Hà Nội rà soát toàn bộ người đến từ TP.HCM thế nào?
Lãnh đạo Sở Y tế nhấn mạnh TP sẽ áp dụng nghiêm Công điện 14 của Chủ tịch TP, yêu cầu người về từ vùng dịch khai báo y tế đầy đủ, trung thực và xử lý nghiêm nếu trốn tránh.
Trao đổi với Zing sáng 13/7, Phó giám đốc Sở Y tế Vũ Cao Cương cho biết một trong những nhiệm vụ trọng tâm đối với công tác chống dịch giai đoạn này của Hà Nội là rà soát, kiểm soát toàn bộ người về từ vùng dịch, đặc biệt là TP.HCM để ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập cộng đồng.
Theo ông Cương, Hà Nội đã phát hiện 18 ca bệnh là người về từ TP.HCM qua xét nghiệm sàng lọc, nguy cơ là rất lớn đối với Hà Nội, khả năng bùng phát dịch cao. Bên cạnh đó, với gần 7.000 người từ TP.HCM đến Hà Nội trong thời gian qua, ông Cương nhấn mạnh sẽ cách ly 14 ngày, giám sát chặt chẽ và xét nghiệm đủ 3 lần.
Đối với những trường hợp còn lại chưa được rà soát qua các ứng dụng khai báo trực tuyến, ông Cương cho biết Ban chỉ đạo TP đã giao chính quyền địa phương, xã, phường, tổ dân phố, tổ Covid cộng đồng cùng vào cuộc để rà soát. Các đơn vị giám sát chặt di biến động dân cư, “đi từng ngõ, gõ từng nhà” tìm người về từ vùng dịch.
Phó giám đốc Sở Y tế Vũ Cao Cương. Ảnh: Thành Trung.
Video đang HOT
“Công điện 14 của Chủ tịch TP đã có rồi, nêu rõ người về từ TP.HCM bắt buộc khai báo y tế đầy đủ, trung thực. Cộng với việc rà soát trong cộng đồng, số lượng sẽ tương đối đầy đủ”, ông Cương nhấn mạnh trường hợp cố tình trốn tránh, gian dối sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định hiện hành.
Về chiến lược xét nghiệm, ông Cương cho biết TP sẽ lập 22 chốt chặn tại các cửa ngõ, cử lực lượng y tế làm xét nghiệm nhanh kháng nguyên hoặc xét nghiệm PCR cho người chưa có giấy chứng minh kết quả âm tính trong 3 ngày.
Sở Y tế cũng lên kế hoạch xét nghiệm rà soát người tại nơi nguy cơ cao như khu công nghiệp, khu vực có yếu tố dịch tễ. TP cũng đảm bảo toàn bộ người về từ TP.HCM phải được xét nghiệm 3 lần trước khi hết thời hạn cách ly tại nhà.
Chiều 12/7, Chủ tịch UBND Hà Nội Chu Ngọc Anh ký ban hành văn bản yêu cầu từ 0h ngày 13/7, dừng tất cả hoạt động nhà hàng, cơ sở dịch vụ ăn, uống tại chỗ (chỉ cho phép bán hàng mang về), cửa hàng cắt tóc, gội đầu.
TP tiếp tục yêu cầu dừng triệt để hoạt động vui chơi, tập thể dục, tụ tập đông người tại công viên, vườn hoa và địa điểm công cộng.
Cũng từ mốc thời gian này, UBND Hà Nội yêu cầu áp dụng biện pháp phòng chống dịch bắt buộc đối với tất cả những người đến từ TP.HCM và vùng dịch (theo Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế): Lập tức khai báo với chính quyền địa phương.
Tại đợt dịch thứ 4 (từ ngày 29/4) Hà Nội ghi nhận 179 ca mắc ngoài cộng đồng tại 23 quận, huyện. 140 ca F0 phát hiện trong khu cách ly tập trung; 200 ca mắc trong bệnh viện và 25 ca mắc là người nhập cảnh. Số người về từ TP.HCM được phát hiện mắc Covid-19 đã lên đến 23 người.
Hà Nội sẽ tiêm vaccine miễn phí cho 95% người từ 18 tuổi
Bên cạnh nhóm đối tượng ưu tiên, Hà Nội đặt mục tiêu tiêm cho 95% dân số từ 18 đến 65 tuổi nhằm phòng, chống dịch Covid-19 chủ động cho cộng đồng.
