Hà Nội sẽ lắp thêm 9 điểm phát WiFi miễn phí
Đây là một trong những hoạt động đang được Sở Thông tin & Truyền thông (TT&TT) Hà Nội triển khai nhằm chuyển đổi số và thu hút thêm lượng du khách cho ngành du lịch Thủ đô.
Theo đánh giá mới nhất của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), nhờ hoạt động tiêm chủng vaccine Covid-19, ngành du lịch thế giới sẽ có bước hồi phục chậm vào đầu năm và lấy đà tăng trưởng vào nửa cuối năm 2021.
Tổ chức UNWTO cũng đánh giá, du lịch nội địa vẫn là xu hướng chính trong năm nay, chiếm 90% lượng du khách. Trong bối cảnh đại dịch, người dân có xu hướng đi du lịch gần nơi cư trú, những điểm đến gần gũi với thiên nhiên (chiếm 60%) và đi theo nhóm nhỏ hoặc gia đình. Hoạt động du lịch quốc tế khả năng sẽ được mở lại từ cuối quý III/2021.
Bà Đặng Hương Giang – Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội chia sẻ về tình hình phát triển du lịch của Thủ đô.
Theo Tổng cục Du lịch đánh giá, du lịch nội địa sẽ vẫn là nhân tố chủ chốt trong năm nay. Với sự kiểm soát dịch tốt của Chính phủ, trang Booking.com cũng nhận định 71% người dân Việt Nam sẵn sàng đi du lịch. Đây là những tín hiệu tốt cho ngành du lịch Việt Nam.
Trên địa bàn thành phố Hà Nội, tình hình dịch bệnh hiện đã có chuyển biến tích cực và cơ bản được kiểm soát. Từ 0h00 ngày 23/3, UBND Thành phố đã cho phép mở cửa các loại hình kinh doanh, dịch vụ như quán bar, karaoke, vũ trường, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phục hồi của hoạt động du lịch, dịch vụ.
Video đang HOT
Lễ ký kết Chương trình phối hợp về việc nâng cao hiệu quả thông tin tuyên truyền, quảng bá và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động du lịch Thủ đô.
Trong bối cảnh này, Sở Du lịch và Sở TT&TT Hà Nội đã thống nhất ký kết Chương trình phối hợp về việc nâng cao hiệu quả thông tin tuyên truyền, quảng bá và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động du lịch Thủ đô giai đoạn 2021-2025.
Chương trình phối hợp nhằm hướng đến mục tiêu hợp tác giữa hai Sở trong việc nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền quảng bá cho các hoạt động, sự kiện du lịch của Hà Nội. Thông qua cơ chế phối hợp, hai đơn vị muốn đổi mới cách thức, nội dung thông tin, truyền thông nhằm chuyển đổi số trong ngành du lịch.
Theo bà Đặng Hương Giang – Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội, ngành du lịch đã đóng góp 12,54% GDP của Hà Nội trong năm 2019. Tuy nhiên, con số này đã sụt giảm xuống chỉ còn 3,54%GDP trong năm 2020.
Để giải quyết tình trạng trên, ngoài việc chuyển đổi số và ứng dụng CNTT, Sở Du lịch sẽ tổ chức nhiều hoạt động kích cầu và tuyên truyền để quảng bá cho ngành du lịch của Thành phố.
Hiện đã có 25 điểm phát WiFi miễn phí được triển khai tại các điểm du lịch nổi tiếng của Hà Nội.
Bà Giang cho rằng, các doanh nghiệp trong ngành du lịch hiện đã sẵn sàng cho việc chuyển đổi số. Việc chuyển đổi số chính là ứng dụng các công nghệ số để số hóa, từ đó giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí hơn và cung cấp các dịch vụ hoàn hảo hơn cho du khách.
Thành phố rất ủng hộ việc chuyển đổi số và xây dựng môi trường du lịch xanh, sạch, thân thiện, an toàn, hấp dẫn, mang tới những trải nghiệm khó quên để có thể níu chân du khách.
Giám đốc Sở TT&TT – Hà Nội Nguyễn Thanh Liêm.
Theo ông Nguyễn Thanh Liêm – Giám đốc Sở TT&TT Hà Nội, trước tầm quan trọng của ngành du lịch Thủ đô, Sở TT&TT Hà Nội đã đề xuất với Sở Du lịch Hà Nội về việc gánh vác một phần trách nhiệm tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Thành phố. Sở TT&TT Hà Nội cũng sẽ hỗ trợ Sở Du lịch Hà Nội trong việc chuyển đổi số hoạt động du lịch.
Hiện tại, Hà Nội đã tổ chức lắp đặt 25 điểm phát WiFi miễn phí theo hình thức xã hội hoá. Theo đó, người dân đến các điểm du lịch nổi tiếng tại Thủ đô sẽ được sử dụng WiFi miễn phí. Dự kiến, Hà Nội sẽ tăng thêm 9 điểm phát WiFi miễn phí trong năm 2021.
