“Hà Nội rất an toàn”
Ngày 30-10, trao đổi với phóng viên ANTĐ, ngài Bengt Svensson, Tổng tư lệnh Cảnh sát quốc gia Thụy Điển cho biết, ấn tượng từ buổi tiếp xúc, làm việc với Công an Hà Nội là trụ sở tiếp đón công dân khang trang, cho thấy sự hợp tác tốt giữa công an và người dân Thủ đô.
- Sự kiện Đoàn Tư lệnh cảnh sát quốc gia Thụy Điển thăm và làm việc tại Việt Nam có thể thấy là một bước hợp tác mới giữa hai quốc gia, đặc biệt trong lĩnh vực an ninh. Ngài có thể cho biết dự định hợp tác về lĩnh vực này giữa Thụy Điển và Việt Nam?
- Để phòng chống và điều tra các loại tội phạm xuyên quốc gia cần có sự phối hợp giữa lực lượng cảnh sát quốc tế chính vì thế tôi đã có cơ hội đến thăm và hợp tác với Việt Nam. Cách đây 8 tháng, Bộ Tư pháp hai nước đã ký kết hiệp định hợp tác. Đây là khuôn khổ pháp lý hợp tác hai bên và đây là lúc cần đi vào chi tiết thực hiện hiệp định này. Có 2 lý do nữa dẫn đến sự trao đổi hợp tác giữa hai nước là Việt Nam càng ngày càng đón nhiều du khách trên thế giới trong đó có du khách Thụy Điển. Bên cạnh đó, ở Thụy Điển cũng ngày càng có nhiều người Việt Nam đến định cư hay học tập, làm việc. Vì vậy cần có sự trao đổi, hợp tác trong lĩnh vực an ninh.
- Được biết ngài đã có buổi làm việc và khảo sát thực tế điều kiện làm việc tại một đơn vị công an Việt Nam, cụ thể là tại Công an quận Long Biên sáng 30-10. Ngài có chia sẻ gì về cảm nhận của mình đối với lực lượng công an Việt Nam nói chung, Công an Hà Nội nói riêng?
- Tôi rất ấn tượng khi đi thăm trụ sở, nơi Công an quận Long Biên tiếp đón người dân. Có thể thấy đây thể hiện sự hợp tác khá tốt giữa công an và người dân. Tôi cảm nhận được không khí đón chào rất cởi mở của các đồng nghiệp và chúng tôi đã có cuộc trao đổi khá thẳng thắn và nhiều thông tin thú vị. Tôi thấy rằng có nhiều điểm giống nhau giữa các lực lượng cảnh sát Việt Nam và Thụy Điển. Có thể nói rằng dù cảnh sát mỗi nước mang màu áo khác nhau nhưng chúng ta cùng đối mặt với thách thức giống nhau. Tôi cho rằng khả năng và hiệu quả công tác của cảnh sát Việt Nam đáng được đánh giá tốt và mức an toàn cho công dân ở Việt Nam rất cao.
- Còn cảm nhận đầu tiên của ngài về Việt Nam?
- Cảm nhận đầu tiên là thời tiết ở Hà Nội ấm áp. Giao thông thì có rất nhiều xe máy. Nếu là tôi, tôi sẽ không dám tự lái xe ở Việt Nam. Qua các buổi làm việc, tôi nhận thấy các đồng nghiệp Việt Nam rất chuyên nghiệp và cởi mở. Tôi cũng cảm thấy rõ Hà Nội là một thành phố rất an toàn. Chúng tôi có thể đi chơi vào buổi tối mà không có bất cứ lo ngại, sợ hãi gì.
- Công an Việt Nam và Thụy Điển đã từng có sự phối hợp trong chống tội phạm, vậy sự hợp tác này đem lại kinh nghiệm gì cho hai bên?
- Trước khi có hiệp định song phương thì Thụy Điển và Việt Nam có trao đổi hợp tác qua Interpol, trong đó, các vụ việc nghiêm trọng nhất là chống tội phạm buôn bán ma tuý. Kinh nghiệm quan trọng trong hợp tác chống tội phạm là trao đổi thông tin, kinh nghiệm như cách vận chuyển, xu hướng buôn bán ma túy, địa điểm, cách thức buôn bán ma túy.
- Ngài có thể chia sẻ kinh nghiệm đấu tranh chống tội phạm hiệu quả của Thụy Điển?
Video đang HOT
- Trong những năm gần đây, cảnh sát Thụy Điển có thành tích cao trong việc điều tra tội phạm hình sự nghiêm trọng, liên quan đến các băng đảng. Nhưng điều đáng nói hơn là sự tin tưởng của công dân dành cho lực lượng cảnh sát ngày càng cao. Tôi coi đây là điều quan trọng nhất vì công tác phòng chống tội phạm phải dựa vào sự tin tưởng, trao đổi thông tin của người dân. Bên cạnh đó, loại tội phạm ngày càng phát triển hiện nay là những vụ lừa đảo bằng công nghệ cao, đây là những tội phạm rất khó điều tra.
- Để giành được sự tin tưởng của người dân đối với lực lượng công an, theo ngài đâu là điều cốt lõi?
- Điều cốt lõi theo tôi là cần phải biết lắng nghe những ý kiến của người dân và quan trọng hơn là công an không được lạm dụng quyền lực của mình.
- Xin cảm ơn ngài!
Vinh Hương (Thực hiện)
Theo ANTD
Dương Chí Dũng định trốn đi Trung Quốc song đổi hướng sang Mỹ
Trước khi có một hành trình dài từ Việt Nam đến Singapore để trốn sang Mỹ, Dương Chí Dũng từng có ý định vượt biên sang Trung Quốc song bấm 1 "quẻ bói" thấy không ổn nên chuyển hướng.
Dương Chí Dũng định trốn sang Trung Quốc song sau quẻ bói lại chuyển hướng sang Mỹ
Như Báo Người Lao Động đã đưa tin, ngày 17-5-2012, Cơ quan điều tra (CQĐT) ra quyết định khởi tố bị can, khám xét, bắt tạm giam ông Dương Chí Dũng, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam - Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), nguyên Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) về hành vi cố ý làm trái trong việc phê duyệt dự án sửa chữa tàu biển Vinalines phía Nam và việc mua ụ nổi 83M.
Tuy nhiên, đến khi CQĐT tống đạt quyết định khởi tố thì Dương Chí Dũng hoàn toàn biến mất trước sự bất ngờ của lực lượng cảnh sát điều tra. Nhiều nghi vấn được đặt ra về việc lộ thông tin, bao che cho bị can này được đặt ra.
Đến trước thời điểm có kết luận điều tra, đường đi nước bước của bị can trong cuộc trốn chạy vẫn trong vòng bí mật.
Ngày 15-10, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT - Bộ Công an) đã hoàn tất kết luận điều tra vụ án "Trần Văn Dũng cùng đồng bọn tổ chức người khác trốn đi nước ngoài" thì mọi việc được sáng tỏ.
"Mắt xích" trong vụ này chính là ông Dương Tự Trọng (nguyên đại tá, Phó GĐ Công an TP Hải Phòng, nguyên Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an, em ruột Dương Chí Dũng). Biết cơ quan điều tra chuẩn bị thực hiện lệnh bắt anh trai mình nên bị can Dương Tự Trọng đã hướng dẫn anh trai đến nhà bạn gái của mình tại đường Nguyễn Khánh Toàn (phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội), tạm thời trốn ở đó chờ triển khai kế hoạch vượt biên.
Sau đó, Trọng đã bàn bạc với Vũ Tiến Sơn (Phó trưởng Phòng Cảnh sát điều tra (CSĐT) tội phạm về trật tự xã hội (TTXH) - Công an TP Hải Phòng) và Hoàng Văn Thắng (cán bộ Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Công an TP Hải Phòng); Nguyễn Trọng Ánh (cán bộ Phòng CSĐT tội phạm về TTXH, Công an TP Hải Phòng) lên kế hoạch đưa Dương Chí Dũng đi trốn. Dương Tự Trọng còn gọi thêm Phạm Minh Tuấn - Giám đốc Xí nghiệp Bạch Đằng (bạn thân của Trọng) lên Hà Nội trợ giúp.
Theo kế hoạch Dương Tự Trọng vạch ra, Hoàng Văn Thắng và Phạm Minh Tuấn được giao nhiệm vụ đưa Dương Chí Dũng từ Hà Nội trốn xuống nhà ông Hoàng Văn Cường (bố của bạn gái Dương Tự Trọng, ở phố My Sơn, thị trấn Quảng Hà, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh). Từ hướng này, Dương Chí Dũng sẽ vượt biên trốn sang Trung Quốc.
Tuy nhiên, tại đây bị can Dũng đã bấm một quẻ bói, thấy việc xuất phát theo hướng Bắc không tốt nên ông ta quyết định chuyển hướng trốn sang Campuchia để bay sang Mỹ. Chiều theo ý anh trai, Dương Tự Trọng lại lên kế hoạch đưa anh trai vào miền Nam để vượt biên.
Để tổ chức trốn theo hướng này, Dương Tự Trọng đã bàn với Vũ Tiến Sơn liên kết với hai đối tượng là Đồng Xuân Phong (đang bị Công an TP Hồ Chí Minh truy nã về tội buôn lậu từ năm 2009) sống ở Hải Phòng và Trần Văn Dũng với biệt danh "Dũng bắc Kạn" khét tiếng đất Cảng giúp sức.
Dương Tự Trọng - nguyên đại tá, nguyên Phó Giám đốc Công an TP Hải Phòng, em trai Dương Chí Dũng - là người lên kế hoạch và tổ chức cho anh trai bỏ trốn.
Hành trình từ Quảng Ninh vào TP HCM được vạch ra: Dương Chí Dũng đi bằng ô tô, sau đó lên cửa khẩu quốc tế Mộc Bài (tỉnh Tây Ninh), qua đường tiểu ngạch sang Campuchia, từ đó sang Singapore để làm thủ tục xuất cảnh đi Mỹ.
Trước khi đi, Dương Chí Dũng đã mua rất nhiều điện thoại, sim rác để liên lạc cho Dương Tự Trọng, tránh bị cơ quan công an phát hiện. Chúng thống nhất gọi Dương Chí Dũng là "Đồng"; Đồng Xuân Phong là "Gió"; Trần Văn Dũng là "Cạn".
Nhân chuyến đi công tác tại TP HCM, Dương Tự Trọng đã chọn ngày 21-5-2012 là thời điểm đưa Dương Chí Dũng từ Quảng Ninh vào TP HCM. Hoàng Văn Thắng và Nguyễn Trọng Ánh nhận nhiệm vụ chở Dũng đi.
Trước đó, chiều 20-5, Dương Tự Trọng và Vũ Tiến Sơn đã bay vào TP HCM. Các đối tượng đổi xe liên tục để tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng.
Khoảng 19 giờ ngày 23-5-2012, Dương Chí Dũng được xe ôm chở theo đường tiểu ngạch trốn sang Campuchia, còn Đồng Xuân Phong (mang hộ chiếu giả) và Trần Văn Dũng xuất cảnh công khai bằng hộ chiếu phổ thông.
Ngày 24-5-2012, Đồng Xuân Phong mua vé máy bay và cùng Dương Chí Dũng từ Campuchia sang Singapore để Dũng làm thủ tục xuất cảnh đi Mỹ.
Tuy nhiên, trước đó Cơ quan điều tra Bộ Công an đã phát Lệnh truy nã đặc biệt số 01/C48-P2 trong toàn quốc, đồng thời phối hợp với Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) ban hành lệnh truy nã quốc tế đối với Dương Chí Dũng. Văn phòng Interpol Việt Nam đã trao đổi thông tin về vụ án và lệnh truy nã quốc tế Dương Chí Dũng đối với Văn phòng Interpol của Mỹ.
Do vậy, Dương Chí Dũng không được phép nhập cảnh vào nước Mỹ và ngày 27-5-2012 bị đẩy trở về Campuchia.
Đến ngày 4-9-2012, Dương Chí Dũng bị bắt, kết thúc cuộc trốn chạy suốt 3 tháng đầy công phu song bất thành.
Cũng theo CQĐT, để Dương Chí Dũng có tiền chi tiêu, Dương Tự Trọng đã 2 lần chuyển số tiền 24.000 USD cho anh trai.
Các bị can truy tố đường dây này gồm: Dương Tự Trọng - nguyên đại tá, nguyên Phó giám đốc Công an Hải Phòng, nguyên Phó cục trưởng Cục cảnh sát quản lý hành chính về Trật tự xã hội (Bộ Công an); Trần Văn Dũng (tức Dũng "Bắc Kạn", đối tượng giang hồ có tiếng ở Hải Phòng), Vũ Tiến Sơn (nguyên Phó Trưởng Phòng Cảnh sát điều tra (CSĐT) tội phạm về trật tự xã hội, Công an TP Hải Phòng), Đồng Xuân Phong (nguyên cán bộ Hải quan Hải Phòng), Hoàng Văn Thắng (nguyên trung tá, nguyên Đội trưởng thuộc Phòng Cảnh sát Môi trường, Công an TP Hải Phòng), Nguyễn Trọng Ánh ( nguyên thiếu uý, nguyên cán bộ Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an TP Hải Phòng), Nguyễn Hồng Vinh (nguyên Giám đốc một công ty cổ phần ở TPHCM), Phạm Minh Tuấn (trú tại phường Minh Khai, quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng)
Theo Nguyễn Quyết
Người lao động
Công an TP Hà Nội - TP Hồ Chí Minh: Đẩy mạnh hiệu quả công tác Đó là một trong những mục tiêu quan trọng được đặt ra tại hội nghị giao ban, kiểm tra chéo giữa hai đơn vị của Cụm thi đua số 1 - Bộ Công an, là: CATP Hà Nội và CATP Hồ Chí Minh, tổ chức chiều qua, 2-8. Thiếu tướng Lưu Quang Hợi - Phó Giám đốc CATP Hà Nội phát biểu tại...