Hà Nội: Sĩ tử ùn ùn kéo vào Văn Miếu cầu may
Sáng nay (2/7), rất đông sĩ tử cùng người thân đã vào khu di tích Văn Miếu – Quốc tử giám để thắp hương, xin chữ cầu may.
Theo ghi nhận của PV Dân trí, ngay từ đầu giờ sáng nay, tại khu trung tâm hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu – Quốc tử giám (phường Quốc tử giám – Hà Nội), rất đông sĩ tử cùng người thân từ các tỉnh đã đổ về đây để thắp hương, xin chữ cầu may mắn trong đợt thi ĐH, CĐ sắp tới.
Ngay từ đầu giờ sáng, lượng người đến Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã rất đông
Xếp hàng khá lâu mới mua được vé vào
Bên ngoài lực lượng an ninh khu vực được tăng cường
Em Tô Thị Trang (18 tuổi, ở Nam Định) chia sẻ: “Em lên Hà Nội từ hôm qua, đăng ký thi vào trường Đại học Mở Hà Nội. Sáng nay em đến đây để cầu may, cầu cho kì thi sắp tới của em được thành công, em mong muốn đỗ đại học. Em nghĩ đến đây là để tinh thần mình được thoải mái, thành tâm là chính, chứ không nhất thiết phải sờ được vào bia tiến sĩ hay đầu rùa”.
Nhiều phụ huynh lo lắng cũng đến đây cầu may mắn cho con
Video đang HOT
Rất đông người xin chữ
Em Bùi Xuân Thiện ở Lạng Sơn (bìa trái) cho biết, em lên Hà Nội dự thi vào trường Đại học PCCC. Thiện xin chữ “THÀNH” với mong muốn mọi thứ đều thành công.
Phơi chữ cho khô mực
Ông Nguyễn Trọng Hoàng (50 tuổi) ở Bắc Ninh đưa con gái đi thi cho biết: “Năm nay cháu nó đăng ký thi vào trường Đại học Thành Đô và Đại học Nội vụ. Văn Miếu là nơi linh thiêng, hôm nay bố con tôi cũng vào đây thắp hương để cầu may, cầu cho cháu nó thi đỗ, toại nguyện mong muốn của cháu”.
Trao đổi với PV Dân trí, bà Phạm Thúy Hằng – PGĐ Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu Quốc Tử Giám – cho biết, lượng khách bắt đầu đông từ sáng qua (1/7) khoảng 8.000 lượt khách, chủ yếu là các cháu sinh và người nhà đưa con đi thi. Dự kiến ngày hôm nay và ngày mai lượng khách còn tăng lên. “Chúng tôi tăng cường 30 bảo vệ làm nhiệm vụ an ninh, chống trộm cắp móc túi, hướng dẫn nhân dân thăm quan. Nghiêm cấm tình trạng tiến sát, sờ đầu rùa và bia tiến sĩ. Chúng tôi có lực lượng túc trực tại các vị trí đó, ngoài ra có lực lượng thanh niên tình nguyện cũng hỗ ở đó. Phối hợp với Công an phường Quốc Tử Giám để tránh ùn tắc giao thông và đảm bảo an ninh trật tự” – bà Hằng nói.
Lực lượng TNTN có mặt ở nhiều vị trí trong khu Di tích
Đội nắng làm nhiệm vụ
Không có hiện tượng vượt rào để xoa bia tiến sĩ và sờ đầu rùa
Trung tá Mã Đức Tố – Trưởng Công an phường Quốc Tử Giám – cho biết, trong dịp đầu tháng 7, lượng học sinh cùng người nhà đổ về Hà Nội rất đông để chuẩn bị kỳ thi Đại học, Cao đẳng diễn ra từ 3/7-16/7/2014. Nên lượng người đến Khu Văn Miếu – Quốc tử giám những ngày này tăng đột biến, chính vì vậy công tác an ninh trật tự tiếp tục được tăng cường hơn nữa tại thời điểm này.
Trung tá Tố cho biết thêm, rất nhiều người dân và các cháu học sinh do lần đầu đến Hà Nội nên rất bỡ ngỡ về giao thông, vì vậy ngoài làm nhiệm vụ, lực lượng công an phường còn kiêm luôn cả hướng dẫn về giao thông cho nhân dân.
Gần trưa lượng du khách kéo về đây vẫn rất đông
Đến 11h trưa nay giữa cái oi bức nắng mưa thất thường của Hà Nội, lượng sĩ tử và người nhà vẫn kéo về Văn Miếu – Quốc Tử Giám ngày một đông. Theo ghi nhận của phóng viên, tại khu vực đặt 82 bia tiến sĩ, không thấy hiện tượng du khách cố nhoài hay nhảy vào để sờ vào bia, đầu rùa.