Phó chủ tịch UBND Hà Nội Chử Xuân Dũng vừa ký ban hành kế hoạch tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho người dân toàn TP giai đoạn 2021-2022 với mục tiêu phòng, chống dịch chủ động và tạo miễn dịch cộng đồng.
Theo kế hoạch này, 95% người dân toàn thành phố được tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng Covid-19, đảm bảo an toàn, công bằng, minh bạch. Đối tượng tiêm vaccine được chia theo 2 nhóm.
Nhóm một là đối tượng ưu tiên như lực lượng tuyến đầu chống dịch, nhân viên, cán bộ ngoại giao, người cung cấp dịch vụ hàng không, vận tải, giáo viên, người mắc các bệnh mạn tính, người có bệnh nền... Nhóm thứ 2 là người từ 18 đến 65 tuổi không thuộc nhóm nêu trên.
Theo ông Hoàng Đức Hạnh, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội, 95% dân số trên 18 tuổi là nhóm đối tượng đủ khả năng về thể trạng để tiêm vaccine. Đây là nhóm sau khi TP trừ khoảng 5% số người chống chỉ định với vaccine, có biểu hiện ho, sốt phải trì hoãn tiêm.
Phó chủ tịch UBND Hà Nội Chử Xuân Dũng giao các đơn vị tập huấn, lập danh sách đối tượng tiêm vaccine đảm bảo công bằng, minh bạch. Ảnh: Đ.H.
Lực lượng chuyên ngành của TP sẽ tổ chức tiêm theo thứ tự ưu tiên và miễn phí cho mọi người. Về lộ trình, UBND Hà Nội cho biết sẽ tiêm cho nhóm 1 theo tiến độ cung ứng vaccine của Bộ Y tế. Nhóm 2 sẽ được tiêm bằng nguồn vaccine nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước.
UBND Hà Nội giao quận, huyện và các cơ quan của TP tập huấn tổ chức tiêm chủng, giám sát chiến dịch tiêm vaccine. TP cũng yêu cầu xây dựng kế hoạch chi tiết, lập danh sách đối tượng, tiếp nhận, bảo quản, sử dụng vaccine. Tại các điểm tiêm chủng, cán bộ, nhân viên phải được tập huấn về phòng và xử lý phản vệ, sự cố bất lợi sau tiêm chủng.
Về kinh phí, UBND Hà Nội cho biết Trung ương sẽ cấp để Bộ Y tế mua và phân bổ cho thành phố. UBND Hà Nội cũng trích từ nguồn ngân sách của TP để chủ động tiếp cận nguồn vaccine theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Cùng với đó, Hà Nội cũng vận động thêm các nguồn tài trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và từ các nguồn vốn hợp pháp khác.
Trao đổi với báo chí ngày 27/5, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh nếu TP không nhanh chóng thực hiện mục tiêu tiêm vaccine toàn dân, rất khó đẩy lùi dịch một cách toàn diện. Ông cho rằng việc tiêm vaccine toàn dân cũng là chiến lược Thủ tướng yêu cầu phải tập trung thực hiện bằng được.
Theo ông Dũng, thành phố xác định rõ tinh thần "Nhà nước và nhân dân cùng làm" để thực hiện mục tiêu tạo miễn dịch cộng đồng. Bên cạnh nguồn ngân sách để tiêm cho đối tượng ưu tiên, thành phố sẽ dùng quỹ phòng, chống dịch Covid-19 TP để tiêm miễn phí cho toàn dân.
Với dân số khoảng 10 triệu người, Hà Nội cần ít nhất 5-6 triệu liều để tiêm đợt đầu mới đủ tạo miễn dịch cộng đồng. Kinh phí cần có là hơn 1.000 tỷ đồng.
Diễn biến dịch 24/5: Bắc Giang vượt 1000 ca, chùm ca bệnh ở Hà Nội phức tạp Trong 24h qua, Việt Nam có thêm 187 ca Covid-19 gồm 3 ca nhập cảnh và 184 ca trong nước. Như vậy, tính từ 27/4 đến nay, nước ta đã có đến 2.349 ca lây nhiễm trong cộng đồng, xuất hiện ở 30 tỉnh thành. Sau 28 ngày, tổng số ca nhiễm của đợt dịch thứ 4 đến nay cao gấp 2,85 lần...