Hà Nội sẽ phân vùng, “mặc đồng phục” cho gần 20.000 taxi?
Hà Nội dự kiến đưa ra lộ trình “mặc đồng phục” cho khoảng 20.000 xe taxi trên địa bàn TP. Cụ thể, từ năm 2026, thống nhất áp dụng màu sơn chung đối với xe taxi hoạt động trên địa bàn TP.Hà Nội.
Sở GTVT Hà Nội đang xây dựng Dự thảo Quy chế Quản lý hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi trên địa bàn TP.Hà Nội; lấy ý kiến của các bộ, ngành liên quan. Trong dự thảo này, dự kiến sẽ có thêm nhiều quy định chặt chẽ hơn cho hoạt động khai thác vận tải bằng taxi. Theo đó, Hà Nội đề xuất quy định niên hạn sử dụng của xe taxi theo quy định của Chính phủ.
Mặc 3 “màu áo”
Theo dự thảo, từ năm 2019 đến năm 2025 xe taxi thay mới, tăng thêm sẽ áp dụng màu sơn chung; từ năm 2026, thống nhất áp dụng màu sơn chung đối với xe taxi hoạt động trên địa bàn TP.Hà Nội.
Hà Nội sẽ phân vùng và “khoác đồng phục” cho khoảng 20.000 taxi. Ảnh minh họa: Thành An
Dự kiến từ năm 2019 – 2025 sẽ thống nhất 3 màu sơn cho xe taxi gồm: xanh, ghi bạc, trắng. Hiệp hội Taxi Hà Nội được giao nhiệm vụ liên hệ với Cục Sở hữu Trí tuệ, Bộ Khoa học – Công nghệ để đăng ký màu sơn chung cho taxi Hà Nội.
Dự thảo của Sở GTVT Hà Nội cho biết, xe taxi hết niên hạn sẽ không được hoạt động kinh doanh trên địa bàn Hà Nội. Xe taxi cũng sẽ phải đảm bảo quy định về tiêu chuẩn khí thải, đối với xe đang hoạt động đảm bảo tiêu chuẩn khí thải theo quy định hiện hành.
Đối với xe taxi thay mới kể từ khi Quy chế có hiệu lực: Đảm bảo tiêu chuẩn khí thải mức 4; từ ngày 1.1.2022: đảm bảo tiêu chuẩn khí thải mức 5.
Sở GTVT Hà Nội cho rằng, việc áp dụng 3 màu sơn chung đối với xe taxi trên địa bàn TP nhằm thể hiện nét văn minh đô thị, cũng như nhận diện taxi Hà Nội dễ dàng.
Bởi hiện nay, trên địa bàn TP taxi có rất nhiều màu làm lực lượng chức năng, khách hàng khó nhận biết đâu là taxi Hà Nội, đâu là taxi tỉnh khác về Hà Nội hoạt động và “taxi dù”.
Dùng chung phần mềm
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Sở GTVT cũng quy định các hãng taxi Hà Nội sẽ dùng dung phần mềm của taxi Hà Nội. Theo đó, từ ngày 1.1.2019, các đơn vị taxi phải sử dụng phần mềm dùng chung của Trung tâm Quản lý phần mềm dùng chung taxi Hà Nội, do Hiệp hội Taxi Hà Nội xây dựng và điều hành.
Dữ liệu phần mềm dùng chung của taxi Hà Nội được kết nối với hành khách, lái xe và đơn vị taxi thông các thiết bị thông minh (điện thoại thông minh, máy tính bảng).
“Việc thành lập tổng đài chung, khách hàng sẽ có nhiều lựa chọn hơn khi vào ứng dụng của taxi Hà Nội bởi xung quanh họ sẽ hiển thị tất cả các hãng và khách hàng có quyền lựa chọn hãng nào, giá thời điểm đi là bao nhiêu thay vì việc chỉ vào ứng dụng của một doanh nghiệp taxi như hiện tại”, ông Nguyễn Công Hùng – Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội.
