Hà Nội: Tách huyện Từ Liêm thành 2 quận mới
Địa giới huyện Từ Liêm (Hà Nội) sẽ được điều chỉnh thành 2 quận với 23 phường mới.
Tại cuộc họp báo trước kỳ họp thứ 8 HĐND Hà Nội chiều 28/11, ông Nguyễn Hoài Nam, Trưởng ban Pháp chế, HĐND Hà Nội cho biết: “Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương điều chỉnh địa giới huyện Từ Liêm (Hà Nội) thành 2 quận, 23 phường mới”.
Ông Nam cho biết thêm, hiện nay các xã và UBND huyện Từ Liêm đang triển khai các bước thực hiện.
“Trong chương trình kỳ họp thứ 8 HĐND khóa 14 diễn ra ngày 2-6/12 sẽ có phiên thông qua nghị quyết về đề án điều chỉnh địa giới này”, ông nói.
Tại cuộc họp báo, PV cũng đặt vấn đề: Có ý kiến cho rằng, 2 quận mới có tên là Từ Liêm và Mỹ Đình có đúng không? Ông Nguyễn Hoài Nam cho biết, hiện nay tên quận đang lấy ý kiến nhân dân và HĐND các xã đang họp để thực hiện nên chưa có đề xuất cụ thể.
Video đang HOT
Cuộc họp báo trước kỳ họp thứ 8 HĐND Hà Nội
Cũng tại buổi họp, ông Lê Văn Hoạt, Phó chủ tịch HĐND Hà Nội cho biết thêm, việc điều chỉnh địa giới hành chính đã được Hà Nội chuẩn bị và đề xuất từ lâu, không phải bây giờ mới bắt đầu.
“Trách nhiệm của HĐND thành phố là thể hiện quan điểm vào phương án điều chỉnh. Sau đó báo cáo các cấp có thẩm quyền chứ HĐND không có thẩm quyền quyết định”, ông Lê Văn Hoạt nói.
Hiện tại, huyện Từ Liêm có 15 xã và 1 thị trấn, dân số trên 550.000 người. Huyện Từ Liêm đang đứng đầu cả nước về dân số của một đơn vị hành chính cấp quận, huyện. Mặc dù xếp trong diện khu vực nông thôn nhưng thực tế tại huyện hiện nay, số lượng dân cư làm nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất nhỏ.
Theo Khampha
HĐND Hà Nội khai mạc kỳ họp dài nhất từ trước đến nay
Sáng nay, kỳ họp thứ 7 HĐND Hà Nội diễn ra với nội dung quan trọng là đánh giá tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, các vấn đề triển khai Luật thủ đô, lấy phiếu tín nhiệm 18 chức danh chủ chốt của thành phố.
Nhằm triển khai Luật thủ đô có hiệu lực từ 1/7, HĐND Hà Nội sẽ bàn thảo và quyết định nhiều nghị quyết liên quan đến việc tặng danh hiệu công dân danh dự thủ đô; chính sách xung quanh việc xây dựng công trình văn hóa; trọng dụng nhân tài; thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, biện pháp cải tạo, xây dựng lại các khu chung cư cũ, phục hồi nhà cổ, biệt thự cũ...thông qua danh mục phố cổ, làng cổ, làng nghề truyền thống, biệt thự cũ, công trình văn hóa xây dựng trước năm 1954...
Bên cạnh đó, HĐND Hà Nội sẽ xem xét các chương trình phát triển nhà ở, điều chỉnh giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở công lập, một số loại phí, lệ phí...
Phát biểu khai mạc, bà Ngô Thị Doãn Thanh, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội, cho biết, tại kỳ họp này, đại biểu sẽ lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do HĐND bầu. Đây là lần đầu tiên, các đại biểu thực hiện quyền giám sát nên cần nâng cao tinh thần trách nhiệm.
Bà Ngô Thị Doãn Thanh phát biểu tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 7 sáng nay. Ảnh: Hoàng Hà.
"2013 là năm bản lề trong kế hoạch 5 năm, song tình hình kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, tăng trưởng GDP chưa đạt kế hoạch, chúng ta cũng sẽ thảo luận nhiều vấn đề liên quan đến dân sinh, như xem xét chương trình phát triển nhà ở, một số phí và lệ phí, giá khám chữa bệnh", bà Ngô Thị Doãn Thanh nói.
Cũng trong kỳ họp này, HĐND Hà Nội sẽ bầu bổ sung chức danh 3 phó ban chuyên trách của HĐND nhằm tăng cường lãnh đạo chuyên trách.
Liên quan đến việc lấy phiếu tín nhiệm, ông Nguyễn Hoài Nam, Trưởng ban Pháp chế, cho biết HĐND TP Hà Nội sẽ thực hiện đúng quy định việc lấy phiếu tín nhiệm theo nghị quyết Quốc hội. Trước khi lấy phiếu có thảo luận tổ liên quan đến từng chức danh lấy phiếu tín nhiệm, kết quả sẽ được công khai.
Kỳ họp thứ 7 HĐND TP Hà Nội diễn ra từ ngày 1 đến 8/7. Đây được coi là kỳ họp dài nhất từ trước đến nay.
Theo VNE
Cần 450 tỷ đồng để thu hồi 36 nhà siêu mỏng ở Hà Nội Để thu hồi một nhà siêu mỏng ở quận Ba Đình cần tới hơn 12 tỷ đồng, trong khi toàn thành phố hiện vẫn còn gần 200 nhà mỏng ở 9 quận, huyện cần phải xử lý. Trong một năm đã có 142 cán bộ trật tự xây dựng bị xử lý với nhiều hình thức, song theo Phó giám đốc Sở Xây...