Hà Nội tạm ngừng tiêm vaccine cho học sinh cấp 2 trước thông tin gia hạn
Sau thông tin gia hạn vắc xin Pfizer thêm 3 tháng, ngày 1/12 các điểm tiêm vắc xin cho học sinh cấp 2 tại Hà Nội đồng loạt báo tạm hoãn tiêm.
Tạm ngừng tiêm phòng Covid-19 cho học sinh, chờ sự đồng thuận
Sáng 1/12, lãnh đạo Trung tâm Y tế Quận Đống Đa thông tin, đơn vị đã xin ý kiến Sở Y tế tạm thời hoãn tiêm vắc xin cho trẻ độ tuổi 13-14 trên địa bàn, chờ sự đồng thuận từ gia đình các em và chắc chắn về cơ sở pháp lý thì sẽ tiêm trở lại.
Đêm qua (30/11), cha mẹ các học sinh có lịch tiêm vắc xin phòng Covid-19 trong ngày hôm nay (1/12) đều nhận được tin báo hoãn tiêm.
Tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho học sinh tại Hà Nội
Anh Đ.A.Q (Thụy Khuê, Ba Đình, Hà Nội) có con học tại trường THCS Chu Văn An thông tin: “Ngay sau khi nhận được thông tin gia hạn lô vắc xin sẽ tiêm cho các con vào ngày nay, phụ huynh lớp đã khẩn trương họp và đều thống nhất nên hoãn tiêm để chờ giải thích cụ thể hơn”.
Video đang HOT
“Chúng tôi khá lo lắng khi lô vắc xin này có nhãn hạn sử dụng vào 30/11 nhưng lại nhận thông tin tin gia hạn đến tháng 2/2022. Đêm qua chúng tôi nhận thông báo từ cô giáo là tạm thời hoãn tiêm chờ thông báo mới”
Còn chị T.H (Lò Đúc, Hai Bà Trưng) phụ huynh của học sinh trường THCS Trưng Nhị cũng cho biết: “Hôm qua gia đình nhận được tin nhắn với nội dung thông báo lô vắc xin nhận về trạm y tế phường vào chiều 30/11, có hạn sử dụng in trên nhãn 30/11; hạn dùng mới được áp dụng 28/2/2022. Ban chỉ đạo phòng chống dịch phường và ban giám hiệu thông báo tới cha mẹ học sinh nắm bắt và quyết định việc tiêm cho con. Hầu hết các phụ huynh của lớp đều lo lắng và chưa đồng thuận việc tiêm cho con với lô vắc xin này”.
Chất lượng vắc xin gia hạn ra sao?
Trước thông tin 2 lô vắc xin Pfizer có hạn sử dụng đến ngày 30/11, GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, Vắc xin Pfizer từ ngày 22/8 đã được Cơ quan quản lý dược và thực phẩm Mỹ (FDA) và Cơ quan quản lý dược châu Âu (EMA) ngày 10/9 thông qua hạn sử dụng từ 6 tháng lên 9 tháng. Có nghĩa 2 lô vắc xin Pfizer 124001 và 123002 nhập về Việt Nam còn hạn sử dụng 3 tháng.
Theo ông Lân, việc tăng hạn sử dụng của vắc xin được dựa trên kết quả nghiên cứu độ ổn định theo Hướng dẫn đối với thuốc mới cũng như sản phẩm sinh học. Nghiên cứu được tiến hành trên các dải nhiệt độ bảo quản khác nhau, kết quả cho thấy vắc xin đã có độ ổn định, đảm bảo chất lượng, hạn dùng đến 9 tháng kể từ ngày sản xuất.
Việc gia hạn sử dụng này được áp dụng chung trên toàn cầu và được sử dụng cho tất cả các đối tượng, bao gồm trẻ từ 12 tuổi trở lên. Việc gia hạn này cũng đã được kiểm định khắt khe và đảm bảo chất lượng an toàn, hiệu quả. Các lô văc xin Pfizer có hạn sử dụng 6 tháng thì tự động tăng hạn dùng lên 9 tháng sau thời gian FDA và EMA phê duyệt trên.
Trên cơ sở kết luận của FDA và EMA, ngày 30/9, Hội đồng tư vấn cấp số đăng ký lưu hành thuốc của Việt Nam đã chính thức thông qua kéo dài hạn sử dụng đối với vắc xin của Pfizer từ 6 tháng lên 9 tháng. Tiếp đó, ngày 22/10, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã có văn bản 12926/QLD-KD đồng ý về việc tăng hạn dùng của vắc xin Pfizer.
Theo đó, các lô vắc xin Pfizer được nhập về Việt Nam sau ngày 22/10 với hạn dùng 6 tháng in trên nhãn thì tự động tăng thêm 3 tháng. Như vậy, đối với 2 lô vắc xin 124001 và 123002 sẽ có hạn dùng đến ngày 28/2/2022.
Hai lô vaccine này gồm hơn 2,9 triệu liều vừa được nhập về ngày 21/11, dự kiến dành tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi.
Bí thư Hà Nội lý giải vì sao chưa đồng loạt cho học sinh đến trường
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh, với mục tiêu cao nhất là bảo đảm an toàn cho học sinh nên việc mở lại trường học cũng phải từng bước thận trọng, không nóng vội.
