Hà Nội ra công điện hỏa tốc đẩy mạnh tiêm vaccine ngừa COVID-19
Tối 24/1, UBND TP Hà Nội đã ra công điện hỏa tốc số 02/CĐ-UBND về kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19, biến thể SARS-CoV-2, đẩy mạnh tiêm vaccine phòng COVID-19…
Công điện nêu rõ: Trong những ngày gần đây, số ca mắc COVID-19 trên địa bàn Thành phố tăng nhanh, ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế – xã hội, gây tâm lý hoang mang, lo lắng; đã có tình trạng một số mặt hàng phục vụ phòng, chống dịch tăng giá đột biến.
Để kiểm soát kịp thời diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, ông Chu Ngọc Anh, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đề nghị mỗi người dân tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo chỉ đạo, hướng dẫn của Chính phủ và Thành phố; nhận biết các dấu hiệu khi bệnh chuyển nặng để liên hệ với các cơ sở y tế kịp thời hỗ trợ; tránh “tâm lý chủ quan” hoặc “hoang mang, lo sợ cực đoan không cần thiết”.
Ban Chỉ đạo chống dịch tại các địa phương thường xuyên cập nhật và thông tin về dịch bệnh, yêu cầu, quy định trong công tác phòng, chống dịch theo quy định của Trung ương và Thành phố (phát tờ rơi, loa truyền thanh, nhóm zalo, facebook,…); Củng cố và phát huy tối đa năng lực của Tổ hỗ trợ chăm sóc theo dõi F0 tại nhà, Tổ COVID cộng đồng trong việc quản lý F0 tại nhà trên cơ sở các thông tin về xét nghiệm, các mức độ biểu hiện bệnh của người nhiễm; đảm bảo mọi người dân được tiếp cận nhanh nhất với hệ thống y tế bằng nhiều hình thức tiếp cận…
Hiện các nhà thuốc tại nhiều địa phương ở Hà Nội đang trong cảnh tấp nập khách đến mua thuốc và kit test COVID-19.
Về vấn đề vaccine ngừa COVID-19, lãnh đạo TP Hà Nội yêu cầu đẩy mạnh và thần tốc hơn nữa việc tổ chức tiêm vaccine mũi thứ 3 cho người từ 18 tuổi trở lên, tiêm vét mũi thứ 2 cho trẻ em từ 12 đến dưới 17 tuổi; hoàn thành tốt chiến dịch tiêm chủng mùa Xuân năm 2022 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” và ” tiêm chủng vừa là quyền lợi, vừa là trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng và đất nước”.
Video đang HOT
Ban Chỉ đạo chống COVID-19 tại các địa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền, vận động những người chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều cơ bản, các bậc phụ huynh khẩn trương, tích cực cho con em đi tiêm chủng kịp thời, an toàn, khoa học, hiệu quả, đúng quy định. Chuẩn bị sẵn sàng mọi điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện bảo quản, địa điểm, nhân lực để tiêm chủng cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi ngay sau khi được cung ứng vaccine.
Lãnh đạo TP Hà Nội đề nghị Sở Y tế phối hợp Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương khẩn trương sàng lọc, giải trình tự gene các ca nhiễm COVID-19; đánh giá mức độ lây nhiễm với các biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 (Omicron) trên địa bàn Thành phố thời gian qua, đề xuất các kịch bản, phương án, biện pháp khi số ca nhiễm tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Sở Y tế Hà Nội cần đẩy mạnh phối hợp với các địa phương xây dựng phương án huy động các cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập, lực lượng tình nguyện, bác sĩ đã nghỉ hưu…cùng tham gia hướng dẫn chuyên môn tổ chức chăm sóc, điều trị hiệu quả tại nhà cho F0 tại nhà, nhất là trẻ em, không gây quá tải cho các cơ sở Y tế. Rà soát và bổ sung giường điều trị COVID-19 tại các bệnh viện của Thành phố tập trung đảm bảo giường bệnh điều trị tầng 2, tầng 3 đáp ứng chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân, nhằm giảm tỷ lệ chuyển nặng và giảm tỷ lệ tử vong.
