Hà Nội: Siêu thị “thất thủ”, khách xếp hàng dài chờ thanh toán ngày cuối năm
Những ngày cận Tết, siêu thị lúc nào cũng đông nghịt khách. Người dân Hà Nội phải chen chân vì số lượng quá đông. Quầy tính tiền quá tải, nhiều người phải chờ cả giờ đồng hồ để thanh toán hóa đơn.
Tại một trung tâm thương mại ở Hà Nội chiều 22/1 (tức 28 Tết), lượng khách đổ về mỗi lúc một đông do nhiều người tranh thủ đi mua sắm trước Tết.
Quầy bánh kẹo, rượu bia, hoa quả tại các siêu thị luôn trong tình trạng quá tải khi nhu cầu mua sắm Tết gia tăng.
Loa phát thanh ở siêu thị được mở liên tục, hướng dẫn khách mua hàng di chuyển về quầy thanh toán.
Nhiều quầy hàng nhanh chóng bị rỗng kệ. Nhân viên phải liên tục làm đầy và trang trí lại.
Nhân viên phục vụ, thu ngân ở các gian hàng đều được tăng gấp 2 – 3 lần ngày thường mà vẫn không kịp phục vụ.
Khách hàng phải đợi chờ hơn 30 phút mới có thể được thanh toán, dù trung tâm thương mại này đã mở hơn 50 quầy thu ngân.
Quầy hoa quả, giò chả cũng nhộn nhịp người qua lại mua sắm, nhiều người tỏ ra mệt mỏi vì không có lối đi lại, quầy hàng mới bày bán đã hết nhanh chóng trong vòng ít phút.
Video đang HOT
“Năm nay, tôi thấy mẫu mã kẹo đa dạng hơn, giá cả phải chăng nên có nhiều lựa chọn”, chị Quỳnh Nga chia sẻ.
Khách hàng cũng phải đợi khá lâu ở khu vực cân kẹo, tính tiền. Nhiều người không đợi được đành bỏ lại số hàng vừa lựa chọn.
Số lượng khách rất đông, đến các quầy ăn uống tại siêu thị cũng chật kín chỗ ngồi vì chờ đợi để thanh toán tiền.
Nhiều người sau khi xếp hàng cả tiếng đồng hồ cũng thanh toán được và mua về sắm sửa cho dịp Tết Canh Tý 2020 cận kề tới.
Theo kinhtedothi.vn
Đi sắm Tết với mẹ, bé 5 tuổi thản nhiên lấy chai nước trong siêu thị uống, người mẹ đã có cách hành xử khéo léo khi bị nhân viên phát hiện
Trong khi mẹ đang mải chọn đồ, cậu con trai 5 tuổi đã tự mở một chai nước và vô tư đứng uống ngay trong siêu thị. Nhưng lời thanh minh của người mẹ khiến quản lý siêu thị phải xin lỗi hai mẹ con.
Ngày nay, nhà trường và phụ huynh rất quan tâm tới việc giáo dục con cái từ việc học hành, phát triển trí tuệ tới cách hành xử đúng mực. Tuy nhiên, là trẻ nhỏ thì đôi khi vẫn có thể phạm sai lầm.
Đó là trường hợp của mẹ con cô Triệu khi hai mẹ con đi siêu thị mua sắm. Trong khi mẹ đang mải chọn đồ, cậu con trai 5 tuổi của cô Triệu đã đến quầy nước uống, tự mở một chai và vô tư đứng uống ngay trong siêu thị.
Sau khi thanh toán xong, vừa điện thoại, vừa dắt con ra khỏi siêu thị nên cô Triệu không để ý tay con đang cầm chai nước đã mở nắp và chưa thanh toán. Chuông báo động của siêu thị bất ngờ réo lên khi hai mẹ con đi qua cổng và lúc đó cô Triệu mới phát hiện ra sự việc.
Cha mẹ nên dặn con khi vào siêu thị không được tự tiện dùng các sản phẩm khi bố mẹ chưa thanh toán.
