Hà Nội sở hữu máy điều trị ung thư hiện đại nhất thế giới
Với việc đưa hệ thống máy Pyrexer BSD 2000/3D thế hệ mới nhất và máy cộng hưởng từ vào sử dụng tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Việt Nam trở thành nước thứ 5 trên thế giới và là nước đầu tiên ở Đông Nam Á có công nghệ hiện đại này.
Việc Trung tâm Kỹ thuật cao và Tiêu hóa Hà Nội, Bệnh viện Xanh Pôn triển khai hệ thống tăng nhiệt Pyrexar BSD-2000 tại Hà Nội là một mốc đáng ghi nhận cho sự phát triển của nền y học ứng dụng, đặc biệt trong bối cảnh của sự tăng nhanh các bệnh học về khối u.
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho rằng, việc triển khai kỹ thuật điều trị khối u bằng công nghệ hiện đại này góp phần giúp các trung tâm hóa xạ trị tại Hà Nội có thêm một công cụ hữu hiệu hỗ trợ cho việc điều trị và bệnh nhân được hưởng những thành quả của sự phát triển y học hiện đại.
Chủ tịch TP thăm quan hệ thống máy hiện đại. Ảnh: Nguyễn Oanh
Về phía Bệnh viện, ông Nguyễn Đình Hưng, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cho biết, với mục tiêu lấy người bệnh làm trung tâm cho sự chăm sóc và điều trị thời gian qua Bệnh viện không ngừng nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh bằng việc đầu tư các trang thiết bị hiện đại, triển khai các kỹ thuật cao, chuyên sâu, nhất là trong điều trị ung thư.”Hiện nay có 40 nước có công nghệ nhiệt trong điều trị ung thư, trong đó có 35 nước sở hữu công nghệ 2D và 5 nước sở hữu máy công nghệ 3D. Việt Nam là 1 trong 5 nước đưa vào kỹ thuật trị nhiệt 3D và nước đầu tiên ở Đông Nam Á sở hữu hệ thống máy hiện đại công nghệ 3D này”, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho hay.
“Trở thành bệnh viện công lập đầu tiên ở Việt Nam áp dụng công nghệ hiện đại có trí tuệ nhân tạo này, thực sự là cột mốt đáng nhớ cho nỗ lực ứng dụng những công nghệ mới nhất để chăm sóc sức khỏe người dân của Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn”, ông Hưng khẳng định.
Video đang HOT
Theo các chuyên gia, công nghệ hiện đại này làm tăng hiệu quả của hóa trị và xạ trị lên 20-30% so với điều trị thông thường. Đặc biệt, công nghệ này có thể hỗ trợ điều trị nhiều loại ung thư: khối u ngoài da, chi, khối u ở vùng đầu mặt cổ, u cổ tử cung, u bàng quang, u tiền liệt tuyến, u trực tràng…
D.Ngân
Theo baohaiquan
Lại thêm một trường hợp trẻ 2 tuổi bị chó nuôi tấn công rách vùng đầu mặt
Cháu H. nhập viện với nhiều vết rách chằng chéo ở vùng hàm mặt (mi dưới bên trái, gò má, môi), đặc biệt là vết thương nghiêm trọng trên đầu dài đến 15cm đã làm lộ xương sọ.
7h ngày 10/08/2019, khoa cấp cứu Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn tiếp nhận bệnh nhi H, 2 tuổi, Hà Nội (Tên đã được thay đổi) bị chó của người thân tấn công.
Cháu H. nhập viện với nhiều vết rách chằng chéo ở vùng hàm mặt (mi dưới bên trái, gò má, môi), đặc biệt là vết thương nghiêm trọng trên đầu dài đến 15cm đã làm lộ xương sọ khiến chảy máu nhiều.
