Hà Nội sẽ có thêm 10 cây cầu vượt sông Hồng
Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản trả lời kiến nghị cử tri TP Hà Nội về đề nghị xem xét, thay đổi kết cấu kỹ thuật và tên gọi cầu Mễ Sở (kết nối huyện Thường Tín, Hà Nội với huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) thành cầu Đại Bình hoặc Chí Nghĩa. Bên cạnh đó, cử tri Hà Nội cũng đề nghị nghiên cứu xây thêm cầu dây văng vượt sông Hồng để giảm tải cho cầu Mễ Sở.
Hà Nội sẽ xây cầu Thăng Long mới. Ảnh: Trung Nguyên/Báo Tin tức
Theo Bộ Giao thông Vận tải, cầu Mễ Sở thuộc đường Vành đai 4 – vùng thủ đô Hà Nội. Hiện tuyến đường vành đai này Thủ tướng Chính phủ đang giao Bộ Giao thông Vận tải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi làm cơ sở báo cáo Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.
Trong quá trình đó, Bộ Giao thông Vận tải sẽ chỉ đạo các cơ quan liên quan nghiên cứu các phương án thiết kế khác nhau của cầu Mễ Sở trên cơ sở điều kiện tự nhiên, giá thành, công nghệ thi công, chi phí quản lý, cảnh quan khu vực xây dựng… Từ đó làm cơ sở lựa chọn phương án đảm bảo tính kinh tế – kỹ thuật, thẩm mỹ kiến trúc.
Sau khi đầu tư hoàn thành cầu Mễ Sở, Bộ Giao thông Vận tải sẽ nghiên cứu về tên gọi cầu theo quy định.
Video đang HOT
Về đề xuất nghiên cứu thêm cầu dây văng vượt sông Hồng để giảm tải cầu Mễ Sở, Bộ Giao thông Vận tải cho rằng, theo quy hoạch phát triển giao thông thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ngoài cầu Mễ Sở, giai đoạn tới sẽ tiếp tục xây dựng 9 cầu vượt sông Hồng.
Cụ thể, sẽ xây thêm cầu Hồng Hà, Thăng Long mới, Tứ Liên, Vĩnh Tuy (giai đoạn 2), Thượng Cát, Ngọc Hồi, Trần Hưng Đạo, Phú Xuyên, Vân Phúc nhằm kết nối giao thông thuận lợi, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân hai bên bờ sông Hồng.
Theo Bộ Giao thông Vận tải, cầu Mễ Sở có tổng mức đầu tư dự kiến 4.881 tỷ đồng.
Vào cuối tháng 5/2020, Thủ tướng Chính phủ có văn bản đồng ý với đề xuất của UBND TP Hà Nội về việc xây dựng cầu Mễ Sở vượt sông Hồng.
Theo đó, dự án có chiều dài khoảng 13,8 km, chiều rộng 17 m. Điểm đầu dự án là nút giao Quốc lộ 1 với đường vành đai 4 thuộc huyện Thường Tín (Hà Nội). Điểm cuối là nút giao đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng với đường vành đai 4 thuộc huyện Văn Giang (Hưng Yên).
Thoái vốn chỉ "chăm chăm" vào đất sẽ thất bại
Trong chưa đầy một tháng (từ ngày 20/10 đến 17/11), có tới 4 quyết định về phương án thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã lần lượt được Bộ Xây dựng phê duyệt.
Những khối tài sản mà các doanh nghiệp sở hữu mới là đích ngắm của nhiều nhà đầu tư.
Đến nay, việc bán vốn tại Tổng công ty IDICO (mã IDC) và Tổng công ty Xây dựng số 1 (CC1) đã hoàn tất với 100% lượng chào bán được phân phối hết. Còn lại, cổ phần Tổng công ty Xây dựng Hà Nội - CTCP (Hancorp - HAN) và Tổng công ty Sông Hồng (SHG) của Bộ Xây dựng sẽ lần lượt đấu giá công khai trên sàn HNX vào ngày 25/12.
"Hấp lực" từ đất
Sức hấp dẫn của cổ phần có lẽ không đến từ bức tranh kết quả kinh doanh bởi lợi nhuận của cả 4 doanh nghiệp trên đều giảm trong 9 tháng năm 2020. Trong đó, Công ty Xây dựng số 1 lỗ ròng 98 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế 9 tháng đầu năm của IDICO cũng giảm 27,5%.
Thậm chí, với Hancorp, đà lợi nhuận tăng trưởng âm đã kéo dài từ năm 2017 đến nay. Sông Hồng đến nay đã lỗ lũy kế hơn ngàn tỷ đồng, gấp 3,75 lần mức vốn điều lệ của Tổng công ty (270 tỷ đồng).
Có thể "hấp lực" là những khối tài sản mà các doanh nghiệp trên sở hữu mới là đích ngắm của nhiều nhà đầu tư. Đơn cử, IDICO với tổng diện tích của 10 dự án đang đầu tư nghiên cứu và phát triển xấp xỉ 3.300 ha, trải dài từ Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh...
Tổng công ty Sông Hồng đang nắm quyền thuê đất 50 năm tại khu đất 1,7 ha ở An Dương (Hà Nội) và một khu đất 320 m2 ở Lào Cai đang xây dựng khách sạn dở dang phải dừng lại do thiếu vốn. Ngoài ra, danh mục của tổng công ty này còn có 9 dự án đầu tư dở dang về hồ sơ pháp lý, nên không thể triển khai, như Dự án Sông Hồng Tower tại Cổ Nhuế, nhà ở tái định cư ở Khu đô thị Đền Lừ III... Lợi ích từ đất đai vẫn là "miếng ngon" hút nhà đầu tư.
Tổng Công ty Sông Hồng còn có 9 dự án đầu tư dở dang về hồ sơ pháp lý, nên không thể triển khai, như Dự án nhà ở tái định cư ở Khu đô thị Đền Lừ III...
Phải thay đổi quản trị
Bình luận về việc các doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng làm ăn "bết bát", TS. Lê Duy Bình - Giám đốc Economica Việt Nam nhìn nhận, những doanh nghiệp này thua lỗ là do vẫn chịu vòng "kim cô" do Nhà nước nắm quyền chi phối.
"Điều quan trọng nhất ở tất cả các doanh nghiệp để làm ăn tốt phải thay đổi quản trị công ty và làm rõ được vai trò của chủ sở hữu tách bạch với người điều hành. Vấn đề này có được ở các doanh nghiệp CPH triệt để hoặc doanh nghiệp tư nhân rất rạch ròi", ông Bình nói.
Vẫn theo ông Bình, việc các doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng luôn trong tình trạng kinh doanh thua lỗ là do trách nhiệm người điều hành chưa phát huy được tối đa, CPH chưa triệt để bởi phải chịu rất nhiều sự ràng buộc áp cho doanh nghiệp như vấn đề bảo toàn vốn, quy định về lương thưởng, chế độ thù lao, khả năng đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh phù hợp với thị trường. Hơn nữa, quản trị công ty chưa được nâng cao, nên điều hành của lãnh đạo vẫn theo lối mòn cũ.
Bộ Xây dựng sắp thoái vốn tại 'con cưng' Sông Hồng, giá khởi điểm 132 tỷ đồng Buổi đấu giá sẽ diễn ra vào ngày 25/12 tới đây. Bộ Xây dựng sắp thoái vốn tại 'con cưng' Sông Hồng, giá khởi điểm 132 tỷ đồng Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo tìm đại lý đấu giá bán cổ phần của Tổng công ty Cổ phần Sông Hồng do Bộ Xây dựng sở hữu. Theo đó,...