Quy định về Trung tâm quản lý phần mềm dùng chung taxi Hà Nội của các đơn vị taxi được nêu cụ thể, đơn vị taxi, lái xe không được dùng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi để can thiệp vào phần mềm dùng chung của taxi Hà Nội.
Phần mềm dùng chung của taxi Hà Nội thuộc Trung tâm quản lý phần mềm dùng chung taxi Hà Nội phải được kết nối với Trung tâm điều hành giao thông chung của TP; giám sát việc hoạt động của các đơn vị taxi đảm bảo chất lượng đã đăng ký và việc thực hiện theo các quy định của Quy chế.
Một điểm mới khác là Hà Nội sẽ tổ chức hoạt động kinh doanh vận tải bằng taxi theo vùng. Vùng phục vụ của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi là khu vực xác định theo địa giới hành chính mà xe taxi của các đơn vị vận tải được đăng ký khai thác (tập trung dừng, đỗ, đón, trả khách), gồm 2 vùng: Vùng 1 bao gồm địa giới hành chính các quận trên địa bàn thành phố; vùng 2 gồm địa giới hành chính tại các huyện, thị xã còn lại của Hà Nội.
Taxi cũng sẽ được bố trí điểm đỗ xe taxi công cộng, các điểm này có thể được bố trí riêng biệt hoặc xen lẫn với các điểm đỗ xe công cộng khác; thực hiện theo quy hoạch chung đối với các điểm dừng, đỗ trên địa bàn thành phố; phải có vị trí dành cho xe taxi (tùy vào quy mô điểm đỗ).
“Taxi được dừng, đón, trả khách tại điểm đón trả khách cho xe taxi trong thời gian không quá 2 phút. Sau 2 phút, xe taxi phải di chuyển khỏi điểm đón, trả khách. Các xe taxi hoạt động tại vùng 2 khi đưa khách vào các điểm đón, trả khách trong vùng 1 chỉ được trả khách, không được dừng, chờ đón khách tại các điểm đó và ngược lại.
Xe taxi được dừng, đỗ tại các điểm đỗ xe công cộng không quá 20 (hai mươi) phút. Sau thời gian 20 phút, xe taxi phải di chuyển khỏi điểm đỗ công cộng. Nếu xe taxi có nhu cầu đỗ quá thời gian 20 phút thì phải nộp phí trông giữ xe theo quy định”, dự thảo nêu.
Về việc này, ông Nguyễn Công Hùng – Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội cho biết, rất đồng thuận với các quy định của dự thảo quản lý taxi của Hà Nội. Việc Hà Nội xây dựng quy chế quản lý taxi mục tiêu là để kiểm soát chất lượng phương tiện, kiểm soát được chất lượng của lái xe. Khi Hà Nội đưa ra quy chế này sẽ quản lý được tất cả các loại hình, trong đó có cả taxi công nghệ; Đảm bảo các loại hình đã kinh doanh vận tải là phải tuân thủ các điều kiện quản lý của Nhà nước.
Theo Danviet
Xe ôm công nghệ "đe dọa" giao thông công cộng
Sự phát triển ồ ạt vơi sô lương lơn của "xe ôm công nghê" giá rẻ như Grab, GoViet đang tao ra một thê lưc mơi trong kinh doanh vân tai và canh tranh trực tiếp vơi xe buýt.
Xe ôm Grab và Go Viet đứng bắt khách lấn hết điểm dừng đón trả khách của xe buýt trên đường Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội - Ảnh: Khánh Linh
Khách đi xe buýt giảm vì quá nhiều xe ôm công nghệ
Thời gian gần đây, nhiều tuyến buýt trên địa bàn TP HCM phải hủy tuyến hoặc tạm ngưng hoạt động do vắng khách. Sản lượng vận tải của xe buýt cũng liên tục sụt giảm.
Theo ông Trần Quang Lâm, Phó giám đốc Sở GTVT TP HCM, từ đầu năm đến nay, tuyến buýt có trợ giá số 149 va tuyến 40 phải xin tạm ngưng hoạt động do nhu cầu đi lại trên tuyến thấp và không đảm bảo chi phí duy trì hoạt động. Mới đây, hai tuyến buýt số 37 và 60 cũng chung sô phân và dừng hoạt động.
