Hà Nội quy hoạch siêu trung tâm tài chính cao 108 tầng
Quy hoạch Nhật Tân – Nội Bài theo ý tưởng Rồng đuổi ngọc sẽ hình thành một siêu tổ hợp công trình trung tâm tài chính thương mại làm điểm nhấn là tòa nhà cao nhất Việt Nam với 108 tầng.
Mô hình Quy hoạch chi tiết hai bên tuyến đường Nhật Tân – Nội Bài.
Chiều 23/6, UBND huyện Đông Anh sẽ công bố Quy hoạch chi tiết xây dựng hai bên tuyến đường Nhật Tân – Nội Bài, tỷ lệ 1/500, đoạn 1, đoạn 2 và đoạn 3 (đường Võ Nguyên Giáp) thuộc địa bàn huyện Đông Anh và Sóc Sơn.
Về không gian kiến trúc, quy hoạch yêu cầu, chiều cao công trình thấp dần về phía sân bay Nội Bài và cao nhất là khu vực tháp tài chính thương mại Phương Trạch. Cụ thể, đoạn 1 gồm các công trình có chiều cao tối đa khoảng 7 tầng; đoạn 2, các công trình có chiều cao tối đa khoảng 20 tầng; đoạn 3, các công trình có chiều cao tối đa lên tới 108 tầng.
Đặc biệt, quy hoạch nêu yêu cầu phát triển tổ hợp công trình trung tâm tài chính thương mại Phương Trạch làm điểm nhấn chủ đạo cho khu vực Bắc sông Hồng. Các công trình cao tầng dọc tuyến đường Nhật Tân – Nội Bài và quốc lộ 5 kéo dài sẽ tạo bộ mặt đô thị hoàn chỉnh, hiện đại và đồng bộ, hài hòa gắn kết tương quan với các không gian kiến trúc cảnh quan xung quanh…
Quy hoạch siêu tổ hợp trung tâm tài chính thương mại với điểm nhấn là tòa tháp cao 108 tầng.
Quy hoạch chi tiết xây dựng hai bên tuyến đường Nhật Tân – Nội Bài xác định tuyến đường Nhật Tân – Nội Bài (đường Võ Nguyên Giáp) là trục động lực phát triển kinh tế quan trọng của khu vực, nhằm liên kết phát triển tổ hợp hệ thống các trung tâm tài chính ngân hàng, trung tâm thương mại, khách sạn, bệnh viện cao cấp, công trình văn hóa, khu nhà ở chất lượng cao.
Đây là một trong những không gian trọng yếu nối kết khu trung tâm Thủ đô với không gian cửa ngõ hàng không của quốc gia – nơi tạo lập các trung tâm dịch vụ công cộng của Thủ đô gắn kết với các không gian mở của khu vực phía Bắc và cảnh quan tự nhiên hệ thống không gian xanh mặt nước, sông Hồng, sông Thiếp – đầm Vân Trì, đầm Xuân Du, sông Cà Lồ.
Trước đó, từ tháng 3/2015, tại buổi làm việc của Thủ tướng Chính phủ với TP Hà Nội về phát triển kinh tế – xã hội 2015 và quy hoạch, cơ chế đầu tư trục Nhật Tân – Nội Bài, Chủ tịch UBND TP Hà Nội thời điểm đó là ông Nguyễn Thế Thảo đã cho biết Đồ án quy hoạch trục Nhật Tân – Nội Bài tái hiện hình ảnh truyền thống Thăng Long – Hà Nội, với ý tưởng chính là Rồng đuổi ngọc, xương sống chính là tuyến đường cao tốc kết nối từ Sân bay quốc tế Nội Bài về trung tâm TP, đầu Rồng quay về sông Hồng – Hồ Tây.
Hiện nay tòa nhà cao nhất Hà Nội là Keangnam Hanoi Landmark Tower với 72 tầng, cao 336 m, tại đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Khu phức hợp khách sạn-văn phòng-căn hộ-trung tâm thương mại này cũng là tòa nhà cao nhấtViệt Nam hiện nay. Như vậy, nếu “siêu” trung tâm tài chính trên được xây dựng xong với 108 tầng sẽ trở thành tòa nhà cao nhất Hà Nội và cũng là tòa nhà cao nhất Việt Nam.
Video đang HOT
Theo_Người Đưa Tin
HN: Nơm nớp đi qua loạt 'bẫy' giăng trên đường 6000 tỷ đồng
Tuyến đường Vành đai 2, đoạn Cầu Giấy - Nhật Tân (Hà Nội) đã chính thức thông xe, đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, nhiều người dân lưu thông qua tuyến đường này vẫn nơm nớp lo sợ tai nạn rình rập
Cột điện sắp đổ được chống lại bằng một thanh sắt nối trên đường Vành đai 2
Sáng 17/1 vừa qua, tuyến đường Vành đai 2 (Hà Nội) chính thức thông xe, đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, hiện nay, trên tuyến đường này vẫn còn tồn tại mối nguy hiểm có thể gây chết người.
