Hà Nội tạm cấm shipper trong những ngày giãn cách xã hội
Theo Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Vũ Văn Viện, để đảm bảo an toàn cho nhân dân nên đơn vị đã tạm thời cấm shipper vì “chưa kiểm soát được lực lượng này” và ưu tiên phòng dịch là trên hết.
Theo Giám đốc Sở GTVT, để đảm bảo an toàn cho nhân dân nên đơn vị đã tạm thời cấm shipper vì “chưa kiểm soát được lực lượng này” và ưu tiên phòng dịch là trên hết.
Thông tin nêu trên được ông Vũ Văn Viện – Giám đốc Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội đưa ra tại buổi họp thông tin về các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn, trong bối cảnh Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 17/CT-UBND, có hiệu lực từ 6h sáng nay (24/7).
Tạm cấm shipper giao hàng vì chưa kiểm soát được
Theo ông Viện, Sở GTVT Hà Nội đang thực hiện tổ chức lại giao thông vận tải trên địa bàn, theo tinh thần Chỉ thị 16 thì xác định có 3 đối tượng ưu tiên đi lại trong thời gian giãn cách xã hội.
Một là, xe chở hàng hóa đảm bảo chuỗi cung ứng hàng hóa trên “luồng xanh” quốc gia, có lộ trình đi qua Hà Nội. Theo chỉ đạo của Bộ GTVT, các tuyến xe sẽ chạy theo đường vành đai 3 và tỏa đi các tỉnh, không chạy vào bên trong trung tâm.
Video đang HOT
Hai là, xe chở hàng hóa thiết yếu cho Hà Nội của các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ và phục vụ các công trình xây dựng được phép hoạt động theo Chỉ thị 17.
Ba là, xe chở người và các phương tiện phục vụ, hoạt động công vụ cho các cơ quan, đơn vị, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các công trình công trình xây dựng được phép hoạt động và các loại phương tiện vận chuyển khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Để phục vụ các đối tượng ưu tiên lưu thông, chủ các phương tiện cần có giấy phép “luồng xanh” quốc gia trên Cổng dịch vụ công của Tổng cục Đường bộ. Ngoài “luồng xanh” thì đối với hàng hóa mau hỏng cần phải vận chuyển nhanh cũng có thêm phù hiệu “hàng hóa mau hỏng”, đảm bảo nhanh gọn lưu thông.
Ngoài việc Hà Nội đã thiết lập 22 chốt kiểm dịch, Sở GTVT Hà Nội đang phối hợp với công an dự kiến bố trí thêm 30 chốt của thành phố và 26 chốt quận, huyện để đảm bảo kiểm soát hoạt động hàng ngày theo đúng quy định. Phía sở cũng đang phối hợp tổ chức chốt thành nhiều lớp để giải quyết tình trạng ùn tắc ở một số nơi.
Để ưu tiên phòng chống dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe cho nhân dân, ông Viện cho biết, Sở GTVT Hà Nội tạm thời cấm đội ngũ nhân viên giao hàng (shipper) bởi chưa kiểm soát được lực lượng này. Sở GTVT sẽ có văn bản chính thức và gửi đến các đơn vị công nghệ kết nối loại hình dịch vụ này để triển khai nghiêm túc tinh thần chỉ đạo của thành phố.
“Hiện nay, các nhân viên giao hàng của doanh nghiệp bưu chính, siêu thị vẫn được hoạt động. Thành phố chỉ tạm thời cấm đội ngũ giao hàng (shipper) của các app công nghệ” – ông Viện thông tin thêm.
Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho biết, thành phố đã có kế hoạch và chỉ đạo, có phương án cụ thể tới từng thôn, xã rà soát để tính toán đến phương án hỗ trợ theo chế độ riêng của Hà Nội, ngoài chế độ của Trung ương.
Hà Nội sẽ có phương án hỗ trợ thêm cho người dân bị ảnh hưởng
Phát biểu kết thúc hội nghị, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong khẳng định, việc áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ tại thời điểm này là hết sức cần thiết.
Bởi vì, căn cứ vào diễn biến tình hình dịch bệnh hiện tại trên địa bàn thành phố, rất nhiều ca F0 không có dấu, nguy cơ lây lan ra cộng đồng rất cao nếu không áp dụng biện pháp mạnh.
Hơn nữa, với vị trí Thủ đô là trung tâm chính trị, hành chính quốc gia, là đầu mối giao thông trọng điểm của quốc gia, nếu không đảm bảo phòng chống dịch tốt thì sẽ tác động rất lớn đến cả nước.
Theo ông Phong, Hà Nội đã chỉ đạo, chủ động các phương án theo từng cấp độ của dịch. Hiện nay, Sở Y tế Hà Nội đã chuẩn bị các phương án, từ việc cách ly, điều trị, tiêm chủng theo các mức độ khác nhau của dịch.
Ngoài ra, với kinh nghiệm từ thực hiện cách ly xã hội của năm 2020 và kinh nghiệm từ các địa phương khác, Hà Nội đã rất chủ động chuẩn bị nguồn hàng, tính toán kế hoạch để lưu thông, phân phối hàng hóa, cùng với kiểm tra, giám sát để đảm bảo không tăng giá.
