Hà Nội tạm dừng hoạt động bến thủy hồ Tây
Do không đảm bảo các điều kiện hoạt động và để tạo thuận lợi cho việc kiểm tra, xử lý môi trường hồ Tây, thành phố đã có văn bản tạm dừng hoạt động bến thủy nội địa hồ Tây.
Ông Nguyễn Thế Hùng, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội vừa ký văn bản đồng ý với đề xuất của Sở Giao thông vận tải về kiến nghị liên quan đến vị trí kinh doanh của Công ty CP Nhà nổi Hồ Tây.
Cụ thể, thành phố đồng ý tạm dừng hoạt động bến thủy nội địa và các hoạt động kinh doanh có liên quan ở khu vực hồ Tây do không đảm bảo các điều kiện về hoạt động bến thủy nội địa, về phương tiện thủy nội địa; việc tạm dừng này cũng để phối hợp với công tác kiểm tra, xử lý môi trường nước hồ Tây.
Các hoạt động tại bến thủy hồ Tây sẽ bị tạm dừng hoạt động. Ảnh: Ngọc Thành.
Thành phố giao Sở Giao thông chủ trì việc rà soát kỹ hồ sơ của các doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động bến thủy nội địa hồ Tây; căn cứ quy định của pháp luật và các tài liệu pháp lý đề xuất biện pháp xử lý kiến nghị của doanh nghiệp.
Theo thống kê của quận Tây Hồ, hiện có 13 đơn vị đang kinh doanh, hoạt động tại khu vực hồ Tây. Phương tiện thủy hoạt động trên hồ Tây bao gồm nhiều chủng loại, kích thước đa dạng, gồm: 8 tàu du lịch, 1 tàu thể thao; 13 xuồng máy (cano); 10 thuyền chèo tay; 115 vịt đạp nước; 3 bến đợi, 4 nhà nổi, 9 sàn nổi, phao nổi; 16 cầu dẫn, sàn cứng (không có thiết kế, đăng kiểm).
Video đang HOT
Đa số tàu thuyền khu vực này đã tự ý hoán cải, mở rộng kích thước để phục vụ kinh doanh. Các bến thủy nội địa đều chưa được cấp phép hoạt động kể từ năm 2010.
Võ Hải
Theo VNE
Xử lý môi trường nhà máy nhiệt điện cần sự nỗ lực từ bốn bên
Phát triển Công nghiệp phải có đánh đổi về môi trường, chắc chắn phải có điều đó. Bài học lớn nhất ngay sau thời điểm xảy ra sự cố tại nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 là chưa có sự phối hợp chặt chẽ từ bốn bên: Ban quản lý, Công ty Genco3, Tổng thầu và phía địa phương.
Ông Nguyễn Hữu Thảo, Phó giám đốc Sở Công Thương Trà Vinh, đã khẳng định như vậy khi trao đổi với đoàn công tác kiểm tra tình hình môi trường tại nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 1 mới đây.
Sau sự cố tại nhà máy Vĩnh Tân 2, ông Thảo đã trực tiếp cùng đoàn đến tìm hiểu và đúc rút kinh nghiệm để vận hành nhà máy Duyên Hải 1 tại Trà Vinh. Thời kì đầu hoạt động của nhà máy Duyên Hải 1, khi tổ máy 1 vừa đưa vào hoạt động đã xuất hiện khói bụi khiến bà con vô cùng lo lắng. Và gần như ngay lập tức, một tổ công tác đặc biệt chuyên theo dõi các vấn đề môi trường của nhà máy điện được thành lập và được phép trưng dụng cán bộ cấp dưới để phục vụ cho việc theo dõi giám sát.
Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 1 là một trong những dự án cấp bách cấp điện cho miền Nam từ năm 2015 trở đi. Đặc biệt, trong đợt ngừng cung cấp khí Nam Côn Sơn năm 2016 để bảo dưỡng định kỳ 5 năm/lần từ ngày 09/9-20/9/2016, mỗi ngày Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải sản xuất trên 23,2 triệu kWh. Điều này đã góp phần rất lớn vào việc đảm bảo cung ứng đủ điện cho hệ thống điện quốc gia để phục vụ phát triển kinh tế xã hội và đặt biệt là cho miền Nam.
Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 1
Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 1 có 2 tổ máy với tổng công suất là 1.245 MW do nhà thầu Đông Phương - Trung Quốc (DEC) làm tổng thầu. Nhà máy sử dụng lò hơi công nghệ đốt than phun (PC), là công nghệ đang áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới hiện nay. Nhiên liệu chính sử dụng là than cám 6a.1 (Hòn Gai - Cẩm Phả) theo tiêu chuẩn TCVN 8910:2015, dầu DO/HFO là nhiên liệu dùng để khởi động và đốt bổ sung khi tổ máy vận hành ở tải thấp.
Bãi xỉ của nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 1 có diện tích là 31 ha, dự kiến chứa tro, xỉ vận hành ở chế độ đầy tải khoảng 2,5 năm. Các bãi tro, xỉ được thiết kế chống thấm, có đê quây nhằm tránh ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm trong khu vực. Hiện nhà máy đang lắp đặt đường ống phun nước tự động trên bề mặt nhằm tạo ẩm, tránh phát tán bụi từ bãi xỉ vào môi trường không khí. Sử dụng xe sử dụng kín để vận chuyển tro, xỉ từ silô ra bãi xỉ.
Công ty Nhiệt điện Duyên Hải 1 cũng đang tích cực triển khai các hoạt động nhằm tìm kiếm khả năng tái sử dụng tro, xỉ tiến tới hạn chế dung tích sử dụng bãi xỉ, tránh rủi ro tiềm ẩn đến môi trường theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Cơ sở sản xuất gạch không nung tại Trà Vinh
Các sản phẩm tro xỉ được dùng để san lấp mặt bằng hoặc làm gạch không nung. Gạch không nung là công nghệ mà Châu Âu đã sử dụng gần một trăm năm và được cho là chịu ẩm chịu nhiệt tốt hơn gạch truyền thống. Hiện nay, chính sách của Nhà nước đang hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất gạch không nung và các công trình có vốn đầu tư Nhà nước ở Trà Vinh đều đang sử dụng gạch này.
Theo khẳng định của lãnh đạo Nhà máy, quy trình xử lý bụi và khí thải của nhà máy thực hiện đúng theo nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đã được phê duyệt. Hệ thống giám sát khí thải (CEMS) để giám sát các thông số bụi và khí thải (NOx, SO2, CO) trong quá trình vận hành được thực hiện liên tục và tự động lưu trữ, báo cáo số liệu đến Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Trà Vinh định kỳ.
Bên cạnh đó, hệ thống thiết bị lọc bụi tĩnh điện (ESP) cũng được đưa vào sử dụng ngay từ giai đoạn khởi động các tổ máy và thay thế phương thức đốt dầu FO tại lò hơi phụ bằng đốt dầu DO.
Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 1 sử dụng nước biển để làm mát bình ngưng. Nước biển sau khi làm mát bình ngưng được thải ra biển với nhiệt độ tại đầu ra bình ngưng dao động trong khoảng 350 -370 độ C. Nước được chuyển đến hệ thống kênh hở bằng đường ống ngầm và xả qua đập hở dài 1,636 km trước khi chảy ra biển đảm bảo tiêu chuẩn môi trường. Ngoài ra, nhà máy còn trang bị hệ thống giám sát liên tục nhiệt độ nước biển đầu vào và đầu ra bình ngưng.
Theo lãnh đạo Tổng công ty Phát điện 1, ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường nên khi đưa tổ máy 1 và 2 của nhà máy Duyên Hải 3 vào vận hành các chỉ số xả thải đều được kiểm soát và nằm trong tiểu chuẩn kể cả khi thị xã Duyên Hải nâng lên một cấp mới.
Thế Hưng
Theo Dantri
Những chuyện thú vị về loài 'khủng long' ẩn mình dưới đáy Hồ Tây Chúng tôi đã gặp lại những người từng có nhiều năm gắn bó với Hồ Tây, để tìm hiểu về loài trắm đen khổng lồ, từng là biểu tượng của Hồ Tây, để chép lại những câu chuyện thú vị. Việc 200 tấn cá ở Hồ Tây chết đến nay vẫn còn là bí ẩn. Với nhiều người gắn bó với hồ nước...