Hà Nội sẽ có thêm 6 chợ đầu mối lớn
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu vừa phê duyệt Chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng thương mại, giai đoạn 2012-2015.
TP đặt mục tiêu phát triển 6 chợ đầu mối, chuyên doanh; 174 chợ dân sinh; 5 trung tâm buôn bán cấp vùng; 2 trung tâm hội chợ triển lãm quốc gia và quốc tế; 22 trung tâm mua sắm; 29 trung tâm thương mại; 13 siêu thị hạng 1; 29 siêu thị hạng 2… Trong đó, sẽ tập trung đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm như 2 chợ đầu mối nông sản thực phẩm cấp vùng tại khu đô thị Long Biên – Gia Lâm và khu đô thị Mê Linh; 1 chợ đầu mối chuyên doanh thuỷ sản tại phường Yên Sở, quận Hoàng Mai…
Hiện nay, TP có 414 chợ, trong đó, 12 chợ hạng 1; 67 chợ hạng 2; 304 chợ hạng 3 và 31 chợ chưa phân hạng. Hiện nay, phần lớn các chợ xuống cấp nghiêm trọng. Trong đó, chỉ còn khoảng 70 chợ kiên cố, chiếm 15,9%.
Theo ANTD
Hà Nội xây mới, mở rộng nhiều khu xử lý chất thải
Từ nay đến 2020, Hà Nội sẽ xây dựng 13 bãi đổ bùn thải thoát nước xây mới hoặc mở rộng 15 khu xử lý chất thải rắn.
Hướng đến môi trường đô thị xanh, sạch, đẹp, Hà Nội sẽ xây mới và mở rộng thêm nhiều
khu vực xử lý chất thải (Ảnh minh họa)
Trong phiên làm việc diễn ra sáng 6-12, HĐND TP.Hà Nội (kỳ họp 6, khóa XIV) đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về quy hoạch xử lý chất thải rắn thành phố Hà Nội thông qua Nghị quyết về quy hoạch nghĩa trang, nhà hỏa táng, nhà tang lễ thành phố đến năm 2030, định hướng đến năm 2050.
Theo đó, quy hoạch xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn sinh hoạt sẽ được phân loại, thu gom và xử lý theo các công nghệ: tái chế, sản xuất phân hữu cơ, đốt và chôn lấp hợp vệ sinh theo 3 vùng: Vùng 1 gồm đô thị nội đô lịch sử khu vực từ vành đai 2 đến sông Nhuệ, khu đô thị Mê Linh - Đông Anh, khu đô thị Đông Anh, khu đô thị Yên Viên - Long Biên - Gia Lâm, khu đô thị Sóc Sơn, thị trấn Kim Hoa, thị trấn Nỉ, thị trấn Phù Đổng, khu vực nông thôn huyện Sóc Sơn, Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm. Chất thải rắn vùng 1 được xử lý tại các khu xử lý: Nam Sơn, Việt Hùng, Kiêu Kỵ, Phù Đổng, Cầu Diễn.
Vùng 2 gồm một phần chuỗi đô thị từ sông Nhuệ đến vành đai 4 (gồm đô thị thuộc các huyện Thanh Trì, Thanh Oai, quận Hà Đông), đô thị Phú Xuyên, các thị trấn Thường Tín, Kim Bài, Vân Đình, Đại Nghĩa và khu vực nông thôn các huyện Thường Tín, Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Phú Xuyên. Rác vùng này được xử lý tại các khu Cao Dương, Châu Can, Mỹ Thành, Hợp Thanh, Vân Đình, Đông Lỗ.
Vùng 3 gồm một phần chuỗi đô thị từ sông Nhuệ đến vành đai 4 (gồm đô thị thuộc các huyện Từ Liêm, Đan Phượng, Hoài Đức), đô thị Sơn Tây, Hòa Lạc, Xuân Mai các thị trấn sinh thái Phúc Thọ, Quốc Oai, Chúc Sơn các thị trấn Tây Đằng, Phùng, Liên Quan, Phúc Thọ cũ và các khu vực nông thôn các huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Phúc Thọ, Quốc Oai, Ba Vì, Thạch Thất, Chương Mỹ, ngoại thị Thị xã Sơn Tây. Rác thải vùng này được xử lý tại các khu Đồng Ké, Núi Thoong, Lại Thượng, Đan Phượng, Xuân Sơn.
Hà Nội dự kiến quy hoạch 17 khu xử lý chất thải rắn cho toàn thành phố và 29 bãi chôn lấp phế thải xây dựng và bùn thải. Đồng thời, xây dựng 6 trạm trung chuyển chất thải rắn phục vụ cho các loại chất thải rắn. Sử dụng công nghệ tiên tiến (đốt, tái chế) đảm bảo vệ sinh môi trường phù hợp với từng loại chất thải rắn, hạn chế việc chôn lấp nhằm giảm nhu cầu đất cho chôn lấp. Trong đó, giai đoạn từ nay đến 2020, Thành phố sẽ xây dựng 13 bãi đổ bùn thải thoát nước xây mới hoặc mở rộng 15 khu xử lý chất thải rắn.
Dự kiến, tổng mức đầu tư để thực hiện Quy hoạch chất thải rắn Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là khoảng 107.573 tỷ đồng. Nguồn vốn được huy động tổng hợp từ các nguồn lực đầu tư: vốn vay ODA, nguồn vốn ngân sách, vay vốn thương mại từ Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển của TP Hà Nội, mở rộng các hình thức BOO, BOT, PPP.
Theo ANTD
Khả năng sinh lợi của nhà khu trung tâm Trong khi trung tâm TP.HCM ngày càng bị nhiều sức ép về hạ tầng, dân sinh do quá tải, thì tại phía nam TP cũng đang hoàn chỉnh một trung tâm đô thị quy mô lớn với cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại. Đó là khu đô thị Phú Mỹ Hưng (PMH), vừa đoạt giải thưởng dành cho công trình...