Hà Nội tăng trưởng thấp nhất trong 3 năm do ảnh hưởng Covid-19
Do ảnh hưởng của Covid-19, Hà Nội đã phải xem xét điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng cho năm nay ở mức “bám sát mục tiêu 6,42% của kịch bản 2″. Mục tiêu tăng trưởng ban đầu của Hà Nội là 7,5%.
Các hoạt động của Hà Nội đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19 Ảnh Ngọc Thắng
Ngày 3.4, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Vương Đình Huệ đã chủ trì cuộc họp của Ban Thường vụ Thành uỷ cho ý kiến về việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, an ninh – quốc phòng trong 3 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trong thời gian còn lại của năm 2020.
Theo Giám đốc Sở Kế hoạch – Đầu tư Nguyễn Văn Quyền, do tác động của dịch Covid-19, trong quý 1, tốc độ tăng tưởng kinh tế của Hà Nội chỉ đạt 3,72% so với cuối năm 2019 (cả nước tăng 3,82%), là mức tăng thấp nhất trong 3 năm gần đây.
Xuất nhập khẩu cũng giảm mạnh so với cùng kỳ 3 tháng đầu năm ngoái, khi kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 2,744 tỉ USD, giảm 18,1%.
Chỉ một số nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng khá là giày dép, gốm sứ. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 5,832 tỉ USD, giảm 21,3%, trong đó nhập khẩu của khu vực kinh tế trong nước giảm tới 26,6%.
Tuy khó khăn, nhưng trong quý 1, các ngành, nghề lĩnh vực đều có mức tăng trưởng, trừ lĩnh nông nghiệp giảm 1,17% (ngành nông nghiệp cả nước có mức tăng 0,08%).
Tuy vậy, tổng thu ngân sách nhà nước của Hà Nội ước đạt 72.130 tỉ đồng, đạt 25,9% dự toán (tăng 9,5% so với cùng kỳ); trong đó, thu nội địa là 66.985 tỉ đồng, đạt 25,9% dự toán (tăng 10,1% so cùng kỳ); thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu 4.627 tỉ đồng đạt 25,1% đự toán (tăng 10,6% so cùng kỳ)…
Video đang HOT
Chi ngân sách là 13.681 tỉ đồng, đạt 13,3% dự toán, cao hơn cùng kỳ ở 2 khu vực chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên.
Trước diễn biến này, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND thành phố cập nhật tình hình đã thay đổi nhanh chóng, hoàn thiện 3 kịch bản tăng trưởng của Hà Nội trong năm 2020.
Ông Huệ cho rằng, Hà Nội phải điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng nhưng trên tinh thần “phấn đấu mục tiêu tăng trưởng của kịch bản 1 đạt 7,5% và bám sát mục tiêu kịch bản 2, tăng trưởng ở mức 6,42%”.
Muốn vậy, ông Huệ yêu cầu Hà Nội tập trung thúc đẩy phát triển nông nghiệp bằng cách cơ cấu lại cây trồng, tập trung vào hoa màu và thực phẩm, đẩy mạnh tái đàn và cung ứng thịt lợn ra thị trường, phấn đấu tăng trưởng nông nghiệp năm nay ít nhất 4,04%.
Thành phố tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng của thương mại nội địa, nhất là các dịch vụ thanh toán điện tử, các ngành nghề có lợi thế phát triển hiện nay như sản xuất khẩu trang, thiết bị y tế,…
“Trong lúc đang tập trung dập dịch Covid-19, các sở, ngành cần rà soát, sửa đổi, hoàn thiện thể chế đầu tư công, đầu tư tư nhân và chuẩn bị đầu tư để khi hết dịch thành phố sẽ bắt tay ngay vào thực hiện các thủ tục đầu tư và giải ngân vốn”, ông Huệ chỉ đạo.
Về chi ngân sách nhà nước, Bí thư Thành uỷ giao UBND và HĐND thành phố tính toán cẩn trọng, tăng chi cho việc thực hiện các quy định của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp, các đối tượng chính sách, đối tượng yếu thế bị ảnh hưởng bởi dịch, không giảm chi cho việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia và an sinh xã hội; cắt giảm 5% chi thường xuyên của các cấp, ngành trong 9 tháng còn lại của năm 2020 và huy động thêm nguồn lực của xã hội trong phòng chống dịch Covid-19.
Vũ Hân
Dịch Covid-19 kéo dài, doanh thu giảm mạnh, lao động lao đao
Trong ngắn hạn, doanh nghiệp ở hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề, đặc biệt là các ngành sản xuất công nghiệp, dệt may, da giày, du lịch, dịch vụ, giao thông và xuất nhập khẩu... sẽ bị tác động mạnh.
Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội phát biểu tại phiên họp Uỷ ban Thường vụ
Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội vừa có báo cáo gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội một số ý kiến nhận định sơ bộ về tác động của dịch Covid-19 đối với lĩnh vực xã hội.
Trên cơ sở nghiên cứu Báo cáo của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây, tình hình về dịch bệnh và kết quả khảo sát tình hình triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh tại tỉnh Vĩnh Phúc, huyện Bình Xuyên (tâm dịch giai đoạn đầu), Ủy ban Về các vấn đề xã hội nhận định, trong ngắn hạn, doanh nghiệp ở hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề, đặc biệt là các ngành sản xuất công nghiệp, dệt may, da giày, du lịch, dịch vụ, giao thông và xuất nhập khẩu... sẽ bị tác động mạnh.
