Hà Nội: Số trường hợp mắc tay chân miệng đang gia tăng nhanh
Trong 9 tháng năm 2023, Hà Nội ghi nhận 1.798 ca mắc tay chân miệng (tăng 1,2 lần so với cùng kỳ năm 2022), chưa ghi nhận ca tử vong.
Tính từ 22-29/9, Thủ đô có 141 ca mắc và 3 ổ dịch.
Bác sỹ thăm khám cho bệnh nhi mắc tay chân miệng. (Ảnh: Phan Sáu/TTXVN)
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC Hà Nội), vào cuối tháng 8 và đầu tháng 9/2023, trung bình mỗi tuần trên địa bàn thành phố ghi nhận 70-75 ca mắc bệnh tay chân miệng. Tuy nhiên, trong 2 tuần gần đây, số ca mắc đã tăng gấp đôi với khoảng 140 ca/tuần.
Riêng trong tuần từ ngày 22 đến 29/9, thành phố Hà Nội có 141 ca mắc tay chân miệng và 3 ổ dịch (gồm 2 ổ dịch tại Ba Vì và 1 ổ dịch tại Sóc Sơn).
Video đang HOT
Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong tuần qua: Sóc Sơn (24 ca), Hoàng Mai (17 ca), Mê Linh (14 ca), Nam Từ Liêm (13 ca), Đông Anh (10 ca), Đống Đa (8 ca), Thanh Xuân (8 ca).
Như vậy, trong 9 tháng năm 2023, Hà Nội ghi nhận 1.798 ca mắc tay chân miệng (tăng 1,2 lần so với cùng kỳ năm 2022) nhưng chưa ghi nhận ca tử vong. Ngoài ra, thành phố cũng ghi nhận 43 ổ dịch tay chân miệng trong 9 tháng và còn 3 ổ dịch đang hoạt động.
Theo đánh giá của CDC Hà Nội, trong tuần qua, số mắc tay chân miệng đã tăng so với các tuần trước, tuy nhiên hầu hết là ca tản phát, không ghi nhận ổ dịch phức tạp. Thời tiết chuyển mùa, mưa nắng thất thường kết hợp với việc học sinh quay trở lại trường học sau thời gian nghỉ hè sẽ khiến số ca tay chân miệng có thể tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do nhóm vi rút đường ruột Enterovirus gây nên, thường gặp nhất là Coxsackie A16 và Enterovirus type 71. Trong đó, Enterovirus type 71 (EV71) gây nhiều biến chứng nguy hiểm viêm não, viêm màng não, viêm phổi, viêm cơ tim và có thể dẫn đến tử vong. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên có đến 90% là ở trẻ nhỏ, nhất là các bé dưới 5 tuổi.
Hàng nghìn trẻ em ở Sơn La sẽ được bổ sung vitamin A đợt 2 năm 2022
Vitamin A là một trong những vi chất quan trọng của cơ thể. Bổ sung vitamin A góp phần phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng và tăng cường sức đề cho trẻ... Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn gửi Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội và Trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã về việc tổ chức cho trẻ uống bổ sung Vitamin A đợt 2 năm 2022.
Theo Viện Dinh dưỡng (Bộ Y tế), hiện nay, chúng ta đang phải đối mặt với tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng, thừa cân béo phì, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi, chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý, ăn ít rau quả, thiếu vận động thể lực làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm...
Bổ sung vitamin A phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng và tăng cường sức đề kháng cho trẻ...
Để cải thiện tình trạng này, từ nhiều năm nay, mỗi năm Viện dinh dưỡng (Bộ Y tế) phát động 2 đợt bổ sung vitamin A cho trẻ (ngày 1 - 2/6 và ngày 1 - 2/12). Nhờ đó, nhiều năm qua, hàng triệu trẻ dưới 5 tuổi (ở 22 địa phương đặc biệt khó khăn) được cải thiện tình trạng thiếu vitamin A, các bà mẹ sau sinh trong vòng 1 tháng được bổ sung đủ liều vitamin A. Hoạt động bổ sung vitamin A liều cao cho trẻ em và bà mẹ sau sinh đã trở thành hoạt động thường niên của hơn 11.000 xã/phường trong toàn quốc.
Ngày 23/11, Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã phối hợp với Sở Y tế Sơn La, Trung tâm y tế huyện Yên Châu (tỉnh Sơn La) đã tổ chức Lễ phát động chiến dịch bổ sung vitamin A đợt 2 cho trẻ dưới 60 tháng tuổi tại huyện Yên Châu với thông điệp : " Vi chất dinh dưỡng cần thiết cho tăng trưởng, nâng cao tầm vóc, sức khỏe, trí tuệ và chất lượng cuộc sống".
Hiện tại, tỷ lệ suy dinh dưỡng tại Sơn La vẫn còn khá cao. Sơn La cũng là 1 trong 22 địa phương đặc biệt khó khăn mà đối tượng trẻ sinh sống tại các địa bàn này cần được bổ sung vitamin A từ 6- 60 tháng tuổi (41 tỉnh còn lại, trẻ chỉ cần bổ sung vitamin A từ 6-36 tháng tuổi). Việc lựa chọn Sơn La để phát động chiến dịch bổ sung vitamin A đợt này nhằm góp phần nâng cao hiểu biết của người dân về vai trò của các vi chất đối với sức khỏe của trẻ nhỏ, từ đó cải thiện tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng, giảm nguy cơ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong ở trẻ.
Bổ sung vitamin A, làm sao an toàn cho bé?
BS. Lường Văn Quyết (Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Yên Châu), cho biết, tại huyện Yên Châu, tỷ lệ SDD thể nhẹ cân là trên 16% và thấp còi là gần 22%. Để hưởng ứng chiến dịch bổ sung vitamin A đợt 2 này, đến nay, rất nhiều hoạt động được triển khai như: Truyền thông để nâng cao kiến thức và thực hành cho người dân về phòng chống thiếu vitamin A nói chung và thiếu các vi chất dinh dưỡng nói riêng trên phát thanh-truyền hình, báo, loa truyền thanh xã/phường, tổ chức các buổi nói chuyện, tập huấn, phát tờ rơi, đặc biệt là sự kết hợp với những buổi giao ban y tế xã, thôn bản...
"Chiến dịch Bổ sung vitamin A và tẩy giun đợt 2 cho trẻ tại huyện Yên Châu sẽ được tổ chức vào 2 ngày 01-02/12/2022 sắp tới. Trong đợt bổ sung này, Trung tâm cũng đã nhận được hơn 8000 liều vitamin A về huyện để đảm bảo các đối tượng được uống vitamin A đầy đủ. Đây cũng là hoạt động ý nghĩa nhằm mục đích nâng cao vi chất dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em trong toàn huyện".
'Cháy ví' vì làm xét nghiệm tìm virus khiến con sốt Hiện nay đang có nhiều dịch bệnh. Các dịch đang song hành như cúm A, cúm B, nôn tiêu chảy do rotavirus, viêm phổi do RSV, tay chân miệng, thủy đậu rồi lại thêm Adenovirus,... Mỗi loại đều có thể gây bệnh từ nhẹ đến nặng khác nhau ở trẻ nhỏ. Chị Lại Minh Hằng (Linh Đàm, Hà Nội) chia sẻ con trai...