Liên quan đến vấn đề giáo dục, Chủ tịch TP Hà Nội đề nghị Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Đảng ủy khối các trường Đại học, Cao đẳng Thành phố chủ động phối hợp với Sở Y tế, Thành đoàn Hà Nội chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục đào tạo triển khai phương án đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở giáo dục và đào tạo; đảm bảo tổ chức cách ly, điều trị đối với các trường hợp học sinh, sinh viên nhiễm COVID-19.
Sở Giáo dục và Đào tạo cần chủ động phối hợp Sở Y tế, UBND các địa phương chỉ đạo, tổng hợp ý kiến các nhà trường khẩn trương rà soát, đánh giá đảm bảo an toàn trong trường học với học sinh khối lớp 1 đến lớp 6 khi trở lại học trực tiếp trong thời gian qua; việc đề xuất giải pháp để nâng cao tỷ lệ học sinh lớp 7 đến lớp 12 học trực tiếp, báo cáo UBND Thành phố trong ngày 25/2/2022, để xin ý kiến Thường trực Thành ủy xem xét, chỉ đạo.
Liên quan đến phục hồi hoạt động du lịch trên địa bàn, ông Chu Ngọc Anh đề nghị Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch phối hợp các Sở, ngành, các quận, huyện, thị xã bám sát chỉ đạo của Trung ương và Thành phố, liên tục cập nhật, bổ sung, hoàn thiện và thực hiện nhất quán các quy trình, phương án, hướng dẫn tổ chức mở cửa du lịch, các hoạt động kinh doanh tại các địa điểm văn hóa, di tích, danh thắng được hoạt động, đảm bảo công tác phòng, chống dịch và phù hợp với tình hình của từng địa phương.
Đáng chú ý, liên quan đến việc một số mặt hàng phục vụ phòng, chống dịch tăng giá đột biến trong thời gian quan, Chủ tịch TP Hà Nội đề nghị Cục Quản lý thị trường Thành phố, Công an Thành phố, Cục thuế Thành phố phối hợp các Sở, ngành Thành phố và địa phương triển khai ngay việc kiểm tra, kiểm soát đối với các cơ sở, cá nhân kinh doanh dược, sản phẩm, dịch vụ test COVID-19; xử lý nghiêm các vi phạm về giấy phép, việc trục lợi, tăng đột biến giá, kinh doanh hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc theo quy định của pháp luật, bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng, cũng như sức khỏe của cộng đồng, tránh gây bức xúc trong dư luận.
Bộ trưởng Y tế: Lợi dụng dịch bệnh để trục lợi làm xói mòn niềm tin!
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, những vụ việc tham nhũng, tiêu cực, lợi dụng dịch bệnh để trục lợi đã làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với ngành y tế.
Trong chiều nay (5/1), Hội nghị trực tuyến triển khai kết luận của Trung ương và Nghị quyết của Quốc hội khóa XV về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 của Chính phủ tiếp tục diễn ra.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu tại hội nghị (Ảnh: Quốc Chính).
Phát biểu trong phiên chiều nay, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, kể từ khi xuất hiện vào cuối năm 2019, đầu năm 2020, đại dịch Covid-19 xảy ra trên phạm vi toàn cầu đã gây ra tổn thất nặng nề về tính mạng, sức khỏe của người dân trên toàn thế giới và ở Việt Nam. Dịch bệnh không chỉ là vấn đề y tế đơn thuần mà tác động sâu sắc, toàn diện đến mọi mặt kinh tế - xã hội và đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Đến nay, dịch Covid-19 vẫn đang tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường với sự xuất hiện của các biến chủng mới với khả năng lây lan nhanh và mạnh hơn nhiều lần so với các biến chủng cũ.
Ông Long cho biết, cuộc chiến phòng chống dịch Covid-19 chưa có trong tiền lệ, tạo ra thách thức chưa từng có đối với hệ thống y tế, đôi lúc tưởng chừng khó vượt qua, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của mọi tầng lớp nhân dân, sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp chính quyền và sự phối hợp chặt chẽ của các ban, bộ, ngành, sự quyết tâm cao, nỗ lực lớn, ngành y tế đã trụ vững, vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, từng bước kiểm soát dịch bệnh cùng với cả nước chuyển sang giai đoạn mới "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19" theo tinh thần Nghị quyết 128 của Chính phủ.
