Hà Nội sớm đưa ra xét xử các vụ án đưa người nhập cảnh trái phép
Thường trực Thành ủy Hà Nội yêu cầu sớm đưa ra xét xử những vụ án đưa người nhập cảnh trái phép.
Văn phòng Thành ủy Hà Nội vừa thông báo ý kiến kết luận của Thường trực Thành ủy về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn thành phố.
Trước diễn phức tạp của dịch bệnh COVID-19, Thường trực Thành ủy yêu cầu các cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể từ Thành phố đến cơ sở, nhất là các tổ COVID-19 tại cộng đồng tiếp tục chỉ đạo, thực hiện quyết liệt hơn nữa công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 theo chỉ đạo của Trung ương.
Ban cán sự đảng UBND thành phố chỉ đạo Công an Thành phố phối hợp với các đơn vị liên quan, quận, huyện, thị xã tăng cường kiểm tra, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm phòng, chống dịch, nhập cảnh trái phép… theo đúng quy định.
Đặc biệt, Thường trực Thành ủy Hà Nội yêu cầu sớm đưa ra xét xử những vụ án đưa người nhập cảnh trái phép.
Các cơ quan, đơn vị siết chặt việc thực hiện tạm dừng hoạt động đối với các quán ăn, uống đường phố, trà đá vỉa hè, cà phê vỉa hè đến khi có chỉ đạo mới, đồng thời chỉ đạo tạm dừng một số dịch vụ tiềm ẩn nguy cơ cao lây nhiễm dịch bệnh như massage, spa, phòng tập thể thao tập trung, tập thể dục thể thao đông người nơi công cộng, vườn hoa, công viên…
Video đang HOT
Công an kiểm tra căn phòng chung cư nơi nhiều người Trung Quốc nhập cảnh trái phép đang thuê. (Ảnh: An ninh Thủ đô)
Thường trực Thành ủy Hà Nội cũng yêu cầu bổ sung, kiện toàn ngay Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Thành phố do Chủ tịch UBND Thành phố là Trưởng ban theo chỉ đạo của Thủ tướng.
Thành uỷ Hà Nội kiến nghị Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương để tăng cường công tác phối hợp, trao đổi thông tin giữa các tỉnh, thành phố với Hà Nội, nhất là những trường hợp nhập cảnh hết thời gian cách ly tập trung phục vụ công tác phòng, chống dịch bảo đảm kịp thời, hiệu quả hơn.
Các đoàn kiểm tra của Thành phố tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, giám sát thực hiện công tác phòng, chống dịch kết hợp với kiểm tra công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 tại các địa phương, đơn vị.
Thường trực Thành uỷ Hà Nội yêu cầu thống nhất với báo cáo đăng ký nhu cầu sử dụng vaccine phòng COVID-19 của Thành phố và Kế hoạch triển khai tiêm vaccine cho người dân.
Thường trực Thành uỷ Hà Nội yêu cầu báo cáo về việc tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho đối tượng thuộc các bộ, ngành, tập đoàn, tổng công ty nhà nước và Tổ chức Liên hiệp quốc trên địa bàn thành phố Hà Nội theo đề xuất của Ban cán sự đảng UBND Thành phố.
Ban cán sự Đảng UBND Thành phố hoàn thiện các văn bản để gửi Trung ương và ban hành Kế hoạch khung về công tác tiêm phòng vaccine COVID-19 trên địa bàn để triển khai thực hiện và chuẩn bị nguồn lực để tiêm vaccine phòng dịch COVID-19 trên tinh thần vừa đảm bảo nguồn ngân sách nhà nước, vừa xã hội hóa nguồn lực thực hiện.
Thường trực Thành uỷ giao Ban cán sự đảng UBND Thành phố bố trí nguồn ngân sách và MTTQ Thành phố xây dựng kế hoạch huy động nguồn lực xã hội hóa để triển khai việc mua và tiêm vaccine phòng dịch COVID-19 trên địa bàn.
Cảnh sát dẫn giải 14 bị cáo trong đại án Nhật Cường
Những người hầu tòa bị cáo buộc giúp sức Bùi Quang Huy nhập lậu hàng trăm nghìn sản phẩm công nghệ trị giá trên 2.900 tỷ đồng.
Sáng 5/5, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa xét xử 15 bị cáo liên quan vụ án buôn lậu và vi phạm quy định về kế toán xảy ra tại Công ty Nhật Cường. Thẩm phán Trần Nam Hà, Phó chánh Tòa hình sự TAND Hà Nội, làm chủ tọa.
Theo quy định, chỉ những người làm nhiệm vụ hoặc có giấy triệu tập của tòa án mới được vào phòng xử. Người tham dự phiên tòa phải đeo khẩu trang, đo thân nhiệt và khai báo y tế để phòng, chống dịch Covid-19.
Lúc 7h30, xe chuyên dụng chở các bị cáo tới tòa. Trong số 15 bị cáo, 14 người bị áp dụng biện pháp tạm giam, một người tử vong do trọng bệnh cách đây 2 tuần (bị cáo Mai Tiến Dũng, Trưởng ngành hàng điện thoại cũ của Công ty Nhật Cường).
Theo cáo trạng, năm 2014, Bùi Quang Huy (Tổng giám đốc Công ty Nhật Cường, đang trốn truy nã) chỉ đạo nhân viên mua bán trái phép hơn 255.000 sản phẩm công nghệ trị giá trên 2.900 tỷ đồng gồm điện thoại di động, máy tính xách tay, đồng hồ thông minh... Để tuồn số hàng lậu trên vào Việt Nam, Huy chi hơn 72 tỷ để thuê 9 đường dây buôn lậu xuyên quốc gia. Giai đoạn 2014-2019, các bị can đã tiêu thụ hơn 253.000 sản phẩm lậu, hưởng lợi bất chính trên 220 tỷ.
Huy cũng bị cáo buộc chỉ đạo cấp dưới lập 2 hệ thống sổ sách kế toán để theo dõi các hoạt động kinh doanh của công ty. Trong đó, số liệu về vốn, doanh thu và lợi nhuận được ghi chép trên phần mềm ERP để theo dõi nội bộ. Còn phần mềm MISA dùng để lưu trữ số liệu về báo cáo thuế, báo cáo tài chính để kê khai với cơ quan quản lý Nhà nước.
Trong 15 người bị truy tố, 8 bị cáo từng là nhân viên Công ty Nhật Cường. Nguyễn Ngọc Bảo (Giám đốc tài chính) bị truy tố về các tội Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng và Buôn lậu. Nguyễn Thị Bích Hằng (Kế toán trưởng) bị truy tố về tội Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng. Trần Ngọc Ánh (Phó tổng giám đốc), Bùi Quốc Việt (anh trai của Bùi Quang Huy) và những người còn lại bị truy tố về tội Buôn lậu.
Phiên xử dự kiến diễn ra trong một tuần.
Lời khai nghi phạm dung túng 52 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép Hạnh thuê nhiều nhà trọ và dẫn người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào ở. Cô ta yêu cầu nhóm người ngoại quốc không ra ngoài để tránh bị cơ quan chức năng phát hiện. Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Vĩnh Phúc đang tạm giam bị can Nguyễn Thị Hồng Hạnh (36 tuổi, ở TP Vĩnh Yên, tỉnh...