Hà Nội: Sẽ kiểm tra đột xuất, xử lý các bệnh viện thu tiền thăm nuôi người bệnh
Sở Y tế Hà Nội cho biết, nếu phát hiện bệnh viện nào thu tiền thăm nuôi người bệnh như thu “tiền áo vàng”, tiền thang máy, tiền đi vệ sinh… thì sẽ xử lý nghiêm khắc.
Hà Nội cấm các cơ sở y tế không được thu “tiền áo vàng” với người chăm sóc bệnh nhân
Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu giám đốc các cơ sở khám chữa bệnh trong toàn ngành thực hiện nghiêm chỉ đạo của Bộ Y tế về việc không được thu tiền thăm nuôi người bệnh.
Theo đó, trong văn bản mới nhất của Bộ Y tế chỉ đạo về việc triển khai thực hiện Thông tư 37/2018/TT-BYT, Bộ Y tế một lần nữa nhắc lại quy định các cơ sở y tế không được thu tiền đối với người nhà vào thăm nuôi người bệnh dưới các hình thức như: tiền áo vàng, tiền quần áo người nhà bệnh nhân…
Lý do vì giá dịch vụ ngày giường bệnh đã bao gồm các chi phí điện, nước, vệ sinh buồng bệnh của người nhà bệnh nhân.
Video đang HOT
Vì thế, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu lãnh đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ đạo trong đơn vị phải niêm yết, thông báo công khai tại phòng khám, khu điều trị, khu vực thanh toán tiền dịch vụ y tế nội dung đơn vị không thu tiền áo vàng, tiền quần áo với người chăm sóc bệnh nhân, tiền đi cầu thang máy, tiền đi vệ sinh… của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.
Sở Y tế Hà Nội cũng cho biết sẽ tiến hành kiểm tra nội dung này lồng ghép trong các đợt kiểm tra đánh giá chất lượng bệnh viện, kiểm tra đột xuất công tác khám chữa bệnh và xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm.
Theo ANTD
'Bác sĩ phải bỏ tư duy ban ơn để phục tùng người bệnh!'
Người thầy thuốc phải thay đổi tư duy từ ban ơn sang phục tùng người bệnh thì chỉ số hài lòng của người bệnh đánh giá cho BV mới thay đổi.
Đó là một trong những y tế được PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ y tế nhấn mạnh tại buổi gặp mặt báo chí vào chiều 4-6.
Buổi gặp mặt này nhằm cung cấp thông tin cho báo chí về các nội dung: 5 năm thực hiện đổi mới phong cách thái độ hướng đến sự hài lòng của người bệnh; bệnh viện xanh-sạch-đẹp; nâng cao chất lượng khám chữa bệnh; đổi mới cơ chế tài chính-bảo hiểm y tế.
Theo ông Khuê, trong năm 2018 Bộ Y tế đã phối hợp kiểm tra, đánh giá sự hài lòng người bệnh tại 53 BV tuyến Trung ương, BV thuộc trường và BV tuyến tỉnh, kết quả cho thấy tỷ lệ hài lòng của người bệnh đạt 83,7%.
Mới đây, Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế cũng công bố kết khảo sát sự hài lòng người bệnh qua điện thoại tại 60 BV tại 23 tỉnh, thành phố. Theo đó, mức hài lòng của người bệnh đạt gần 81%, tăng so với năm 2017.
Hiện nay, 95% BV đạt xanh - sạch - đẹp ở mức tốt và khá, không có loại kém. Nhà vệ sinh BV - yếu tố luôn bị người bệnh phàn nàn nhiều nhất, đã được cải thiện.
Trước đó, ngành y tế đặt ra mục tiêu đến năm 2020 cố gắng đạt 80% sự hài lòng của người bệnh. Tuy nhiên đến thời điểm này, ngành Y tế đã đạt được trên 80%.
Để phấn đấu đạt kết quả tốt hơn trong phong cách thái độ của nhân viên y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh, ông Khuê đưa ra nhiều giải pháp mới, thiết thực. Trong đó việc thay đổi tư duy thầy thuốc từ người ban ơn chuyển sang phục tùng được ông Khuê rất lưu ý.
"Tư duy là phần rất quan trọng, nó quyết định thái độ và tình yêu thương của nhân viên y tế, vì vậy nhất thiết phải thay đổi mới có thể thành công" -ông Khuê nhấn mạnh.
Đánh giá về những kết quả về sự hài lòng của người bệnh như đã công bố, theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, đây là quá trình thực hiện tổng hợp rất nhiều giải pháp, sự nỗ lực cao của toàn ngành Y tế từ trung ương đến địa phương, quyết tâm nỗ lực đổi mới, thay đổi vì bệnh nhân.
Bộ trưởng cho hay, sự hài lòng của người bệnh là về thái độ nhưng chất lượng BV cũng phải nâng lên, phải đảm bảo an toàn người bệnh, phải đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật cao, chữa khỏi bệnh cho bệnh nhân.
Theo Bộ trưởng, khi mới có trên 80% người dân hài lòng khi đến BV tức vẫn còn gần 20% chưa hài lòng. Một trong những thông tin khảo sát mới được Bộ Y tế công bố còn 9,5% bệnh nhân và người nhà bệnh nhân vẫn có chi phí ngoài cho nhân viên y tế, đại đa số là để thể hiện sự biết ơn. Kết quả khảo sát này cũng phù hợp với kết quả đánh giá độc lập qua chỉ số PAPI của UNDP đánh giá năm 2018. Chỉ số tham nhũng vặt, hiện tượng tiêu cực, bôi trơn ở các cơ sở khám chữa bệnh giảm mạnh, chỉ còn 0,4% năm 2018, trong khi hai năm trước đó (2016-2017) lần lượt là 17% và 9%.
"9,5% người bệnh vẫn đưa phong bì cho bác sĩ, chúng tôi nghĩ đó là con số khá chính xác. Điều đó chứng tỏ rằng cán bộ ngành y tế chúng tôi cần phải nỗ lực hơn nữa. Nếu đưa trước thì đó là sự đòi hỏi, bôi trơn thì mới khám chữa bệnh nhiệt tình, còn đưa sau là cảm ơn" - Bộ trưởng nói.
Tuy nhiên, Bộ trưởng kiên quyết cho rằng: "Việc đưa phong bì cho bác sĩ là không nên làm". Bà cũng chia sẻ thông tin hiện nay ở rất nhiều BV, dù người bệnh, người nhà bệnh nhân đưa phong bì sau hay trước, cán bộ y tế đều dứt khoát từ chối và nói không với phong bì.
HÀ PHƯỢNG
Theo PLO
Bộ Y tế đề nghị hoãn tăng viện phí vì xăng tăng, điện tăng Theo Bộ Y tế, dù mức viện phí mới chỉ tác động đến khoảng 12% dân số chưa có bảo hiểm y tế, tuy nhiên, để tránh tác động đến tâm lý người dân trong bối cảnh điều chỉnh tăng giá xăng dầu và giá điện thời gian qua, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh hoãn tăng giá viện phí. Theo...