Cụ thể, theo báo cáo sơ bộ có nhiều doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn (tăng 19,5% so với cùng kỳ năm 2019); 10% doanh nghiệp phải cắt giảm quy mô sản xuất và khi dịch có diễn biến phức tạp trên 15% doanh nghiệp phải cắt giảm quy mô sản xuất, kinh doanh.
Sản xuất công nghiệp giảm với tốc độ nhanh nhất trong hơn 6 năm rưỡi qua. Tình trạng thiếu nguyên liệu sản xuất với nhiều ngành và nhiều doanh nghiệp sẽ khó khăn hơn do phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu từ Trung Quốc và các thị trường nhập khẩu nguyên liệu khác cũng đã khó khăn.
Trong trung hạn và dài hạn, Ủy ban Về các vấn đề xã hội cho rằng, các tác động đến tăng trưởng GDP là khó tránh khỏi và đây là dự báo của hầu hết các quốc gia có dịch bệnh Covid-19. Nhà nước sẽ phải huy động và triển khai các gói hỗ trợ kinh tế để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân thúc đẩy sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ người lao động ổn định cuộc sống trong bối cảnh việc làm khó khăn. Đời sống của người dân sẽ chịu tác động khi có những biến động về thị trường lao động, giá cả, tiền lương nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài.
Việc tổ chức cách ly sẽ gặp nhiều khó khăn khi dịch bệnh Covid-19 kéo dài
Tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm chéo
Đối với lĩnh vực y tế, theo Ủy ban Về các vấn đề xã hội, do vừa phải đảm bảo công tác khám bệnh, chữa bệnh thường xuyên, vừa đảm nhiệm công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 (giám sát dịch, hỗ trợ các tuyến, cách ly người nhiễm và nghi nhiễm, điều trị người nhiễm, hỗ trợ các tuyến trong phòng, chống dịch...) nên một số cơ sở y tế xuất hiện tình trạng quá tải kéo dài và tiềm ẩn nhiều nguy cơ, nhất là nguy cơ lây nhiễm chéo vi rút SARS-Cov2.
Nhiều cơ sở y tế đã tăng ca làm việc để phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh, sàng lọc, tổ chức cách ly, giám sát và điều trị bệnh nhân nhiễm và nghi nhiễm Covid-19. Tuy nhiên, nếu dịch kéo dài, sẽ gây ra áp lực lớn, khó khăn trong việc bảo đảm tính liên tục các hoạt động của hệ thống y tế dự phòng, thiếu nhân lực điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm, việc tổ chức cách ly và xử lý môi trường với số lượng lớn, thời gian ngắn.
Trong danh mục dự trữ quốc gia mới chỉ có thuốc phòng, chống dịch bệnh mà chưa có một số trang thiết bị, vật tư y tế, đồ bảo hộ thiết yếu phục vụ công tác phòng, chống dịch, công tác khám bệnh, chữa bệnh cho người mắc dịch bệnh nên nếu dịch lan rộng, số người mắc nhiều sẽ ảnh hướng lớn đến công tác khám bệnh, chữa bệnh và có nguy cơ lây nhiễm đối với đội ngũ cán bộ y tế.
Trên thực tế, ngành y tế trong thời gian chống dịch vừa qua đã xảy ra tình trạng thiếu khẩu trang y tế. Bên cạnh đó, khó khăn trong việc đặt mua các thiết bị y tế như máy thở, máy xét nghiệm, máy X-quang, Kit test xét nghiệm COVID-19... do nguồn cung khan hiếm và giá bị đẩy lên cao.
Do đó, Uỷ ban này cho rằng, cần có phương án để chủ động về trang thiết bị, vật tư y tế, thuốc, đồ bảo hộ và các trang thiết bị cá nhân cho nhân viên y tế... nhằm đáp ứng công tác phòng, chống dịch bệnh hiện nay cũng như bảo đảm dự phòng sau khi kết thúc dịch và bảo vệ sức khỏe cho nhân viên y tế.
Điểm đáng lưu ý khác, số lượng người đến khám bệnh, chữa bệnh tại nhiều cơ sở y tế hiện đang giảm mạnh, tại nhiều Bệnh viện trên địa bàn Thành phố Hà Nội như Bạch Mai, Thanh Nhàn, Việt Nam-Cu Ba... số lượng bệnh nhân đến khám giảm 30%-50%.
Việc này một mặt sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người có bệnh khi tự chữa bệnh tại nhà, mặt khác có thể tác động đến khoảng 240 bệnh viện tự bảo đảm chi tiền lương từ nguồn thu dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, nếu tình hình dịch bệnh tiếp tục kéo dài có thể tác động đến kinh phí hoạt động của các cơ sở y tế thực hiện tự chủ về tài chính.
Theo dự báo, trong trường hợp khi số ca mắc Covid-19 tăng cao sẽ có ảnh hưởng đến Quỹ do chi phí điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19 khá lớn.
LUÂN DŨNG
Nguy cơ "vỡ trận" QL30 Sau 4 tháng thi công chỉ mới đạt 2% khối lượng, dự án cải tạo, mở rộng QL30 qua tỉnh Đồng Tháp đang đứng trước nguy cơ "vỡ trận" tiến độ. Công trường thi công Quốc lộ 30 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật cùng đoàn công tác của Bộ GTVT vừa có buổi kiểm tra công...