Hà Nội quyết liệt “quét” xe thương binh giả, truy đối tượng bảo kê
Từ ngày 9.6, lực lượng Cảnh sát giao thông Hà Nội sẽ tăng cường kiểm tra, xử lý các trường hợp chở hàng quá khổ, quá tải; các trường hợp điều khiển xe ba, bốn bánh tự lắp ráp giả danh thương binh; xác minh, làm rõ các đối tượng có dấu hiệu bảo kê cho xe ba bánh.
Theo Kế hoạch 199 của Công an thành phố Hà Nội, các đơn vị chức năng và công an các quận, huyện sẽ tổng điều tra, kiểm tra, xử lý các phương tiện chở hàng quá khổ, quá tải, xe ba, bốn bánh giả danh thương binh hoạt động trên địa bàn Thủ đô.
Đối với việc kiểm tra, xử lý tình trạng chở hàng quá khổ, quá tải, Phòng CSGT yêu các đơn vị rà soát xác định các tuyến, địa bàn, khu vực thường xuyên có hoạt động vận tải; các tuyến, địa bàn thường xuyên có hoạt động vi phạm hoặc qua phản ánh của dư luận, quần chúng nhân dân về tình trạng phương tiện quá khổ, quá tải; xác định loại phương tiện vi phạm, thời gian vi phạm.
Điều tra cơ bản xác định các trạm bê tông, công trình xây dựng, các khu kho hàng, cảng đường thủy nội địa, khu vực tập kết vật liệu xây dựng, khu công nghiệp, khu chế xuất… trên địa bàn thường xuyên có hoạt động nhận, trả hàng, vật liệu xây dựng. Rà soát, lập danh sách các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có hoạt động vận tải trên địa bàn.
Video đang HOT
Hà Nội tổng kiểm tra, xử lý xe ba, bốn bánh tự chế.
Đối với việc xử lý xe ba, bốn bánh tự lắp ráp, giả danh thương binh, CATP Hà Nội yêu cầu công an các quận, huyện rà soát, xác định tổng số đối tượng sử dụng và số phương tiện trên địa bàn. Tổng hợp, phân loại xác định rõ đối tượng sử dụng, số lượng phương tiện, mục đích sử dụng. Trong đó, xác định rõ các đối tượng có dấu hiệu “bảo kê” cho xe ba, bốn bánh tự sản xuất, lắp ráp để chở hàng. Điều tra các tuyến đường, các cơ sở sản xuất, lắp ráp, kinh doanh, buôn bán xe ba, bốn bánh không đảm bảo an toàn kỹ thuật, không có giấy phép của các cơ quan có thẩm quyền cấp.
Thiếu tướng Đinh Văn Toản – Phó Giám đốc CATP Hà Nội – cho hay, các lực lượng chức năng phải tiến hành rà soát, thống kê số lượng các phương tiện, khu vực thường xuyên xảy ra vi phạm trên địa bàn thành phố, đặc biệt là xe ba, bốn bánh giả danh thương binh. Thiếu tướng Toản nhấn mạnh, đối với các trường hợp không liên quan đến thương binh, bệnh binh, người khuyết tật, lực lượng chức năng củng cố hồ sơ ngay từ đầu để xử lý nghiêm, tịch thu phương tiện theo quy định.
Bên cạnh đó, Phó Giám đốc CATP Hà Nội cũng yêu cầu xử lý nghiêm chỉ huy, cán bộ, chiến sĩ được phân công phụ trách địa bàn không tuyên truyền, vận động chủ phương tiện ký cam kết không sử dụng xe ba, bốn bánh tự sản xuất.
“Nếu chủ phương tiện đã được Công an xã, phường và chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động, hướng dẫn và ký cam kết không sử dụng xe ba, bốn bánh tự sản xuất, lắp ráp nhưng vi phạm lần đầu thì xử phạt hành chính, trả phương tiện, yêu cầu chủ phương tiện dỡ bỏ thùng xe, không tham gia vận chuyển hàng hóa. Nếu tái phạm, lực lượng chức năng xử lý nghiêm, tịch thu phương tiện theo đúng quy định.
Trường hợp chủ phương tiện chưa được tuyên truyền, vận động và ký cam kết, ngoài việc xử lý vi phạm hành chính chủ phương tiện, đơn vị xử lý vi phạm xác minh, báo cáo Giám đốc CATP để có hình thức xử lý đối với chỉ huy, cán bộ, chiến sĩ được phân công phụ trách trên địa bàn” – Thiếu tướng Đinh Văn Toản nhấn mạnh.
Theo P.V (Dân trí)
Giang hồ đất cảng giả danh công an thu tiền bảo kê lô đề
Không chỉ lén lút ép nộp tiền bảo kê, nhóm Lam còn ngang nhiên bắt người ghi lô đề, dọa đưa về giam ở "công an quận".
Ảnh minh họa
Ngày 26/5, Công an quận Ngô Quyền (Hải Phòng) cho biết đã khởi tố, tạm giam Nguyễn Anh Lam (24 tuổi) để làm rõ hành vi cầm đầu nhóm giả danh công an, cưỡng đoạt tài sản của hàng loạt người bán lô đề.
Theo cơ quan điều tra, với việc mạo danh công an và có hành vi hách dịch, từ tháng 2 đến tháng 5, nhóm côn đồ do Lam cầm đầu đã bắt nhiều người nộp tiền bảo kê từ 1 đến 5 triệu đồng.
Sau nhiều lần trót lọt, thấy kiếm tiền dễ dàng, Lam ngang nhiên công khai phạm tội. Cuối tháng 4, "cảnh sát" Lam không chỉ đe dọa mà còn bắt một phụ nữ ghi lô đề "đưa về trụ sở công an quận". Dọc đường, Lam đi lòng vòng rồi thả, nói "tha cho lần đầu".
Hai ngày sau, Lam quay trở lại yêu cầu chị này nộp 5 triệu đồng với lý do đóng tiền "bảo kê" bán lô đề trong một năm. Lo sợ, người phụ nữ đã làm theo yêu cầu.
Ngày 17/5, Lam bị bắt.
Giang Chinh
Theo VNE
Chiêu ép các chủ nhà hàng ở Sài Gòn cống nạp tiền bảo kê Kéo đàn em quậy phá, đánh đập nhân viên nhà hàng... nhóm giang hồ bắt nhiều chủ doanh nghiệp ở TP HCM cống nạp tiền bảo kê hàng tháng để đổi lấy sự bình yên. Công an TP HCM vừa hoàn tất điều tra, chuyển hồ sơ sang VKS cùng cấp đề nghị truy tố băng giang hồ do Trần Xuân Đức (26...