Trao đổi với báo chí ngày 4/11, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, những ngày này, thành phố đang khẩn trương chuẩn bị để đưa học sinh trở lại trường học và từng bước đưa toàn bộ hệ thống giáo dục Thủ đô trở lại trạng thái "bình thường mới".
Theo Bí thư Đinh Tiến Dũng, Hà Nội có gần 3.000 trường học với khoảng 2,1 triệu học sinh đến nay đều chưa được tiêm vaccine. Vì vậy, việc đưa tất cả trường học trở lại đồng loạt trong bối cảnh như vậy rất rủi ro.
Theo bí thư Hà Nội, việc đưa tất cả trường học trở lại đồng loạt trong bối cảnh hiện tại rất rủi ro (Ảnh minh họa).
Đặc biệt, từ ngày 11/10 đến nay, số ca nhiễm SARS-CoV-2 trung bình trong ngày tăng mạnh, gấp nhiều lần giai đoạn trước đó. Thành phố cũng liên tục xảy ra các chuỗi lây nhiễm phức tạp liên quan tới việc tập trung đông người ở các huyện: Quốc Oai, Mê Linh, Gia Lâm, các quận Hoàng Mai, Đống Đa và gần đây nhất là tại quận Ba Đình, Hà Đông...
Trong bối cảnh mở ra hiện nay, các nguồn lây xâm nhập từ các phía và nguy cơ dịch đã ngấm sâu trong cộng đồng khiến rủi ro càng lớn hơn. Nhiều tỉnh sau khi mở lại trường học đã phát sinh ổ dịch lây nhiễm cho học sinh dẫn đến buộc phải đóng cửa trở lại là kinh nghiệm đòi hỏi Hà Nội càng phải thận trọng, không nóng vội.
Thống nhất cao về sự cần thiết đối với việc cho học sinh trở lại trường học, Bí thư Đinh Tiến Dũng khẳng định, Hà Nội sẽ mở lại toàn bộ hệ thống giáo dục và đào tạo. Cách làm là đi từng bước để bảo đảm an toàn cao nhất cho trẻ em.
Theo ông, trước mắt sẽ xem xét việc tổ chức dạy và học trực tiếp tại một số huyện, thị xã bảo đảm điều kiện về phòng, chống dịch Covid-19. Riêng đối với các quận, do mật độ dân cư đông nên cần tiếp tục bám sát tình hình dịch bệnh để xem xét trong thời gian tiếp theo.
Theo kế hoạch, Bộ Y tế sẽ phân bổ vaccine Pfizer cho Hà Nội trong tháng 11 để tiêm cho trẻ dưới 18 tuổi theo quy định. Đây là điều kiện rất quan trọng để tăng thêm độ an toàn khi tiến hành quá trình khôi phục hoạt động của hệ thống trường học. Vì vậy, Bí thư Hà Nội đề nghị Bộ Y tế quan tâm, hỗ trợ cấp vaccine cho thành phố đúng tiến độ và kế hoạch để kịp thời tiêm cho học sinh trước khi trở lại trường, hạn chế thấp nhất nguy cơ mất an toàn từ dịch Covid-19 đối với trẻ.
Đồng thời, ông yêu cầu Ban Cán sự đảng UBND thành phố chỉ đạo Sở Y tế xây dựng kịch bản, kích hoạt dây chuyền tiêm, tổng duyệt để sẵn sàng triển khai chương trình tiêm chủng thần tốc, an toàn khi được cấp bổ sung vaccine; ưu tiên tiêm trước cho trẻ dưới 18 tuổi theo quy định.
Trong đó, cần thực hiện tiêm cuốn chiếu theo từng địa phương dự kiến đi học; tiêm xong khối nào, tổ chức cho khối đó đi học, dần dần từng bước đưa toàn bộ hệ thống giáo dục quay trở lại học tập trung. Giáo viên tiêm 2 mũi mới tham gia giảng dạy trực tiếp; học sinh tiêm một mũi có thể đến trường trước. Các nhóm tuổi chưa đủ điều kiện hoặc chưa được tiêm vaccine sẽ trở lại học trực tiếp khi trường học được bảo đảm an toàn theo các tiêu chí quy định.
"Thế hệ trẻ là tương lai của Thủ đô và đất nước nên thành phố sẽ giành nguồn lực, sự quan tâm tối đa để bảo đảm an toàn cũng như sự phát triển thể chất, trí tuệ bình thường của các em. Mỗi người, mỗi gia đình chia sẻ cùng với chính quyền các cấp để chăm sóc, bảo vệ, giáo dục con em mình là điều kiện để sớm đưa hệ thống giáo dục Thủ đô trở lại trạng thái "bình thường mới" trong thời gian sớm nhất" - ông Dũng bày tỏ.
Sau đề nghị của Bộ GD-ĐT, nhiều 'vùng xanh' vẫn chưa cho học sinh đến trường Thống kê đến ngày 25.10 của Bộ GD-ĐT cho thấy, sau 10 ngày Bộ có hướng dẫn về việc nên cho học sinh đến trường học trực tiếp ở "vùng xanh" (cấp độ dịch ở mức 1, 2), nhưng số địa phương cho học sinh đến trường chưa chuyển biến đáng kể. 23 địa phương dạy học trực tiếp, Hà Nội tiếp tục...