Hà Nội: Số vụ khởi tố về buôn lậu tăng 143% so với cùng kỳ
Nửa đầu năm 2019, các lực lượng chức năng trên địa bàn TP Hà Nội đã tổ chức thanh, kiểm tra 12.967 vụ; xử lý hành chính 11.199 vụ và khởi tố hình sự 89 vụ/111 đối tượng (tăng 143% số vụ khởi tố và tăng 158% số đối tượng bị khởi tố so với cùng kỳ năm 2018).
Lực lượng chức năng kiểm tra hàng hóa vi phạm. Nguồn Cục Quản lý thị trường TP Hà Nội
Trong số này có 1.723 vụ nhập lậu, hàng cấm; 680 vụ hàng giả, vi phạm SHTT; 8.796 vụ gian lận thương mại.
Qua xử lý, các lực lượng đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính, truy thu thuế, thu hồi thuế và tiền bán hàng tịch thu, thu nộp vào ngân sách hơn 2.958 tỷ đồng.
Theo Ban Chỉ đạo 389 TP Hà Nội, hàng nhập lậu, hàng cấm được vận chuyển theo các đường dây, ổ nhóm, có cấu kết từ các tỉnh biên giới, cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài để đưa vào tiêu thụ trong nội địa và Hà Nội.
Các đối tượng thường thay đổi tuyến đường và phương tiện vận chuyển… hòng trốn tránh việc kiểm tra, kiểm soát của các lực lượng chức năng.
Video đang HOT
Hàng cấm chủ yếu gồm ma tuý tổng hợp, heroin, ngoại tệ, sừng tê giác, ngà voi, các sản phẩm từ động vật hoang dã, thuốc lá, xì gà; hàng hóa nhập lậu gồm rượu, bia, quần áo, giày dép, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, đồ gia dụng, điện tử, điện lạnh, thực phẩm…
6 tháng cuối năm, Ban Chỉ đạo 389 TP Hà Nội tiếp tục chỉ đạo các lực lượng tăng cường thanh tra, kiểm tra đối với các mặt hàng trọng điểm như pháo nổ, rượu ngoại, thuốc lá, xì gà, điện tử, điện lạnh; xăng dầu, khí hóa lỏng…; tăng cường công tác phối hợp trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Đối với các sở, ngành thành viên Ban Chỉ đạo 389 Thành phố chủ động cung cấp thông tin, đề xuất kiểm tra theo lĩnh vực, ngành mình quản lý, đồng thời xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu theo từng địa bàn, lĩnh vực phụ trách.
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, biểu dương các gương tiêu biểu, cách làm hay, kết quả hoạt động của các lực lượng chức năng.
Mặt khác, thông qua các vụ việc xử lý, các lực lượng cần đưa ra cảnh báo cho người dân về các phương thức làm ăn phi pháp, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của nhân dân, gây thiệt hại về kinh tế cho người tiêu dùng và các doanh nghiệp làm ăn chân chính.
Quang Hùng
Theo baohaiquan
VN Pharma buôn thuốc giả: Không chứng minh được nhận hối lộ
Nhiều bị cáo bị xử về tội đưa và môi giới hối lộ với số tiền 10,8 tỷ đồng nhưng lại không chứng minh được người nhận số tiền này.
Trong phiên xử phúc thẩm các bị cáo trong vụ án buôn bán thuốc ung thư giả xảy ra tại Công ty cổ phần VN Pharma, cơ quan cảnh sát điều tra xác định các đối tượng đã đưa hối lộ 10,8 tỷ đồng nhưng lại không chứng minh được ai là người nhận hối lộ.
Theo cáo trạng, năm 2015 khi cơ quan chức năng đang điều tra dấu hiệu buôn lậu của Nguyễn Minh Hùng - Tổng Giám đốc Công ty VN Pharma, Ngô Anh Quốc (35 tuổi, nguyên Phó Tổng Giám đốc Công ty VN Pharma) đã liên hệ với Dương Kim Sơn (44 tuổi, hành nghề luật sư) để "chạy" cho mình và Hùng không bị khởi tố.
Sơn nhờ Lê Phú Toàn - lãnh đạo một doanh nghiệp để làm quen với những cán bộ làm việc tại VKSND Tối cao. Toàn gặp kiểm tra viên H. làm việc tại Vụ 2 VKSND Tối cao nhờ giúp đỡ.
Bị cáo Nguyễn Minh Hùng (trái) tại phiên tòa năm 2017.
Tuy nhiên, H. từ chối và giới thiệu đến gặp kiểm sát viên Nguyễn Trung T. làm việc tại Vụ 1 VKSND Tối cao.
Khi làm việc với Toàn, ông T. cũng từ chối giúp đỡ nhưng có nói vài thông tin về vụ án.
Sau đó, Toàn yêu cầu Sơn chuyển cho 500.000 USD để lo "chạy" cho Quốc và Hùng không bị khởi tố.
Tin lời luật sư, Quốc chuyển cho Sơn hơn 10,8 tỷ đồng. Nhưng sau đó Quốc vẫn bị điều tra nên làm đơn tố cáo hành vi của Dương Kim Sơn. Bị bắt giữ, Lê Phú Toàn khai khi nhận tiền từ Sơn đã đưa cho kiểm sát viên T. đúng 5 tỷ đồng và 1 cán bộ khác 1,1 tỷ đồng kèm 50.000 USD thông qua kiểm tra viên H. nói trên.
Kết quả điều tra cho thấy, không có căn cứ kết luận những người trong VKSND Tối cao nhận hối lộ trong vụ án này.
Mặc dù vậy, cả Quốc và Toàn đều bị kết án 5 năm tù với Quốc về tội đưa hối hộ, Sơn 3 năm tù và Toàn 2 năm tù về tội môi giới hối lộ.
HĐXX phúc thẩm cho rằng, quá trình điều tra, truy tố vụ án thể hiện sự lúng túng của các cơ quan tiến hành tố tụng trong xác định tội danh và đường lối giải quyết vụ án. Việc điều tra vụ án không triệt để, đáng lưu ý là việc cơ quan tố tụng quy kết các bị cáo môi giới hoặc đưa hối lộ nhưng không thể xác định người nhận hối lộ.
Liên quan đến kiểm sát viên Nguyễn Trung T., VKSND Tối cao xác định, ông T. tiết lộ thông tin liên quan đến vụ án cho Toàn đã vi phạm quy chế công tác của ngành kiểm sát. Do đó, ông T. đã bị xử lý kỷ luật công chức với hình thức cảnh cáo, cách chức trưởng phòng và điều chuyển đơn vị công tác.
Ngọc Mai (Tổng hợp)
Theo baodatviet
Khởi tố đối tượng mua bán sừng tê giác tại Quảng Ninh Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Phạm Thị Bích (SN 1979) về tội "Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý hiếm". Thông tin từ Công an tỉnh Quảng Ninh: Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi...