Hà Nội: Rà soát, xác minh các doanh nghiệp thuộc đối tượng được khoanh, xóa nợ thuế
Cục Thuế TP Hà Nội đang tập trung rà soát dữ liệu, lập danh sách người nộp thuế thuộc diện khoanh nợ, xóa nợ; xây dựng quy trình các bước thực hiện; đồng thời, phối hợp với cơ quan công an, UBND phường xã trong việc xác minh tình trạng của những doanh nghiệp, đại diện pháp luật của doanh nghiệp thuộc đối tượng khoanh, xóa nợ thuế.
Cục Thuế Hà Nội cho biết, nhờ những nỗ lực thu hồi nợ thuế nên trong những năm gần đây, số nợ của các doanh nghiệp do Cục Thuế Hà Nội quản lý đã liên tục giảm. Cụ thể, từ năm 2015 đến năm 2019 số nợ trên dưới 90 ngày trên địa bàn đã giảm 10.561 tỷ (tương đương 48,7%); tỷ trọng nợ trên số thu NSNN trên địa bàn đã giảm mạnh xuống mức 4,4%.
Mặc dù vậy, tình hình nợ thuế vẫn còn nhiều vấn đề phức tạp, đặc biệt là công tác quản lý và xử lý số nợ khó thu của nhóm đối tượng là người nộp thuế đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, đã tự giải thể, phá sản, ngừng, nghỉ và bỏ địa chỉ kinh doanh… ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng nợ.
Với nhóm đối tượng nợ khó thu này, cơ quan thuế phải phối hợp với chính quyền địa phương, phối hợp với các sở ban ngành áp dụng biện pháp đôn đốc, cưỡng chế theo quy định, đồng thời vẫn quản lý theo dõi số tiền nợ thuế và tính tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế hiện hành.
Những khoản nợ thuế không có khả năng thu hồi đang là “gánh nặng” cho cơ quan thuế (ảnh minh họa)
Video đang HOT
Điều này cản trở mục tiêu giảm nợ của cơ quan thuế do các khoản nợ không còn khả năng thu hồi, không còn đối tượng để thu hoặc đối tượng thu không còn tài sản, không có khả năng để thực hiện nghĩa vụ với NSNN. Từ năm 2015 đến năm 2019, số nợ khó thu này tăng 225% lên mức 6.052 tỷ và chiếm hơn 1/3 tổng số nợ tại Cục Thuế Hà Nội.
Để chủ động triển khai Nghị quyết số 94/2019/QH14 (Nghị quyết 94) về khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước có hiệu lực từ 1/7/2020 tới, ngay trong tháng 4/2020, Cục thuế TP Hà Nội đã thành lập Ban chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết 94 do Đồng chí Cục trưởng Cục Thuế TP Hà Nội làm Trưởng Ban Chỉ đạo.
Cùng với đó, cơ quan thuế Hà Nội cũng xây dựng kế hoạch, lộ trình triển khai thực hiện Nghị quyết trên địa bàn thành phố; Tập trung rà soát dữ liệu, lập danh sách người nộp thuế thuộc diện khoanh nợ, xóa nợ, xác định số tiền nợ thuế thuộc diện xóa nợ, khoanh nợ đồng thời xây dựng quy trình các bước thực hiện khoanh nợ, xóa nợ theo quy định của Nghị quyết và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Đồng thời, Cục Thuế Hà Nội cũng phối hợp với cơ quan công an, UBND phường xã trong việc xác minh tình trạng của những doanh nghiệp, đại diện pháp luật của doanh nghiệp đã không hoạt động tại trụ sở đăng ký với cơ quan thuế…
Trước đó, Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV đã thông qua Nghị quyết số 94/2019/QH14 (Nghị quyết 94) ngày 26/11/2019 về khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước. Nghị quyết sẽ chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2020.
Ngày 19/03/2020, Bộ Tài chính cũng đã ban hành chỉ thị số 03/CT-BT về việc triển khai khoanh nợ, xóa nợ đảm bảo chặt chẽ, đúng đối tượng, đáp ứng các quy định về trình tự thủ tục hồ sơ, tránh thất thoát ngân sách nhà nước.
Hàng Việt cần được ưu tiên hơn nữa trong đầu tư công
Để nhanh chóng vực dậy nền kinh tế, Chính phủ đặt mục tiêu phải giải ngân hết số vốn đầu tư công còn lại trong năm 2019 và kế hoạch năm 2020 khoảng 700.000 tỷ đồng (tương ứng 30 tỷ USD).
