Hà Nội sẽ thành lập 4 đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết 2023
Hà Nội sẽ thành lập 4 đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết 2023 với đợt cao điểm diễn ra từ ngày 15/12/2022 đến hết ngày 12/3/2023.
Theo đó, UBND TP Hà Nội sẽ thành lập 4 đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra an toàn thực phẩm. Trong đó, đoàn số 1 do lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội làm trưởng đoàn kiểm tra tại các quận, huyện: Thạch Thất, Quốc Oai, Mỹ Đức, Hoài Đức, Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Hà Đông. Đoàn số 2 do lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội làm trưởng đoàn kiểm tra tại các quận, huyện: Gia Lâm, Long Biên, Phú Xuyên, Thường Tín, Thanh Xuân, Thanh Trì, Ba Đình.
Ngày 1/12, Đội Quản lý thị trường số 22 – Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội tiến hành kiểm tra đột xuất số 483 đường An Dương Vương, phường Đông Ngạc, phát hiện 1 tấn thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Đoàn số 3 do lãnh đạo Sở Công Thương Hà Nội làm trưởng đoàn kiểm tra tại các quận, huyện, thị xã: Thanh Oai, Chương Mỹ, Sơn Tây, Ba Vì, Cầu Giấy, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Nam Từ Liêm. Đoàn số 4 do lãnh đạo Cục Quản lý thị trường TP Hà Nội làm trưởng đoàn kiểm tra tại các quận, huyện: Đan Phượng, Phúc Thọ, Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Ứng Hòa.
Video đang HOT
UBND TP Hà Nội cũng yêu cầu cấp huyện thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm kiểm tra việc triển khai thực hiện công tác bảo đảm an toàn thực phẩm phục vụ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Quý Mão và lễ hội Xuân năm 2023 tại các xã, phường, thị trấn. Đồng thời, kiểm tra lễ hội, các cơ sở, dịch vụ, cơ sở sản xuất hộ gia đình, đại lý kinh doanh thực phẩm… đã được phân cấp trên địa bàn quận, huyện quản lý; phúc tra, giám sát các cơ sở do xã, phường kiểm tra.
Cấp xã tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm kiểm tra tại các lễ hội, cơ sở phục vụ, dịch vụ, cơ sở bán lẻ, chợ và thức ăn đường phố trên địa bàn xã, phường, theo phân cấp. Công tác kiểm tra tập trung vào các nhóm sản phẩm tiêu thụ nhiều trong dịp Tết, lễ hội và có yếu tố nguy cơ cao, các làng nghề chế biến thực phẩm, các cơ sở kinh doanh tại các chợ và siêu thị; kiểm tra liên ngành từ cấp TP đến cấp xã, phường, thị trấn…
UBND TP Hà Nội yêu cầu, các đoàn kiểm tra khi phát hiện vi phạm phải xử lý theo đúng quy định của pháp luật, tuyệt đối không để các sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm, không rõ nguồn gốc, không đúng quy định về ghi nhãn hoặc có các vi phạm khác lưu thông trên thị trường; không để các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố không bảo đảm an toàn thực phẩm tiếp tục hoạt động khi chưa thực hiện các biện pháp khắc phục hiệu quả.
Hà Nội thu giữ hàng nghìn chiếc bánh Trung thu trôi nổi, không rõ nguồn gốc
Mặc dù còn gần 3 tuần nữa mới đến Tết Trung Thu, nhưng thị trường bánh Trung Thu đã khá sôi động, đa dạng về chủng loại, mẫu mã và mức giá giúp người mua có nhiều sự lựa chọn.