“Đâu đó có hiện tượng người dân đi mua tích trữ hàng hóa nhưng về cơ bản trên địa bàn thành phố không có. Sáng nay, tại các siêu thị, cửa hàng thì hàng hóa dồi dào phục vụ nhân dân. Thành phố cũng đã tính đến các phương án dài hơn chứ không chỉ cho giai đoạn ngắn” – ông Phong khẳng định.
Sau khi bày tỏ sự chia sẻ với những khó khăn khi thực hiện giãn cách xã hội vì ít nhiều cũng có tác động đến đời sống sinh hoạt của người dân và cơ quan, đơn vị, các nhóm yếu thế, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho biết, có phương án cụ thể tới từng thôn, xã rà soát hỗ trợ theo chế độ riêng của Hà Nội, ngoài chế độ của Trung ương.
Vì mục tiêu cao nhất là đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe của người dân, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong đề nghị lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương nêu cao tinh thần trách nhiệm, bám sát diễn biến tình hình, trên tinh thần dám làm, dám chịu trách nhiệm.
TP Hồ Chí Minh tiếp nhận thiết bị y tế do Giáo hội Phật giáo Việt Nam trao tặng
Ngày 23/7, tại chùa Minh Đạo (TP Hồ Chí Minh), Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã trao cho bà Nguyễn Thị Lệ, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân TP Hồ Chí Minh món quà của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tặng TP Hồ Chí Minh 6 máy thở đa năng trị giá hơn 4 tỷ đồng.
Hòa thượng Thích Thiện Nhơn trao bảng tượng trưng số máy thở đa năng cho bà Nguyễn Thị Lệ. Ảnh: TTXVN phát
Tại buổi lễ, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn chia sẻ, diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh và các địa phương khu vực phía Nam khiến hàng nghìn ca mắc được ghi nhận mỗi ngày, trong đó nhiều ca nặng phải cần đến các trang thiết bị y tế chuyên dụng để phục vụ công tác điều trị. Trước tình hình đó, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã vận động, kêu gọi tăng ni, phật tử cùng chung tay, đồng lòng, ủng hộ tài chính để hỗ trợ công tác phòng, chống dịch; đã mua được 10 máy thở đa năng với trị giá 6,7 tỷ đồng. Trung ương Giáo hội Việt Nam trao tặng TP Hồ Chí Minh 6 máy, tỉnh Bình Dương 2 máy và tỉnh Long An 2 máy; đây là những địa phương chịu ảnh hưởng nặng của đại dịch.
Hòa thượng Thích Thiện Nhơn nhấn mạnh, món quà này thể hiện tấm lòng và cũng là trách nhiệm thiêng liêng, nghĩa tình của tăng ni, phật tử đối với đất nước, dân tộc; mong rằng cùng món quà mang tấm lòng "Từ bi, cứu khổ" của đạo Phật, lòng nhân ái, nghĩa tình của tăng ni, phật tử Việt Nam sẽ góp phần cứu sống được nhiều bệnh nhân mắc COVID-19, sớm đưa cuộc sống người dân trở lại bình yên.
Thay mặt lãnh đạo TP Hồ Chí Minh, bà Nguyễn Thị Lệ trân trọng ghi nhận và cảm ơn Giáo hội Phật giáo Việt Nam thời gian qua đã luôn quan tâm hỗ trợ công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn Thành phố cả về vật chất và tinh thần. Gần đây nhất, đông đảo tăng ni, phật tử đăng ký xung phong tham gia và đã lên đường hỗ trợ lực lượng tuyến đầu chống dịch tại các bệnh viện dã chiến, bệnh viện hồi sức COVID-19 trên địa bàn Thành phố.
Theo bà Nguyễn Thị Lệ, hoạt động tăng ni, phật tử cả nước quyên góp ủng hộ mua máy thở hỗ trợ điều trị COVID-19 cho TP Hồ Chí Minh là nghĩa cử hết sức cao đẹp đối với đất nước, thể hiện truyền thống "đồng lòng cùng dân tộc" của Phật giáo Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, không chỉ góp phần cung cấp trang thiết bị y tế cần thiết cho lực lượng cán bộ y tế nơi tuyến đầu chống dịch mà còn tiếp thêm niềm tin, sự sống cho các bệnh nhân mắc COVID-19; chung sức cùng chính quyền và nhân dân Thành phố trong cuộc chiến chống COVID-19 để đưa Thành phố sớm trở lại trạng thái bình thường.
Nếu người dân không tuân thủ giãn cách, TP.HCM sẽ vỡ trận Ủng hộ quyết định giãn cách xã hội toàn TP.HCM theo Chỉ thị 16, các chuyên gia, đại biểu Quốc hội mong người dân tuân thủ nghiêm giãn cách để giúp TP sớm kiểm soát dịch. 0h ngày 9/7, TP.HCM chính thức giãn cách xã hội toàn thành phố theo Chỉ thị 16. Thủ tướng Phạm Minh Chính trong cuộc họp ngày 8/7...