Ghi nhận của phóng viên ngày 12/4, trên tuyến đường này có nhiều cột điện, cột đỡ cáp viễn thông. Điều đáng nói, những cột sắt này đã han gỉ, có nguy cơ đổ vào người đi đường bất cứ lúc nào.
Mới đây nhất, khoảng 21h ngày 3/4, người dân lưu thông đến khu vực cầu vượt (gần đầu đường Hoàng Quốc Việt) cũng bị cột điện đổ vào người, bị thương.
Chị Nguyễn Thúy (27 tuổi, người dân chứng kiến sự việc nêu trên) kể lại: "Thời điểm trên, tôi lưu thông trên đường vành đai 2, hướng Nhật Tân về Cầu Giấy. Khi tới cây cầu vượt thì bất ngờ thấy cột điện đổ ngang ra đường đè vào người dân. Một nam thanh niên đi xe máy phía trước tôi ngã vật ra đường, ngón tay bị đứt lìa, chảy nhiều máu. Tôi may mắn đi ở phía sau người này nên không bị thương".
Theo quan sát của phóng viên, trên tuyến đường này có gần 10 cột điện, cột đỡ cáp viễn thông. Những cột sắt nhỏ, chỉ được chôn tạm bợ ở dưới đất hoặc được buộc vào lan can bên đường.
Anh Nguyễn Hữu Hải (25 tuổi, người dân thường xuyên lưu thông qua tuyến đường vành đai 2) chia sẻ: "Người dân đi trên tuyến đường này với tốc độ khoảng 60-80km/h. Do vậy, chỉ cần cột đổ ra đường là tai nạn giao thông có thể ập đến. Hằng ngày, tôi đi làm qua tuyến đường này luôn trong tâm trạng nơm nớp lo sợ".
Trao đổi với phóng viên, ông Vũ Hà, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư và phát triển giao thông đô thị (đại diện chủ đầu tư) cho hay, ngay khi tiếp nhận phản ánh, đơn vị đã yêu cầu nhà thầu cho công nhân gia cố lại những cột điện, cột đỡ cáp viễn thông có nguy cơ đổ ở trên tuyến đường.
"Hiện nay công nhân đang dựng các cột điện ở phía bên dưới đường vành đai 2. Khi nào xong chúng tôi sẽ dỡ bỏ các cột điện ở phía trên chuyển xuống phía dưới để đảm bảo an toàn cho người dân đi lại. Việc thực hiện này có thể mất một vài tuần", ông Hà thông tin.
Dự án xây dựng đường vành đai 2 Hà Nội, đoạn Nhật Tân - Xuân La - Bưởi - Cầu Giấy dài 6,4 km có tổng mức đầu tư 304,7 triệu USD (tương đương 6.400 tỷ đồng)
Tối 3/4, một người dân lưu thông đến khu vực cầu vượt (gần đầu đường Hoàng Quốc Việt) cũng bị cột điện đổ vào người, đứt ngón tay
Trên tuyến đường vành đai 2 có nhiều cột điện, cột đỡ cáp viễn thông vắt ngang qua đường gây nguy hiểm cho người dân
Một cột điện bị nghiêng ra phía đường vành đai 2 (gần khu vực cầu vượt Cầu Giấy)
Chân cột sắt chỉ được buộc tạm bợ vào lan can của cầu vượt
Nhiều cột sắt đã han gỉ, có nguy cơ đổ sập xuống đường bất cứ lúc nào
Chân một cây cột bị hư hỏng nặng
Phía trên, các cột này chỉ được buộc dây rất sơ sài, do vậy, dây điện có thể rơi xuống đường, đè vào các phương tiện bất cứ lúc nào
Những bao phế thải để ngay trên cầu vượt (gần đoạn Cầu Giấy)
Hố thoát nước bật nắp trên đường gây nguy hiểm cho các phương tiện qua lại
Nhiều người dân vẫn đi ngược chiều trên tuyến đường này
Theo_Dân việt
Hà Nội xây dựng một loạt tuyến đường mới Thành phố Hà Nội vừa phê duyệt nhiệm vụ xác định chỉ giới đường đỏ của một loạt tuyến đường trọng điểm như vành đai 3,5, vành đai 4... để chuẩn bị đầu tư xây dựng. Tuyến vành đai 3,5 qua huyện Mê Linh và Đông Anh: Có điểm đầu tuyến đường tại đầu phía Bắc cầu Thượng Cát (giao với đê Tả...