Hà Nội sẽ “sơn” taxi 5 màu để… chống ùn tắc ?
Sở GTVT Hà Nội đang hoàn thiện Dự thảo Quy chế quản lý hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi. Điểm nổi bật của dự thảo là áp dụng 5 màu sơn đối với các hãng taxi, phân vùng hoạt động, quy định gắn mào cho loại hình taxi công nghệ… nhằm giải quyết bài toán ùn tắc, lập lại trật tự văn minh đô thị.
Sắp tới, Hà Nội có nhiều biện pháp quản lý chặt hơn đối với loại hình vận tải hành khách bằng taxi. Ảnh: Lê Bảo
Nhiều điểm nổi bật trong dự thảo
Sở GTVT Hà Nội đang khẩn trương tổng hợp các ý kiến đóng góp nhằm sớm hoàn thiện Dự thảo Quy chế quản lý hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi trên địa bàn, trình UBND TP Hà Nội xem xét và dự kiến quy chế sẽ được ban hành trong năm 2019. Trong Dự thảo, UBND TP Hà Nội thống nhất quản lý về phương tiện taxi theo kế hoạch phát triển các phương tiện vận tải công cộng trên địa bàn thành phố, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020.
Tại điều 5 trong Dự thảo có nêu: Xe taxi phải đáp ứng được đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành: Có đăng ký, đăng kiểm còn thời hạn; đáp ứng tiêu chuẩn khí thải; đảm bảo các quy định về: niêm yết trên phương tiện, phòng chống cháy nổ, lắp đặt thiết bị thông tin liên lạc, phù hiệu, hộp đèn, đồng hồ tính cước, thiết bị in hóa đơn; niêm yết các quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, hướng dẫn thông tin hành khách; được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình GPS; lắp đặt thiết bị thu phí tự động và các quy định tại Quy chế này.
Tại điểm 3 – Điều 5: Thống nhất thiết kế 5 màu cơ bản (vàng, đỏ, trắng, xanh, ghi). Từ năm 2019 đến năm 2025 xe taxi thay mới, tăng thêm sẽ áp dụng màu sơn chung. Từ năm 2026, thống nhất áp dụng màu sơn chung đối với xe taxi hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội. Các doanh nghiệp taxi được lựa chọn các màu đã quy định và đăng ký thương hiệu riêng của mình.
Video đang HOT
Tại Điều 9 Dự về Quy định tổ chức hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi nêu: Đơn vị taxi xây dựng, chịu trách nhiệm thực hiện phương án kinh doanh theo vùng phục vụ đăng ký với Sở Giao thông vận tải để theo dõi, quản lý theo quy định. Trong 1 tháng, xe taxi phải đảm bảo thời gian hoạt động trong vùng phục vụ đã đăng ký tối thiểu 70% tổng thời gian hoạt động trong tháng đó.
Dự thảo cũng quy định phần mềm dùng chung đối với taxi Hà Nội: Sau 6 tháng kể từ ngày Quy chế này có hiệu lực, các đơn vị taxi phải sử dụng phần mềm dùng chung của taxi Hà Nội. Dữ liệu phần mềm dùng chung của taxi Hà Nội được kết nối với hành khách, lái xe và đơn vị taxi thông qua các thiết bị thông minh (điện thoại thông minh, máy tính bảng). Đơn vị taxi, lái xe không được dùng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi để can thiệp vào phần mềm dùng chung của taxi Hà Nội. Thông qua phần mềm dùng chung của taxi Hà Nội để điều hành khoa học, tối ưu hóa hành trình vận tải nhằm giảm chi phí và đạt hiệu quả hoạt động của đơn vị taxi.
Giải pháp giúp Hà Nội chống ùn tắc (?!)
Với sự gia tăng chóng mặt của các phương tiện taxi tại Hà Nội trong những năm qua đã và đang làm đau đầu các nhà quản lý. Tuy nhiên, dưới góc độ là chuyên gia có nhiều năm nghiên cứu về loại hình kinh doanh vận tải này, ông Nguyễn Công Hùng – Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội cho rằng, Dự thảo lần này là giải pháp chống ùn tắc, tránh ô nhiễm môi trường cũng như các cơ quan quản lý dễ dàng quản lý hoạt động kinh doanh taxi hơn.