Những nỗ lực này được thực hiện nhằm giúp du khách có trải nghiệm tốt nhất khi đi du lịch trên địa bàn Thủ đô, Giám đốc Sở TT&TT Hà Nội Nguyễn Thanh Liêm cho biết.
Thị trường IoT công nghiệp toàn cầu ước đạt 263,4 tỷ USD vào 2027
Theo một báo cáo của Research And Markets cho biết, thị trường IoT trong công nghiệp (IIoT) toàn cầu dự kiến sẽ đạt 263,4 tỷ USD vào năm 2027, tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 16,7% trong giai đoạn 2019-2027.
Research and Markets, trang mạng chuyên cung cấp thông tin tư liệu và nghiên cứu thị trường toàn cầu nhận định, thị trường này chủ yếu được thúc đẩy bởi các yếu tố như hỗ trợ rộng rãi của chính phủ trong việc khuyến khích số hóa trong lĩnh vực công nghiệp, sự gia tăng trong việc áp dụng các thiết bị IIoT và sự kết hợp ngày càng tăng của các nền tảng điện toán đám mây. Việc sử dụng IIoT để bảo trì dự đoán và số lượng trung tâm dữ liệu ngày càng tăng mang lại cơ hội đáng kể cho các nhà cung cấp IIoT trên toàn cầu.
Phân khúc IIoT được cho là chiếm thị phần lớn nhất trong thị trường IoT vào năm 2020, chủ yếu là do việc áp dụng ngày càng nhiều các hệ thống điều khiển và tự động hóa công nghiệp hỗ trợ IoT.
Báo cáo cho biết thêm: "Nhu cầu ngày càng tăng về giao tiếp thời gian thực, tuân thủ các tiêu chuẩn an ninh mạng và thu hút các thiết bị IoT vào nền tảng dựa trên đám mây để thực hiện phân tích hoạt động giữa các tổ chức đang thúc đẩy sự phát triển của IIoT. Hơn nữa, IIoT cũng được cho là có tốc độ tăng trưởng nhanh trong giai đoạn dự báo do đầu tư ngày càng tăng và nhu cầu về các giải pháp IIoT tùy chỉnh của các ngành công nghiệp".
Dựa trên ứng dụng, phân khúc robot thông minh sẽ chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng trong giai đoạn dự báo. Điều này là do sự gia tăng nhanh chóng của tự động hóa công nghiệp trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Bên cạnh đó, việc thiếu kỹ năng và giảm số lượng nhân viên do đại dịch Covid-19 đã buộc các ngành và tổ chức phải thay đổi chiến lược hiện tại và giảm bớt sự phụ thuộc. Do đó, sự đầu tư đáng kể cho robot thông minh và thiết bị IoT đang tăng lên, dự kiến sẽ thúc đẩy ứng dụng robot thông minh với tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong năm tới.
Dựa trên ngành dọc, phân khúc sản xuất được ước tính sẽ chiếm thị phần lớn nhất trong thị trường IIoT trong năm 2020. Mảng chăm sóc sức khỏe dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR nhanh nhất trong giai đoạn dự báo. Nhu cầu ngày càng tăng đối với các cơ sở chăm sóc sức khỏe dựa trên giá trị và việc áp dụng các công nghệ mới hơn trong ngành chăm sóc sức khỏe đang thúc đẩy thị trường IIoT trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Sự gia tăng của các thiết bị thông minh để theo dõi sức khỏe và các vấn đề liên quan đến sức khỏe đang làm gia tăng việc áp dụng công nghệ IoT trong lĩnh vực này.
Về mặt địa lý, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương được ước tính chiếm thị phần lớn nhất trong thị trường IIoT trong năm 2020, khu vực này cũng được dự báo sẽ chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng trong giai đoạn dự báo do tác động từ các yếu tố như sáng kiến hữu ích của chính phủ các nước; các khoản đầu tư của các công ty IIoT lớn và việc áp dụng tự động hóa và các công nghệ tiên tiến trên diện rộng trong một loạt các ngành công nghiệp ở Trung Quốc và Nhật Bản để chống lại chi phí lao động tăng cao.
Vì sao nên reboot lại Router nếu muốn tăng tốc độ truy cập mạng? Việc khởi động lại router có thể giúp sửa nhiều lỗi liên quan đến đường truyền. Cách khắc phục lỗi đơn giản và thường được sử dụng nhất là khởi động lại, bất kể đó là thứ gì, nếu gặp trục trặc. Windows gặp lỗi? Khởi động lại. Điện thoại không kết nối WiFi? Khởi động lại. Tuy không khắc phục được tất...