Ngay sau đó, người quản lý siêu thị đến chỗ hai mẹ con và quy kết con trai cô Triệu tội ăn cắp đồ trong siêu thị và đòi lập biên bản. Kết luận của người quản lý khiến cô Triệu rất tức giận, nhưng cô vẫn cố gắng bình tĩnh nói: "Đứa bé đã làm không đúng nhưng con tôi không biết những món đồ này phải trả tiền mới có thể mang về nhà. Nó chỉ đơn giản nghĩ đó là đồ của mình. Nếu con tôi thực sự muốn ăn cắp, nó sẽ không đủ dũng cảm để cầm khơi khơi chai nước trên tay như vậy".
Nghe xong lập luận của người mẹ, người quản lý siêu thị không nói được lời nào ngoài câu xin lỗi vì đã vội vã kết luận. Những người chứng kiến cũng tỏ ý khen ngợi thái độ của cô Triệu.
Thực tế cho thấy, dù cha mẹ đã dạy con rất kỹ lưỡng nhiều kỹ năng, quy tắc trong cuộc sống nhưng khi con còn nhỏ chúng vẫn mắc sai lầm. Vậy để không để xảy ra câu chuyện như trên, cha mẹ nên dạy con như thế nào?
Ngay từ nhỏ cha mẹ đã phải dạy con biết cách cư xử đúng lúc, đúng nơi.
Cha mẹ nên hàng ngày dạy cho con những giá trị đúng
Không chỉ riêng chuyện dạy trẻ không được tự tiện dùng đồ trong siêu thị khi chưa thanh toán mà ẩn sâu trong câu chuyện này còn là việc cha mẹ chưa trau dồi cho con những giá trị, những cách hành xử đúng đắn hàng ngày. Nếu không có sự hướng dẫn của cha mẹ, trẻ em sẽ hành động một cách tự nhiên như bản năng của chúng.
Do đó, để tránh những trường hợp như trên xảy ra, cha mẹ nên giúp con nuôi dưỡng những giá trị tốt. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên giảng giải cho con, hàng hóa ở chợ, siêu thị thì phải mua mới được dùng, hoặc những món đồ của người khác, khi muốn dùng của họ phải xin phép.
Phải chỉ rõ cho con, ăn cắp là một hành vi xấu
Ngay từ nhỏ, cha mẹ đã phải dạy con không được lấy đồ của ai khi chưa được sự cho phép, bởi đó chính là hành vi ăn cắp. Và dù có cố tình hay không thì hành vi đó đều bị mọi người đánh giá rất xấu. Hơn nữa, nếu trẻ em ăn cắp được 1 lần, sẽ dần dà trở thành thói quen bởi đã một lần lấy cắp thành công, lần sau trẻ sẽ tái diễn.
Dạy trẻ phải trả lời đúng, nói thật
Nhiều bậc cha mẹ đã phản ứng thái quá như tức giận hay cãi nhau khi bị vu chuyện ăn cắp. Nhưng việc dùng bạo lực trước mặt con không phải là biện pháp tốt, không những vậy nó còn mang kết quả ngược bởi đứa trẻ sẽ chỉ nhận được bài học tồi.
Cha mẹ nên làm gương tốt cho con khi xảy ra câu chuyện hiểu lầm như của cô Triệu nói trên. Hãy dùng bằng chứng để chứng minh sự trong sạch của mình, chứ không cần cãi cọ, đôi co thậm chí xô xát. Sau khi đã chứng minh con mình không có ý định lấy cắp món đồ, hãy giải thích cho con việc làm của con chưa đúng dù con không có ý định ăn cắp.
Theo Sohu/Helino
Có nên tiếp tục ăn tết ta?: 'Còn ăn tết ta, đất nước còn nghèo nữa' Lần đầu đề xuất việc không nên tiếp tục ăn tết ta vào năm 2006, tới nay, sau 14 năm GS Võ Tòng Xuân vẫn kiên định với ý kiến này. Theo ông, 'còn ăn tết ta, đất nước còn nghèo nữa'. Người dân mua hàng tết tại một siêu thị trên đường Tô Hiến Thành (Q.10, TP.HCM) Ảnh: Ngọc Dương Những ngày...