Bs. Nguyễn Minh Nghĩa, Khoa Phẫu thuật tạo hình và thẩm mỹ, Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, thành viên ê kíp phẫu thuật chia sẻ: "Với tình trạng của cháu bé, nếu không kịp thời phẫu thuật thì các vết thương rất dễ bị nhiễm trùng nặng và diễn biến khó lường khiến thời gian nằm viện kéo dài, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Chúng tôi nhanh chóng vệ sinh sạch sẽ, cắt lọc và khâu đính lại các vạt da cho bé".
7h ngày 10/08/2019, khoa cấp cứu Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn tiếp nhận bệnh nhi H, 2 tuổi, Hà Nội (Tên đã được thay đổi) bị chó cắn.
Sau 4 ngày điều trị, vết thương của bé H đã khô, sức khỏe cháu ổn định và được ra viện. Đây chỉ là một trong liên tiếp các trường hợp chó nuôi tấn công người mà Bệnh viện Xanh Pôn đã tiếp nhận trong thời gian gần đây, trong đó nhiều nạn nhân là trẻ em. Điều này gióng thêm hồi chuông cảnh tỉnh trong việc quản lý vật nuôi của các gia đình, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Xử trí khi bị chó cắn
Theo Bs. Nguyễn Minh Nghĩa khi không may bị chó cắn, nên bình tĩnh sơ cứu theo hướng dẫn dưới đây. Sau đó nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Làm sạch vết thương: Điều quan trọng hàng đầu là làm sạch vết thương do chó cắn. Vết thương phải được rửa dưới vòi nước chảy để loại bỏ tất cả mầm bệnh. Dùng bông và nước để rửa vết thương. Rửa nhẹ nhàng không nên chà xát mạnh.
Dùng thuốc sát trùng: Để làm sạch vết chó cắn, có thể dùng những thuốc sát trùng như cồn hoặc nước ôxy già. Những thuốc này sẽ loại bỏ vi khuẩn có hại ở mức độ nhất định. Chỉ đổ một lượng nhỏ lên vết cắn và thổi nhẹ vào vết thương khi bôi thuốc vì nó sẽ rất xót.
Theo Bs. Nguyễn Minh Nghĩa khi không may bị chó cắn, nên bình tĩnh sơ cứu theo hướng dẫn.
Nâng cao vùng bị thương: Nếu bị chó cắn vào chân hay cánh tay, cần giơ cao vùng bị thương của người bị nạn lên. Việc này rất quan trọng vì khi bị chó cắn bạn có thể bị chảy máu nhiều và cách làm này sẽ giúp cầm máu. Băng bó vết thương: Sau khi rửa sạch vết thương xong thì bạn nên dùng băng gạc hoặc vải sạch để băng bó lại vết thương nhằm cầm máu cũng như hạn chế vi khuẩn tấn công. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý là không nên băng quá chặt sẽ khiến máu khó lưu thông.
Khi bị chó cắn, ngoài những miếng rách làm mất tính thẩm mỹ và các tổn thương ảnh hưởng đến sức khỏe, nạn nhân còn có thể mắc dại lây từ vật nuôi sang người người qua vết cắn. Đây là nguyên nhân khiến nạn nhân lên cơn dại, thậm chí tử vong
Ngay sau khi bị chó dại cắn, bạn cần đến ngay cơ sở tiêm chủng để được bác sĩ tư vấn và chỉ định tiêm phòng dại cũng như hướng dẫn cách xử trí với vật nuôi.
Theo Helino
Chỉ vì cái nhọt nhỏ xíu mà bà mẹ mất con vĩnh viễn: Thủ phạm là gì? Thời gian qua, mạng xã hội chia sẻ câu chuyện của một bà mẹ ở Đông Anh, Hà Nội đã mất con gái vĩnh viễn sau khi bé dẫm phải cái gai. Hình ảnh cháu bé nhiễm trùng máu được chia sẻ trên mạng xã hội Mất con vì vết thương nhỏ xíu Chia sẻ của một bà mẹ trẻ ở Đông Anh,...