Bắc Từ Liêm (110)
Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021) là 175.245 ca.
Tới hết ngày 13/2, tại Hà Nội (bệnh viện Trung ương và TP) đang có hơn 87.800 F0 đang điều trị, tăng hơn 3.400 F0 so với ngày 12/2.
Trong đó có hơn 83.500 F0 đang điều trị, theo dõi tại nhà (chiếm 95%), tăng hơn 7.100 ca so với ngày 12/2. Ngoài ra, có 747 ca đang điều trị tại các cơ sở thu dung của thành phố và quận, huyện.
3.138 bệnh nhân ( chiếm 3,5%) điều trị tại các bệnh viện của Hà Nội (tầng 2 và 3), tăng 144 ca. Số còn lại 338 bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Theo thống kê của Bộ Y tế tới hết ngày 13/2, Hà Nội đang có 2.072 ca bệnh F0 mức độ trung bình (tăng 29% so với trung bình 7 ngày trước). Số bệnh nhân nặng, nguy kịch là 595 ca, giảm 1%, riêng số bệnh nhân phải thở máy là 517 ca.
Người Hà Nội đi chợ sớm mua rượu nếp, bánh tro ngày tết Đoan Ngọ
Tết Đoan Ngọ, người Hà Nội tranh thủ mua rượu nếp, hoa quả, bánh tro về thắp hương. Nhiều tiểu thương cho biết tăng cường bán online, tự đi giao hàng để giúp khách tiết kiệm chi phí.
Video đang HOT
Người dân tranh thủ chọn mua đồ cúng vào ngày Tết Đoan Ngọ . ẢNH: DƯƠNG LAN
Theo ghi nhận của Thanh Niên , sáng 14.6 (mùng 5 tháng 5 âm lịch) tại chợ Nghĩa Tân (Q. Cầu Giấy), người dân thủ đô hỏi mua nhiều đồ cúng tết Đoan Ngọ: rượu nếp, bánh tro, hoa quả...
Chị Hoàng Hà (32 tuổi, tiểu thương trong chợ Nghĩa Tân) cho biết, những ngày này, chị nhập thêm rượu nếp, mận, vải,... để phục vụ nhu cầu tăng cao của người dân. Chị Hà nhờ người em trông hàng còn chị trực tiếp đi giao cho khách.
"Ngoài bán trực tiếp tôi cũng đăng lên Facebook, các diễn đàn để có thêm khách hơn nhưng sức mua cũng chỉ tương đối vì tôi không chạy quảng cáo. Những đồ cúng nhiều người vẫn chọn mua trực tiếp. Để thêm nguồn thu, khách hỏi mua online tôi cũng đi giao, miễn phí vận chuyển", chị Hà cho biết.
Rượu nếp cẩm không thể thiếu trong ngày tết Đoan Ngọ của người dân thủ đô . ẢNH: DƯƠNG LAN
Mận là loại quả được nhiều người lựa chọn đặt lên bàn thờ ngày Tết Đoan Ngọ . ẢNH: DƯƠNG LAN
Người dân chủ động đeo khẩu trang, mua nhanh tránh tụ tập phòng chống dịch Covid-19 . ẢNH: DƯƠNG LAN
Theo chị Hà, năm nay giá cả các mặt hàng không thay đổi nhiều so với mọi năm. Rượu nếp, nếp cẩm được bán với giá 20.000 - 40.000 đồng/cốc tùy kích cỡ, mận có giá 30.000 - 50.000 đồng/kg, bánh tro giá 20.000 đồng/3 cái...
"Năm nay vì đang dịch nên sức mua cũng chỉ ở mức tương đối, không quá đông. Hơn nữa vì tết Đoan Ngọ năm nay vào thứ hai, người dân phải đi làm nên cũng ít người mua hơn. Đáng lẽ cuối tuần nhiều người sẽ mua, chuẩn bị cho ngày chính nhưng vì trời mưa to nên hôm qua cũng chả có khách mấy", chị Hà nói.
Bà Nguyễn Thị Khéo (57 tuổi, tiểu thương chợ Nghĩa Tân) cho hay, năm nào bà cũng bán đồ cúng tết Đoan Ngọ. Ngoài bán ở chợ, bà tranh thủ giới thiệu đến khách quen, đẩy mạnh bán online trong mùa dịch Covid-19.
Người đi chợ không đông đúc như khi chưa có dịch Covid-19 . ẢNH: DƯƠNG LAN
Người đàn ông mua vải thiều về cúng mùng 5 tháng 5 âm lịch . ẢNH: DƯƠNG LAN
Bánh tro được bán với giá 20.000 đồng/3 cái, giá không thay đổi nhiều so với các năm . ẢNH: DƯƠNG LAN
"Mọi năm từ mùng 4 nhiều người đã đi mua đồ cúng rồi nhưng năm nay bán có vẻ chậm hơn. Đồ cúng này khách vẫn thích chọn mua trực tiếp nên bán online chủ yếu là khách quen, ai hỏi mua thì mang đến cho họ", bà Khéo chia sẻ.
Dù dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp nhưng theo người dân, tết Đoan Ngọ là ngày truyền thống nên họ vẫn tranh thủ chọn mua đồ cúng để dâng lên bàn thờ tổ tiên. Người đi chợ lẫn tiểu thương đều đeo khẩu trang để đảm bảo an toàn.
Chị Bùi Thu Hoa (36 tuổi, ở quận Cầu Giấy) mua rượu nếp, mận, vải. Chị cho hay, dù thu nhập có giảm xuống vì dịch Covid-19 nhưng chị vẫn mua sắm đồ cúng đầy đủ vì đây là truyền thống của gia đình.
Chị Hồng đi mua đồ cúng về đặt lên bàn thờ thay vì mua online . ẢNH: DƯƠNG LAN
Rượu nếp là món ăn được nhiều người lựa chọn vào ngày Tết Đoan Ngọ . ẢNH: DƯƠNG LAN
"Năm nào nhà tôi cũng cúng tết Đoan Ngọ, dịch bệnh khiến kinh tế khó khăn hơn nhưng cũng cố gắng mua những món thiết yếu, tôi thấy đồ cúng ngày 5 tháng 5 âm lịch không quá cầu kỳ nên mua cũng nhanh", chị Hoa chia sẻ.
"Với tôi, tết Đoan Ngọ là chào mùa bội thu nên tôi thường đặt mâm cơm với chè nếp cẩm, mận, vải, hoa sen... lên bàn thờ vào ngày này. Giá cả cũng vừa phải, không thay đổi. Tôi cũng có thói quen mua đồ ăn qua mạng nhưng đồ cúng thì phải đi chọn mua cho yên tâm", chị Nguyễn Thị Hồng (36 tuổi, ở quận Cầu Giấy) cho hay.
Chưa mở thêm 4 tuyến xe buýt từ trung tâm Hà Nội đến sân bay Nội Bài Bộ GTVT vừa có công văn phản hồi UBND TP Hà Nội về đề xuất mở thêm 4 tuyến xe buýt từ trung tâm TP Hà Nội đến Cảng hàng không quốc tế Nội Bài. Ảnh minh họa Theo Bộ GTVT, hiện đã có 6 tuyến xe buýt được kết nối từ TP Hà Nội đến Cảng hàng không quốc tế Nội Bài...