Nguyễn Dương – Tuấn Hợp
Theo Dantri
"Phố ông Đồ" vắng bóng người xin chữ
Khác với mọi năm, "Phố ông Đồ" sẽ được chuyển từ vỉa hè phố Văn Miếu vào khu vực Hồ Văn thuộc di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Điều này nhằm đảm bảo an ninh trật tự, mỹ quan đô thị cũng như tránh ảnh hưởng đến cảnh quan khu di tích.
Chỉ còn gần một tuần lễ nữa là tới tết Nguyên đán, trong những ngày này, phố phường Hà Nội càng trở nên tấp nập và đông vui hơn. Tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, du khách lại có dịp xin chữ cũng như tìm hiểu, khám phá về nghệ thuật thư pháp.
"Phố Ông Đồ" được di dời vào khu vực Hồ Văn thuộc khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Khác với mọi năm, năm nay, "Phố ông Đồ" sẽ được chuyển từ vỉa hè phố Văn Miếu vào khu vực Hồ Văn thuộc di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Điều này nhằm đảm bảo an ninh trật tự, mỹ quan đô thị cũng như tránh ảnh hưởng đến cảnh quan khu di tích.
Hình ảnh những ông đồ tại khu vực Hồ Văn - Quốc Tử Giám.
Tại khu vực Hồ Văn thuộc khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, hơn 30 nhà khung sắt, mái vải với bàn ghế đẹp được dựng lên để các ông ngồi sáng tác thư pháp. Những người này đều được chọn lọc và cấp thẻ hoạt động. Giá bán chữ cũng được niêm yết rõ ràng, tránh tình trạng "chặt chém", vòi vĩnh khách hàng. Xe của người dân đến "Phố ông Đồ" được đưa vào các điểm trông giữ...
Năm nay, "Phố ông Đồ" mở cửa từ 8h30-20h00 hàng ngày. Riêng đêm 30 Tết kéo dài đến 2h sáng; ngày mùng 1 và mùng 2 Tết kéo dài đến 22h để phục vụ người dân vui xuân. Ước tính sẽ có khoảng 60-70 "ông Đồ" tham gia viết thư pháp tại khu vực Hồ Văn thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Rất nhiều nhà khung sắt được dựng lên nhưng khu phố vẫn vóng bóng người.
Tuy nhiên, việc di dời "Phố Ông Đồ" cũng gây ra nhiều ý kiến trái chiều khác nhau. Nhiều người dân không được biết đến quy định này, cộng với việc khuôn viên tại khu Hồ Văn khá hẹp, nên chỉ lác đác một vài "ông Đồ" chịu ngồi lại.
Nhiều ông đồ cho rằng, quyết định này chưa hợp lý bởi những người viết chữ luôn ngồi sát tường bao, người dân vẫn đi lại trên vỉa hè được nên không gây ách tắc giao thông. Hiện nay, nhiều ông đồ chỉ dám trải thảm, đặt chiếc bàn nhỏ, treo một, hai câu đối ngoài vỉa hè khu Văn Miếu.
Nhiều ông đồ vẫn cho chữ tại khu vực vỉa hè khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Cũng như những năm trước, các ông đồ cho chữ tại Văn Miếu ở nhiều lứa tuổi khác nhau, họ thường mặc áo the, đầu đội khăn xếp, vừa viết những nét chữ vuông vắn vừa giảng giải nội dung, giới thiệu lịch của chữ Nho .
Du khách tới đây, nếu là người già thường hay xin chữ Hiếu, chữ Đức về cho con, người trẻ có hiếu hay xin chữ Phúc cho bố mẹ, ông bà. Người đi làm công sở thường xin chữ Nhẫn, du khách nước ngoài hay xin chữ Hạnh Phúc. Những người buôn bán thường xin chữ Phát, chữ Lộc.
Bài và ảnh: Nhữ Trang
Theo Dantri
Giả vờ là "Tây" để được chiều như khách VIP Ăn nhà hàng, đi du lịch, lên máy bay, mua sắm... đôi khi phải giả vờ là người nước ngoài mới mong được phục vụ tốt. Việc phân biệt đối xử giữa khách Việt với khách "Tây" diễn ra ở nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ gần đây khiến nhiều người khó chịu. Phũ phàng từ chối khách Việt Trươc đây, dư...