Hà Nội: Quán triệt Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị
Ngày 4/3, Ban Thương trưc Ủy ban MTTQ thanh phô Ha Nôi tô chưc Hôi nghi tuyên truyên, quan triêt Chi thi 05-CT/TW cua Bô Chinh tri (khoa XII) chuyên đê năm 2020 vê “Tăng cương Khôi đai đoan kêt toan dân tôc, xây dưng Đang va hê thông chinh tri trong sach, vưng manh theo tư tương, đao đưc, phong cach Hô Chi Minh” cho Mặt trận 30 quận, huyện, thị xã.
Quang cảnh hội nghị quán triệt.
Bà Nguyên Lan Hương, Phó Chủ tịch không chuyên trách UBTƯ MTTQ Việt Nam, Chu tich Ủy ban MTTQ Viêt Nam Thanh phô Hà Nội dự hội nghị.
Hôi nghi học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị chuyên đề năm 2020 gop phân nâng cao nhận thức cua đôi ngu can bô Măt trân cac câp Thanh phô về những nội dung cơ bản, giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; đưa việc thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị trở thành nền nếp, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của cán bộ Măt trân, nâng cao tinh thần, trách nhiệm, tâp hơp, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh đáp ứng yêu cầu cách mạng trong giai đoạn hiện nay.
N.Phượng
Video đang HOT
Theo ĐĐK
Hệ lụy từ cơn sốt "chạy lịch" thi bằng lái xe
Thời gian gần đây, nhu cầu học và sát hạch lái xe tại các trung tâm tăng đột biến do có thông tin về việc học phí đào tạo cấp giấy phép lái xe (GPLX) sẽ tăng từ 20 - 30 triệu đồng vào cuối năm nay. Mặc dù thông tin này không có cơ sở song cơn sốt đăng ký học để "chạy lịch" sẽ để lại không ít hệ lụy.
Có lợi cho người học lái xe
Ngày 8/10/2019, Bộ GTVT đã ban hành Thông tư số 38/2019/TT - BGTVT, bổ sung và thay thế một số quy định về đào tạo, sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ. Theo đó, mỗi học viên phải học tất cả các phần: Lý thuyết, đạo đức người lái xe, cấu tạo sửa chữa xe, phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông, lái xe trên cabin tập lái, lái xe trên đường giao thông...
Khi Thông tư 38 có hiệu lực (ngày 1/12/20190, nhiều thông tin cho rằng học phí đào tạo lái xe sẽ tăng từ 2 - 3 lần (lên mức 20 - 30 triệu đồng/khóa). Quan trọng hơn, người học lái xe sẽ phải trải qua chương trình đào tạo lý thuyết và thực hành ngặt nghèo, khó khăn hơn so với thời điểm hiện tại. Những tin đồn này khiến không ít người đang có dự định học và sát hạch để được cấp GPLX hoang mang, lo lắng.
Học lái xe ô tô tại Trung tâm sát hạch lái xe Việt Thanh. Ảnh: Việt Linh
Lâm Thế Anh (20 tuổi) - sinh viên Đại học Kiến trúc Hà Nội cho biết: "Bố mẹ khuyên em đi học lái xe ngay trong thời gian này vì đang rảnh. Lý do quan trọng khác là nếu để đến cuối năm thì có thể học phí sẽ tăng cao và việc thi lấy GPLX sẽ khó hơn".
Trong khi đó, chị Hoàng Minh Phương (42 tuổi, trú tại quận Thanh Xuân) chia sẻ: "Hiện nay, nhiều trung tâm tăng học phí cả khóa khoảng 2 - 3 triệu so với năm ngoái. Tôi sợ sau này thi sẽ khó hơn, nên dù đắt bất thường, tôi vẫn đăng ký học và đóng trọn gói luôn". Theo chị Phương, đây là số tiền "chấp nhận được" để nhanh chóng có cho mình GPLX trước khi quy định mới được áp dụng.
Phụ trách đào tạo Trung tâm Đào tạo lái xe LOD Hà Nội Nghiêm Xuân Đỉnh nhận định, những quy định mới được bổ sung theo hướng siết chặt hơn cả trong đào tạo lẫn sát hạch, dẫn đến tâm lý lo lắng, học "chạy lịch" của nhiều người. "Thông tin sai về việc tăng học phí chỉ làm lợi cho các trung tâm đào tạo mà thôi. Còn về chương trình học nặng hơn, sẽ tốt cho chính người học, không cần lo lắng" - ông Đỉnh chia sẻ.
An toàn là trên hết
Theo ông Nghiêm Xuân Đỉnh, việc chi phí học và sát hạch cấp GPLX trong thời gian tới có thể tăng cao hơn hiện nay từ 20 - 50% do thời lượng học lý thuyết và đặc biệt là thực hành được điều chỉnh tăng lên. Cụ thể, thời gian thực hành lái xe của học viên là 1.000 - 1.100 giờ/người đối với hạng B1, B2 và C (trước đây là từ 340 - 752 giờ/người).
Tuy nhiên, Bộ GTVT vẫn chưa đưa ra thời gian áp dụng đại trà cho các trung tâm, do đó trong thời gian tới sẽ chưa có sự thay đổi gì về chương trình học cũng như học phí. Ông Nghiêm Xuân Đỉnh cũng nhận định, việc người dân đi học quá đông sẽ làm ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng đào tạo.
Nếu tâm lý học viên là học cho xong, lấy bằng lái xe để "chạy lịch" sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.
Ông Đỉnh cho hay: "Theo kinh nghiệm dạy lái xe của tôi trong hơn 15 năm qua, chỉ có khoảng 20% số học viên sau khi lấy GPLX là có thể áp dụng thực tế ngay, còn lại 80% học là... cho có. Lái xe là một kỹ năng cần trau dồi thường xuyên, nếu chỉ học đối phó, thi cho xong thì khó có thể lái xe an toàn".
Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, việc ban hành Thông tư 38 là hết sức cần thiết nhằm góp phần loại bỏ tình trạng học qua loa, cắt xén chương trình; lái xe thiếu kỹ năng, kém đạo đức khi điều khiển phương tiện lưu thông trên đường.
Thời gian qua không ít vụ tai nạn nghiêm trọng do người lái xe thiếu kỹ năng, kinh nghiệm gây ra đã minh chứng cho sự cần thiết đó. "Mỗi người khi học lái xe nên vì chính sự an toàn của bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội mà học thực chất, thi thực lực" - ông Đỉnh nói.
"Học phí đào tạo đã được quy định tại Thông tư liên tịch số 72/2011/TTLT - BTV - BGTVT của Bộ Tài chính và Bộ GTVT, đã giao cho các cơ sở đào tạo tự xây dựng và công bố mức học phí đào tạo. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại, nội dung đào tạo cũng như chi phí về ô tô tập lái, xăng dầu, trả lương cho giáo viên... chưa có gì thay đổi lớn." - Vụ trưởng Vụ Quản lý phương tiện và người lái, Tổng cục Đường bộ Việt Nam Lương Duyên Thống
Theo kinhtedothi
Phòng, chống bạo lực và xâm hại trẻ em trong gia đình: Đừng đổ lỗi cho thể chế Qua giám sát của Quốc hội tại 17 tỉnh/TP, các vụ việc bạo lực và xâm hại trẻ em xảy ra trong gia đình, do người thân quen, thậm chí là người ruột thịt, thân thích... chiếm tỷ lệ đáng kể. Tuyên truyền phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em tại trường Tiểu học Kim Đồng, Ba Đình. Ảnh: Trần Anh Nhận...