Ly giai nguyên nhân cua sư sut giam nay, ông Lâm cho biêt, sản lượng xe buýt giảm do có sự cạnh tranh của các loại hình vận chuyển như Grab, GoViet. Sự xuất hiện của loai hinh xe máy ứng dụng công nghệ phát triển nhanh, cạnh tranh vơi xe buýt về vận chuyển hành khách, giao hàng... "Đây là khó khăn mới nảy sinh, dẫn đến tinh trang xe buyt sản lượng thấp, doanh thu giảm", ông Lâm nói.
"Việc xe buýt giảm khách do xe ôm công nghệ là thực tế. Với lượng xe máy quá nhiều, cac thành phố cần nghiên cứu việc hạn chế xe cá nhân mới có đường cho xe buýt chạy".
PGS.TS. Nguyễn Trọng Hòa
Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP HCM
Ông Trần Chí Trung, Giám đốc Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP HCM cho biết, so với cùng kỳ năm ngoái, sản lượng xe buýt giảm 8%. Có nhiều nguyên nhân sụt giảm, trong đó số lượng lớn hành khách chuyển sang sử dụng phương tiện Grabbike. "Sở GTVT đã có văn bản đề nghị Grab cung cấp thông tin số lượng xe Grabbike và hành khách sử dụng phương tiện này trên địa bàn thành phố, tuy nhiên Grab từ chối cung cấp", ông Trung chia sẻ.
Tại Hà Nội, trong nhiều năm, sản lượng vận tải từ xe buýt trồi sụt, liên tục giảm. Đến năm 2018 mới bắt đầu tăng nhẹ. Theo Sở GTVT Hà Nội, gần đây, Hà Nội mở thêm nhiều tuyến buýt kết nối các huyện ngoại thành nên được người dân lựa chọn nhiều hơn, sản lượng xe buýt mới tăng dần.
Tuy nhiên, với sự xuất hiện của loại hình xe hợp đồng, nhất là xe ôm công nghệ cũng phần nào ảnh hưởng đến tăng trưởng của vận tải khách công cộng. Đại diện Sở GTVT Hà Nội cho biết đang đề nghị các quận huyện trên địa bàn, các công ty phần mềm như Grab, Go Viet thống kê số lượng xe đăng ký hoạt động, sau đó sẽ phối hợp để quản lý. Xe công nghệ bùng phát khiến hoạt động vân tai khach công công phần nào bị yếu thế.
Tại Văn bản 1871 báo cáo kết quả thực hiện 9 tháng đầu năm 2018, Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông đô thị cũng nêu ra một loạt khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động của xe buýt, trong đó có sự cạnh tranh của một số loại hình vận tải mới xuất hiện là Grabbike, GoViet. "Các loại hình trên cơ động, tiện dụng sử dụng công nghệ, giá rẻ có sức hấp dẫn với người dân, nhất là những người có nhu cầu đi cự ly ngắn", trung tâm này phân tích.
Tìm hiểu của PV Báo Giao thông, hiện Grabbike có số lượng khoang 120.000 tài xế. Gần đây, với sự xuất hiện của GoViet, càng khiến số lượng tài xế xe ôm công nghệ thêm đông đảo. Những sắc áo xanh của Grab và đỏ của GoViet phủ khắp các tuyến đường trên địa bàn Hà Nội và TP HCM. Theo bà Tan Hooi Ling - đồng sáng lập Grab, hiện nay cứ 10 người dân Việt Nam có 2 người dùng dịch vụ của Grab. Đến năm 2020, tỷ lệ này sẽ tăng lên 50%.