Lực lượng chức năng kiểm đếm số bánh Trung thu không rõ nguồn gốc. Ảnh: TTXVN phát
Song, trên địa bàn thành phố Hà Nội, lực lượng chức năng đã phát hiện và thu giữ lượng lớn bánh Trung Thu trôi nổi, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
Liên tiếp trong những ngày qua, Đội 4, Phòng Cảnh sát Môi trường, Công an thành phố Hà Nội phối hợp với các Đội Quản lý thị trường thuộc Cục Quản lý thị trường Hà Nội phát hiện và thu giữ hàng nghìn chiếc bánh Trung thu không rõ nguồn gốc xuất xứ. Chẳng hạn, riêng trong ngày 26/8, lực lượng liên ngành đã phát hiện 2 vụ và thu giữ hơn 3.000 bánh Trung thu không rõ nguồn gốc trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
Cụ thể, qua kiểm tra việc kinh doanh, vận chuyển hàng hóa tại khu vực thị trấn Xuân Mai (Chương Mỹ, Hà Nội), Đội 4 Phòng Cảnh sát Môi trường, Công an thành phố Hà Nội đã phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 25, Cục Quản lý thị trường Hà Nội phát hiện phát hiện 1.057 cái xúc xích, 354 cái bánh Trung thu, 20 hộp bánh Fares không rõ nguồn gốc xuất xứ. Tại thời điểm kiểm tra, chủ hàng đã không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ số hàng trên.
Cùng ngày, tại khu vực trước cửa số nhà 97, tổ 2, khu Xuân Hà, thị trấn Xuân Mai, tổ công tác cũng đã phát hiện một xe ô tô đang dừng đỗ để bốc xếp hàng hóa là bánh Trung thu có bao bì in chữ nước ngoài. Lực lượng liên ngành đã phát hiện có 351 hộp bánh Trung thu (2.808 cái bánh) trên bao bì in chữ nước ngoài. Chủ hàng cũng không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ số hàng hóa trên. Tổ công tác đã lập biên bản, tạm giữ số hàng hóa trên để xác minh, xử lý theo quy định của pháp luật.
Trước đó, ngày 24/8, tổ công tác Đội 4 Phòng Cảnh sát Môi trường cũng phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 13 kiểm tra điểm tập kết bánh Trung thu tại khu vực ngõ 89 Lạc Long Quân, phường Nghĩa Đô (Cầu Giấy, Hà Nội). Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng liên ngành phát hiện hơn 4.700 chiếc bánh Trung thu các loại không có hóa đơn chứng từ, chứng minh nguồn gốc xuất xứ.
Trung tá Nguyễn Thành Trung, Phó Đội trưởng Đội 4, Phòng Cảnh sát Môi trường, Công an thành phố Hà Nội cho biết, nhu cầu sử dụng bánh Trung thu của nhân dân tăng cao nên nhiều đối tượng đã tìm mua các loại bánh Trung thu và nguyên liệu sản xuất có nguồn gốc xuất xứ nước ngoài về bán kiếm lời. Những thực phẩm trên không được kiểm soát chất lượng, nên có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Một trong những loại bánh Trung thu không rõ nguồn gốc vừa bị thu giữ. Ảnh: TTXVN phát
Trong dịp này, lực lượng Cảnh sát Môi trường thuộc Công an thành phố Hà Nội sẽ phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý những đối tượng vi phạm để góp phần đảm bảo quyền lợi, tính mạng, sức khỏe cho nhân dân đón Tết Trung thu an toàn.
Lực lượng Cảnh sát Môi trường cũng khuyến cáo nhân dân hãy tự bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình bằng việc sử dụng những hàng hóa có nguồn gốc, xuất xứ rõ rang, được cơ quan chức năng kiểm soát và công bố chất lượng sản phẩm.
Đặc biệt, người dân không nên tìm mua những hàng hóa không nhãn mác hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đồng thời, nếu người dân phát hiện thấy đối tượng nào sản xuất, kinh doanh hàng hóa là lương thực, thực phẩm không rõ nguồn gốc. Hoặc, không đảm bảo quy định về an toàn thực phẩm thì kịp thời báo cho lực lượng chức năng và chính quyền địa phương để kịp thời kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Tín hiệu khả quan từ mô hình kiểm soát an toàn thực phẩm bếp ăn trường học ở Hà Nội Hiện nay, thành phố Hà Nội có 10 quận, huyện với 215 trường tiểu học tham gia thí điểm mô hình kiểm soát an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể, góp phần nâng cao chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo sức khỏe và sự an toàn cho học sinh. Hà Nội cần nhân rộng mô hình an...