Nói về điều này, ông Hùng cho biết: “Hơn 20 năm qua, loại hình vận tải hành khách taxi đã hoạt động tại Thủ đô, nhưng đến bây giờ mới ra được Quy chế quản lý taxi bởi trên thực tế trong suốt 4 năm qua sự gia tăng của các phương tiện taxi ồ ạt”. Cũng theo Chủ tịch Hiệp hội taxi Hà Nội, trước đây Hà Nội quản lý xe taxi được đánh giá là rất tốt bởi chỉ có hơn 19.000 phù hiệu được cấp cho các doanh nghiệp vận tải bằng hình thức taxi với hơn 100 doanh nghiệp. Nhưng đến nay chỉ còn 74 doanh nghiệp kinh doanh taxi do đã sát nhập, chuyển đổi với nhau nên còn hơn 15.000 xe taxi hoạt động.
Cũng theo Chủ tịch Hiệp hội taxi Hà Nội, trong 4 năm vừa qua hoạt động của loại hình taxi công nghệ quá giới hạn, quá thời hạn cho phép, cũng không có tổng kết, đánh giá. Do chưa đưa ra được biện pháp để quản lý chặt chẽ loại hình này, làm cho phương tiện gia tăng cục bộ. Chỉ trong 3 năm đã phát triển lên đến hơn 31.000 phù hiệu cộng với hơn 15.000 xe taxi nữa đã khiến phá vỡ quy hoạch của Thủ đô. Gây nên ùn tắc, ô nhiễm. Vì quy hoạch Thủ đô đến tầm nhìn năm 2025 chỉ hơn 25.000 xe taxi nhưng đến nay đã hơn 50.000 chiếc. Chính sự phát triển mạnh mẽ loại hình này đã gây ra bất bình đẳng, phương tiện tăng tràn lan gây ô nhiễm môi trường, nhà nước thất thoát kinh phí.
Nói về vấn đề Hà Nội sẽ quy định 5 màu sơn đối với taxi, ông Hùng cho rằng: “Trong bối cảnh trên, Hà Nội phải chủ động tháo gỡ cho mình. Đối với 5 màu sơn xuất phát từ nhận diện, yêu cầu các loại hình kinh doanh vận tải đều có nhận diện để quản lý. Minh chứng gần 4 năm vừa qua, loại hình xe công nghệ không có nhận diện nào, dẫn đến các cơ quan quản lý nhà nước, CSGT, Thanh tra giao thông không xử lý được loai hình phương tiện này. Cách đây 4 năm có 26 tuyến phố cấm xe taxi nhưng vẫn không giải quyết được ùn tắc, nhưng đến nay còn lại 11 tuyến phố vẫn cứ ùn tắc bởi vì tất cả là nhận diện không quản lý được.
“Trong Dự thảo cũng học tập các nước bạn xung quanh, tất cả các nước phát triển đều có phân vùng hoạt động. Taxi có đường đi riêng, điểm đỗ riêng, nội thành 1 màu sơn, ngoại thành 1 màu sơn. Hiệp hội taxi Hà Nội cũng tham gia rất nhiều trong việc đóng góp ý kiến với Sở GTVT Hà Nội để xây dựng quy chế quản lý taxi. 5 màu sơn chủ đạo dựa trên hoạt động của các hãng taxi đang hoạt động hiện tại, chính vì vậy gần như không ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Việc chuyển đổi 5 màu sơn ngăn chặn tình trạng các hãng taxi xin phù hiệu ở các tỉnh khác về. Với khách hàng, ra đường họ có thể dễ dàng nhận diện thấy những hãng taxi nào đang hoạt động tại Thủ đô. Cơ quan quản lý nhà nước chỉ cần nhìn 5 màu sơn này là biết hãng taxi đang hoạt động ở địa bàn nào”, Ông Nguyễn Công Hùng nói.
Lê Bảo
Theo Giadinhnet
TP Hồ Chí Minh triển khai thủ tục biên phòng điện tử tại các cửa khẩu
Sáng 13/9, UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện Quyết định 15/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện thủ tục biên phòng điện tử tại các cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Ngô Minh Châu nhấn mạnh: Để phù hợp với xu thế chung của các cảng biển trong khu vực và trên thế giới, phục vụ cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi, nhanh chóng về thủ tục đối với tàu thuyền đến, rời cửa khẩu cảng phù hợp với các tiêu chuẩn và khuyến nghị của công ước tạo thuận lợi trong giao thông hàng hải quốc tế (công ước FAL 65), các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng, trong đó có Bộ đội Biên phòng đã và đang thực hiện chuyển đổi cách thức làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh tại cửa khẩu cảng cho người, phương tiện đến, rời cảng biển từ thủ công sang cách thức điện tử thông qua cổng thông tin thủ tục Biên phòng điện tử cảng biển.