Xe ôm công nghệ Grab và GoViet đứng tràn dưới lòng đường Láng Hạ, Hà Nội chờ bắt khách gây cản trở giao thông - Ảnh: Khánh Linh
Phá vỡ quy hoạch vận tải công cộng, thêm ùn tắc
TS. Vu Anh Tuân, Giam đôc Trung tâm Nghiên cưu GTVT Đai hoc Viêt Đưc nhin nhân, cơ sơ ha tâng giao thông hiện còn hạn chế. Mạng lưới giao thông công công như xe buýt và tàu điện vẫn còn mỏng. "Xe ôm sẽ vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các hệ thống giao thông công công, la phương tiện kết nối với các trạm giao thông để tăng cường vùng hấp dẫn cho giao thông công công", TS. Tuấn nói.
Tuy nhiên, ông Trần Quang Lâm, Phó giám đốc Sở GTVT TP HCM cho rằng, về lâu dài, phương tiện này đang ảnh hưởng rất lớn quy hoạch và giao thông đô thị. Ngoài số lượng xe gắn máy lớn, một lượng xe ôm công nghệ có thể làm tăng lượng xe cá nhân gây nên tình trạng ùn tắc, TNGT. Đây là loại hình không được khuyến khích trong các đô thị lớn như TP HCM.
Theo ông Lâm, để hạn chế xe cá nhân, đặc biệt là xe máy, TP HCM đang từng bước hạn chế loại hình này. Cụ thể, đề án về tăng cường vận tải giao thông công cộng kết hợp kiểm soát phương tiện cơ giới giao thông ở TP HCM đề xuất hạn chế, cấm hẳn xe máy vào khu vực trung tâm thành phố (các quận 1, 3, 5 và 10) vào năm 2030.
Ông Nguyễn Bá Hoàng, Phó hiệu trưởng trường Đại học GTVT TP HCM nhận định, xe ôm công nghệ là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến sản lượng xe buýt. Để quản lý loại hình xe ôm công nghệ, sắp tới thành phố cần đánh thuế thu nhập cá nhân, thuế môi trường, thuế ùn tắc giao thông đối với loại hình xe ôm công nghệ. Như vậy giá dịch vụ sẽ bị đẩy cao lên không còn thấp như hiện nay, từ đó số lượng xe Grabbike sẽ giảm.
TS. Nguyễn Hữu Đức, chuyên gia tư vấn cao cấp về quy hoạch giao thông Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) cho răng, sự bùng phát của xe máy cũng là hệ quả của việc chúng ta đang không có cơ chế quản lý loại hình phương tiện này...
"Để hạn chế sự bùng phát của xe ôm công nghệ nói riêng, phương tiện cá nhân nói chung, phương tiện công cộng cũng phải nâng cao chất lượng, tạo động lực để khách hàng tự nguyện chuyển đổi hình thức dịch vụ. Khi tính cạnh tranh về thời gian, tiền bạc, chất lượng phục vụ được nâng cao, phương tiện công cộng sẽ được đề cao, phương tiện vận tải cá nhân sẽ phải giảm đi để cân bằng lợi nhuận", TS. Đức nói.
Còn TS. Vu Anh Tuân cho răng: "Trong quản lý nhà nước đôi vơi các dịch vụ xe ôm cân đat được 2 mục đích la cải thiện chất lượng dịch vụ va kết nối xe ôm với hệ thống giao thông công công. Các nội dung quản lý sẽ bao gồm: Thiết lập cước phí, đăng ký và cấp phép hoạt động, an toàn đối với hành khách, khí thải. Bài học của Thái Lan trong quản lý xe ôm thiết lập thông qua Luật Quản lý phương tiện quy đinh rât cu thê vê điêu kiên an toan cho hanh khach, cơ cấu giá vé, biển số xe, đăng ký kinh doanh và trả thuế hàng năm va xư ly cac vi phạm", TS. Tuân noi.
Nhom PV
Theo baogiaothong
Chưa xong kiện, Grab bị Hiệp hội vận tải ô tô "kể tội" lên Chính phủ Đề nghị Chính phủ áp dụng phần mềm quản lý vận tải đối với cả 5 loại hình vận tải chứ không chỉ riêng 2 loại là xe hợp đồng và xe du lịch. Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam (VATA) vừa có văn bản gửi tới Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc kiến nghị về xử lý những bất...