Hà Nội sắp công bố kết quả phạt “nguội” người vi phạm giao thông
Ngày 20/3 tới, Công an Thành phố Hà Nội sẽ thông báo cụ thể những vấn đề liên quan đến phạt “nguội” người vi phạm giao thông qua camera giám sát được lắp đặt tại các nút giao thông.
Trước những băn khoăn của dư luận về kế hoạch phạt “nguội” người vi phạm giao thông qua camera giám sát được lắp đặt tại các nút giao thông, ông Nguyễn Đăng Vinh, Phó Trưởng phòng Phòng Công tác chính trị Công an Thành phố Hà Nội vừa cho biết, dự kiến trong ngày 20/3 sẽ có thông báo cụ thể.
Từ camera giám sát, cảnh sát giao thông có thể biết rõ lỗi vi phạm của phương tiện
Từ tháng 10/2014, tại các nút giao trên các tuyến phố trọng điểm, Công an Thành phố Hà Nội cho lắp đặt camera giám sát phương tiện giao thông. Hình ảnh từ camera giao thông, truyền về Trung tâm điều khiển để chiến sĩ cảnh sát giao thông có thể đưa ra phương án xử lý kịp thời.
Cụ thể, kíp trực ở Trung tâm điều khiển có thể quan sát rõ các điểm ùn tắc giao thông, người điều kiển vượt đèn đỏ, sai làn đường, dừng đỗ không đúng quy định. Từ hình ảnh camera ghi được, các chiến sĩ cách sát giao thông có thể in hình ảnh – lỗi vi phạm của người điều khiển phương tiện để xử lý.
Dự án “nâng cấp trung tâm điều khiển đèn tín hiệu giao thông và thiết bị ngoại vi giai đoạn 1″ được thành phố đưa vào chương trình mục tiêu chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2012-2015. Hiện đã có hơn 350 camera giám sát được được lắp đặt tại các nút giao, trong đó có 78 camera chuyên ghi lại hình ảnh phương tiện vi phạm để xử phạt.
Theo thống kê của cảnh sát giao thông Hà Nội từ ngày 19/1 đến 28/2, đã xử phạt 69 trường hợp vi phạm qua camera giám sát, trong đó đội cảnh sát giao thông số 2 phạt 32 trường hợp, số 4 phạt 8 trường hợp, số 14 phạt 29 trường hợp.
Video đang HOT
Quang Phong
Theo Dantri
Tịch thu xe khi say: Lỗi đâu phải ở cái xe?
Sau nghị định 71 "phạt xe không chính chủ", kiến nghị "tịch thu xe của ma men" do Ủy ban ATGT Quốc gia đề xuất lại tiếp tục làm nóng các diễn đàn. Bên cạnh những ý kiến ủng hộ cũng không ít người lo lắng nghị định mới sẽ khai tử dịch vụ cho thuê xe tự lái, cánh lái xe thuê thất nghiệp thậm chí làm gia tăng các hành vi hối lộ, đút lót để giữ phương tiện.
Tịch thu xe: Rolls-Royce như Kia Morning?
Đồng tình với ý kiến "lỗi không phải ở phương tiện", bạn đọc Hoàn Bình (Hai Bà Trưng, HN) nói: "Muốn giảm thiểu tai nạn giao thông phải xây dựng, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông vậy tại sao không giáo dục người dân mà tịch thu phương tiện? Cái xe có tội tình gì đâu mà không cho nó hoạt động nên nhớ rằng, người lái xe vi phạm chứ không phải xe vi phạm".
"Xe thuộc quyền sở hữu tài sản của người dân. Đây là một quyền được pháp luật bảo hộ, không dễ gì tước bỏ quyền này của công dân trừ trường hợp công dân sử dụng tài sản của mình để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật với tính chất nghiêm trọng, gây nguy hại lớn cho xã hội. Vi phạm về nồng độ cồn cũng chỉ là vi phạm hành chính chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực giao thông đường bộ", một bạn đọc khác phân tích.
Khía cạnh kinh tế cũng là nguyên nhân khiến nghị định không được nhiều người đồng tình.
Cụ thể, trên diễn đàn của một tờ báo mạng, một bạn đọc tên Cường viết: "Xe không chỉ của riêng một người mà đôi lúc đó là tài sản của cả một gia đình. Thậm chí, ở VN, lương công chức mỗi tháng có 3-4 triệu, phải tích góp cả năm hoặc vài năm mới mua được chiếc xe gắn máy, lâu lâu có bạn bè họp mặt vui một tí thôi ra đường bị tịch thu xe, thử hỏi xử phạt có nặng tay quá không?".
"Cánh xe ôm, taxi xem xe như cánh tay phải của họ là cần câu cơm để họ nuôi cả gia đình khi bị tịch thu không chỉ họ mà cả một gia đình cũng bị ảnh hưởng", một ý kiến khác đồng tình.
Cảnh sát tiến hành đo nồng độ cồn (Ảnh: VietNamNet)
Trên VietNamNet, bạn Nguyễn Văn Minh nói: "Nước ta còn nghèo và trình độ nhận thức của mỗi người còn hạn chế không thể áp dụng luật ở các nước phát trển với nước đang phát triển được. Ở các nước phát trển, kinh tế mạnh, hạ tầng giao thông tốt, ý thức người dân cao và người dân coi mất ô tô chỉ như mất cái xe đạp ở Việt Nam. Xe với họ là bình thường không quan trọng. Một gia đình có thể 2,3 cái xe hơi. Trong khi ở Việt Nam kinh tế còn thấp trình độ dân trí hạn chế liệu chế tài xử phạt có phù hợp?"