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y làm thủ tục xuất, nhập cảnh cho người dân. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Để nâng cao hiệu quả công tác triển khai thủ tục biên phòng điện tử, ông Ngô Minh Châu yêu cầu Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng của thành phố quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm túc, thường xuyên và hiệu quả Quyết định 10/2016/QĐ-TTg về thực hiện thủ tục biên phòng điện tử cảng biển; đẩy mạnh công tác giáo dục, tư tưởng tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức trách nhiệm trong công tác quản lý, kiểm soát xuất nhập cảnh; xác định đây là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, xuyên suốt của cấp ủy, chỉ huy các đơn vị.
Bên cạnh đó, lực lượng Biên phòng thành phố tiếp tục đẩy mạnh, triển khai dự án "Nâng cao cải cách thủ tục hành chính trong kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu cảng biển của Bộ đội Biên phòng Thành phố Hồ Chí Minh"; tiếp tục phối hợp với các sở, ngành liên quan của thành phố phát huy hơn nữa hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính, kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo gìn an ninh trật tự tại cửa khẩu cảng thành phố.
Theo Đại tá Tô Danh Út, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng TP Hồ Chí Minh, những năm qua, Bộ đội Biên phòng thành phố đã xây dựng các Nghị quyết chuyên đề, chương trình kế hoạch hành động nâng cao chất lượng công tác cửa khẩu trong tình hình mới, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách thủ tục hành chính; cải cách các quy trình công tác ngày càng hoàn thiện hơn nhằm tạo điều kiện thông thoáng trong hoạt động xuất nhập cảnh, lưu thông hàng hóa qua cửa khẩu cảng biển.
Đại tá Tô Danh Út cho biết, trong thời gian tới Bộ đội Biên phòng TP Hồ Chí Minh sẽ phối hợp với các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương; các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành cảng biển; các tổ chức, doanh nghiệp hàng hải, doanh nghiệp cảng biển để giúp Bộ đội Biên phòng thành phố hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao, góp phần tăng cường sự ổn định quốc phòng - an ninh, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, của thành phố.
Tại Hội nghị, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng TP Hồ Chí Minh đã giới thiệu về nội dung và ý nghĩa việc triển khai Quyết định 10/2016/QĐ-TTg về thực hiện thủ tục biên phòng điện tử cảng biển trên thực tế tại thành phố.
Theo đó, việc triển khai thủ tục điện tử góp phần đảm bảo sự bình đẳng, công khai, minh bạch, nhanh chóng, an toàn, thuận lợi; tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về giao dịch điện tử, xuất nhập cảnh và phù hợp với các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên.
Các đại biểu tham dự Hội nghị cũng nghe, trao đổi kinh nghiệm về quá trình thực hiện Quyết định số 10/2016/QĐ-TTg ngày 03/3/2016 về thủ tục biên phòng điện tử cảng biển; các khó khăn và đề xuất giải pháp giải quyết vướng mắc trong việc khai báo thủ tục biên phòng điện tử; thực hiện thủ tục Biên phòng điện tử kết nối cổng thông tin một cửa quốc gia...
Sau Hội nghị triển khai cấp thành phố, trong thời gian tới Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng TP Hồ Chí Minh tiếp tục tổ chức triển khai xuống cấp cơ sở tại 39 bến cảng và hơn 250 công ty dịch vụ, vận tải hàng hải tại TP Hồ Chí Minh.
Theo Xuân Khu (TTXVN)
Đừng để đường mới làm xong lại "sửa - hỏng - sửa" Đường hỏng, khắc phục rất tốn kém, tăng chi phí mà không tạo ra giá trị hữu ích, không tương xứng với vốn đầu tư đã chi ra. Đường tránh đoạn qua địa phận thị trấn huyện Chư Sê (Gia Lai) có vốn đầu tư 250 tỉ đồng mới làm xong đã nứt toác, biến dạng mặt đường gần 200 mét dài, hở...