Trong năm 2021, chiến dịch tiêm vaccine phòng Covid-19 lớn nhất trong lịch sử đã được triển khai thành công với hơn 155 triệu liều vaccine được tiêm chủng; tỷ lệ bao phủ ít nhất 1 liều là 99,7% và tỷ lệ tiêm đủ 2 liều là 91,3% dân số từ 18 tuổi trở lên.
"Từ nước tiếp cận vaccine chậm nhưng tốc độ và tỷ lệ bao phủ tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 của chúng ta hiện nay thuộc những nước hàng đầu trên thế giới và đã về đích sớm hơn so với mục tiêu khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới. Vaccine là điều kiện quan trọng để thực hiện thích ứng an toàn theo Nghị quyết 128 của Chính phủ và phục hồi, phát triển kinh tế xã hội", ông Long nói.
Trong đợt dịch thứ 4, ngành y tế đã huy động một lực lượng lớn nhất từ trước đến nay với hơn 25.000 chuyên gia, cán bộ y tế, y bác sĩ, kỹ thuật viên, nhân viên y tế, giảng viên và sinh viên các trường y dược tham gia phòng, chống dịch và hiện nay vẫn có hàng ngàn cán bộ của các bệnh viện thuộc Bộ đang tiếp tục trực chiến trong các tâm dịch ở khu vực miền Nam.
Người đứng đầu ngành y tế cũng thẳng thắn, bên cạnh những kết quả đạt được còn có những tồn tại, hạn chế và yếu kém; năng lực đáp ứng của hệ thống y tế nói chung và hệ thống y tế cơ sở nói riêng còn hạn chế; các chế độ chính sách chưa phù hợp; đời sống cán bộ y tế có nhiều khó khăn; chưa kịp thời và chưa đủ thời gian điều chỉnh các quy định của pháp luật cần thiết có liên quan trong bối cảnh dịch bệnh;...
"Những vụ việc tham nhũng, tiêu cực lợi dụng dịch bệnh để trục lợi đã xói mòn lòng tin đối với ngành. Những vi phạm, sai sót xảy ra vừa qua là rất nghiêm trọng nhưng không là hình ảnh đại diện của ngành, không thể làm phai mờ những nỗ lực đóng góp, cống hiến đêm ngày cũng như sự hy sinh của đội ngũ thầy thuốc, các y bác sỹ, các cán bộ, nhân viên ngành y tế trong cuộc chiến với dịch Covid-19 trong suốt thời gian qua và cả trong thời gian sắp tới", ông Long thẳng thắn nhìn nhận.
Theo ông Long, nhận định trong thời gian tới, dịch Covid-19 chưa thể kiểm soát được hoàn toàn trong năm 2022, có thể xuất hiện các biến chủng mới nguy hiểm hơn làm cho dịch diễn biến phức tạp hơn, khó lường hơn; số ca mắc có thể tăng nhanh ngay cả khi đã tiêm vaccine nếu không tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch. Với sự xâm nhập của biến chủng Omicron và có thể sẽ còn xuất hiện thêm những biến chủng mới khác, tiếp tục đòi hỏi những nỗ lực lớn hơn nữa trong công tác phòng chống dịch.
Ngành y tế tiếp tục là lực lượng nòng cốt cùng với các lực lượng tuyến đầu khác đã, đang và sẽ quyết tâm trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 với mục tiêu trên hết, trước hết là bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân.
Hậu Giang: Người tiêm đủ 2 mũi vaccine ngừa COVID-19 mới được tập thể dục ngoài trời Ngày 24/11, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Đồng Văn Thanh có công văn tăng cường các biện pháp ngăn chặn, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh. Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại TP Vị Thanh, Hậu Giang. Ảnh tư liệu: Duy Khương/TTXVN Theo đó, từ ngày 24/ 11 toàn tỉnh Hậu Giang ngoài áp dụng theo...