Doanh nghiệp được tạo điều kiện có việc làm thì nền kinh tế sẽ phục hồi và tăng trưởng nhanh hơn. Ảnh: Tường Lâm
Cơ hội kích cầu đang rộng mở, nhưng để giúp doanh nghiệp (DN) nắm bắt được cơ hội này, nhiều ý kiến cho rằng, Chính phủ cần chỉ đạo mạnh mẽ, thống nhất từ trên xuống dưới trong việc ưu tiên sử dụng hàng Việt trong đầu tư công.
Đánh giá cao quyết tâm đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công của Chính phủ, nhiều hiệp hội DN cho rằng đây là việc làm cần thiết và cấp bách để kích cầu đầu tư, tiêu dùng trong toàn xã hội cũng như giúp DN khôi phục và tái thiết hoạt động sản xuất kinh doanh.
Theo đề xuất của Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, để tận dụng được cơ hội này, Chính phủ cần hỗ trợ sử dụng hàng hóa và dịch vụ của các DN trong nước, nhất là DN nhỏ và vừa, giúp DN có doanh thu và duy trì lao động, giữ chuỗi cung ứng không sụp đổ.
Đồng quan điểm, ông Đặng Hồng Anh - Chủ tịch Hiệp hội Cơ khí Việt Nam cũng mong muốn Chính phủ chỉ đạo giải quyết dứt điểm các dự án dở dang, dự án kém hiệu quả (cương quyết, sát sao như chống dịch) để đưa các dự án vào hoạt động, đáp ứng nhu cầu thị trường và tạo nguồn công việc cho DN. Đồng thời, các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo thực hiện một số dự án đầu tư công như giao thông, năng lượng, chống ngập mặn... để tạo nhiều việc làm cho DN trong nước. Một khi DN có việc làm thì nền kinh tế sẽ phục hồi và tăng trưởng nhanh hơn.
Trong khi xuất khẩu chưa phục hồi, Hiệp hội Cơ điện tỉnh Bình Dương kiến nghị Chính phủ kiên quyết chỉ đạo tăng cường sử dụng sản phẩm, vật tư, thiết bị trong nước sản xuất được trong đầu tư công để các DN sản xuất trong nước tiêu thụ sản phẩm, phục hồi sản xuất.
Hiệp hội DN TP.HCM phản ánh ý kiến của nhiều DN trên địa bàn Thành phố cho rằng, Nhà nước cần hỗ trợ DN phát huy cao nhất khả năng tiêu thụ sản phẩm ngay tại thị trường trong nước, hay nói cách khác là tạo thị trường trong nước cho DN. Đó là đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", tạo ý thức và nề nếp của người dân tự nguyện ủng hộ hàn g Việt Nam. Các dự án đầu tư công cần tăng cường các tiêu chí ưu tiên cho DN trong nước tham gia đấu thầu, xét chọn nhà thầu. Các gói mua sắm chính phủ chú ý nhiều hơn đến việc sử dụng sản phẩm trong nước, tạo cơ hội cho DN trong nước hoàn thiện chất lượng sản phẩm.
Bên cạnh những chính sách ưu tiên hàng hóa sản xuất trong nước, ông Phạm Văn Thể - Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh Quảng Ninh (Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Hoàng Hà) chia sẻ, Chính phủ nên nới lỏng các điều kiện để giúp DN tiếp cận, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án. Lúc đó, không chỉ các DN là nhà thầu xây dựng được hưởng lợi, mà còn kéo theo các DN sản xuất và cung ứng dịch vụ khác như sản xuất vật liệu xây dựng, ngân hàng...
Sự quyết tâm và vào cuộc quyết liệt của các bộ, ngành, địa phương cùng các cơ chế phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho DN trong nước phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần hiện thực hóa mục tiêu tạo "cú đấm thép" từ dòng vốn đầu tư công.
Phó TGĐ Vinatex: Cho phép xuất khẩu trang là quyết định hợp lý gia tăng giải pháp giữa dịch COVID-19, nhưng vẫn chưa thể xem đây là mặt hàng chiến lược "Ở thời điểm hiện tại, đây là một trong các giải pháp giúp doanh nghiệp dệt may duy trì việc làm cho người lao động, chờ dịch bệnh qua đi để khôi phục lại sản xuất, chưa thể coi là mặt hàng chiến lược khi nhu cầu khẩu trang chỉ mang tính thời điểm", đại diện Vinatex nhấn mạnh. Ông Cao Hữu Hiếu...