Bạn Nguyễn Hùng Cường cho rằng: "Mục đích của việc xử phạt là để đảm bảo trật tự, ATGT nên mức phạt làm sao cho có tính răn đe, không nên đẩy người vi phạm vào bước đường cùng để rồi nảy sinh các hành vi đáng tiếc như chống đối người thi hành công vụ, rồ xe bỏ chạy gây tai nạn hoặc một số người vi phạm vì tiếc phương tiện tìm mọi cách hối lộ người thực thi nhiệm vụ...".
Bạn đọc tên Hiếu cho rằng: "Do đặc điểm phương tiện giao thông đa dạng về chủng loại, cũ mới do đó giá trị của các xe sẽ khác nhau. Nếu tịch thu 2 phương tiện có giá trị khác nhau (giữa xe giá chục triệu, trăm triệu và xe vài tỷ đồng) chỉ vì một lỗi giống nhau sẽ không công bằng".
"Tôi có 5 chiếc xe tải thuê người lái. Hàng ngày các lái xe chạy hàng trăm km xa công ty, chủ xe như chúng tôi không thể quản được sinh hoạt của họ. Nay ra quy định tịch thu xe khi điều khiển phương tiện vi phạm nồng độ cồn thì ai phải chịu trách nhiệm. Lái xe làm nhưng chẳng lẽ chủ xe lại lại bị thu xe?", bạn đọc Tấn Phát thắc mắc.
Bạn đọc Nguyễn Thanh Sơn cũng cho rằng: "Nếu luật thông qua thì tất cả các cở sở kinh doanh dịch vụ cho thuê xe chắc chắn đóng cửa. Vì thuê chiếc xe 500 triệu đồng thì người thuê phải thế chân tương đương giá trị đó bởi lỡ bị tịch thu xe rồi họ cầm dao bằng lưỡi à?".
Nếu tiếc của thì đừng uống rượu!
Trái với những hoài nghi, thì nghị định lại được sự ủng hộ của khá nhiều người, độc giả Minh nói: "Thật sự tận đáy lòng mình muốn luật này được áp dụng ngay từ ngày mai chứ không phải còn bàn thảo trên giấy như vậy. Mỗi năm có hàng ngàn người mất vì TNGT có phần đóng góp không nhỏ của các bợm nhậu đã là dẫn chứng cụ thể và thuyết phục nhất rồi".
"Mẹ mình mất khi mới 43 tuổi. Một chiều bà đi làm về thì bị hai thanh niên say rượu đâm xe vào. Bà mất khi chưa kịp ăn bữa cơm tối với gia đình, khi chưa dặn con được điều gì...Mình căm ghét những kẻ uống bia rượu mà vẫn lái xe coi thường tính mạng bản thân và của người khác. Những người phản đối nghị định nếu một ngày người thân của bạn ra đi vì lý do TNGT các bạn có phản đối nữa không?", một bạn đọc chia sẻ trên trang cá nhân.
Chia sẻ với VietNamNet, bạn đọc ở email Trinhhoabinh53@... nhấn mạnh: "Nếu lấy lý do cả đời chắt chiu mới mua được ô tô, khi say lái xe bị tịch thu có nặng quá không thì xin hỏi nếu bạn lái xe khi say có thể gây tai nạn chết nhiều người, hư hại nhiều tài sản lúc đó ai bù đắp được? Người mất, kẻ tàn phế, gia đình tan nát không thể đổi lại bằng chút tiền đền bù và bản án cho kẻ gây ra. Phải đánh vào kinh tế thì mới mong giải quyết được vấn đề say xỉn khi lái xe".
"Tài sản mất còn có thể kiếm được, con người thì không. Tôi cho rằng tịch thu phương tiện là đúng còn chuyện tài sản là của ai (chính chủ hay xe thuê, xe mượn) là chuyện của cá nhân với nhau", độc giả có nickname hai0955 nói.
"Nếu bạn chưa từng chứng kiến người uống quá nhiều rượu gây tai nạn thì bạn phản đối còn tôi thì hoàn toàn đồng tình. Con đường tôi đi làm về, chiều thứ 7 và chiều tối chủ nhật không dám chạy xe trên đường vì quá nhiều quán nhậu và quá nhiều người say điều khiển phương tiện. Họ đi như rắn bò không ai dám vượt xe lên, cứ rù rì theo họ. Tôi còn chứng kiến cảnh bợm nhậu quá say tông vào người khác, sợ hãi vô cùng...", một bạn đọc khác than phiền.
"Tôi ủng hộ việc tịch thu xe là chính đáng. Số xe tịch thu được Nhà nước, ban tài chính sung vào công quỹ như tu bổ đường xá, xây cầu, mở rộng lòng lề đường... Lưu ý chỉ sử dụng mục đích chung làm lợi cho dân cho nước thì toàn dân sẽ đồng lòng ủng hộ", một bạn đọc khác bổ sung.
Theo VietNamNet
Camera giao thông 'tố', 69 trường hợp bị phạt nguội Từ ngày 19/1 đến 28/2, CSGT Hà Nội đã xử lý 69 trường hợp vi phạm giao thông qua camera giám sát. Căn cứ vào hình ảnh trên camera, Đội điều khiển tín hiệu đèn có thể nhận biết những xe vi phạm và báo cho người làm nhiệm vụ ở điểm gần nhất để xử lý. Đại tá Đào Vịnh Thắng -...