Hà Nội: Quá tải ‘xét nghiệm khẳng định là F0′
Nhiều người dân phải xếp hàng và chờ đợi tại Trạm Y tế P.Hoàng Liệt (Q. Hoàng Mai, Hà Nội) chờ test nhanh, xin giấy xác nhận nhiễm Covid-19.
Nhiều F0 đã xếp hàng để chờ test nhanh và xin giấy xác nhận mắc Covid-19 để được hưởng trợ cấp ốm đau từ công ty và BHXH. Trung tâm Y tế P.Hoàng Liệt đã quá tải và diễn ra hiện tượng chen lấn ở khu vực lấy mẫu vào chiều 24.2.
Chiều 23.2, đại diện lãnh đạo UBND P.Hoàng Liệt cho biết mời người dân đến trạm y tế để xét nghiệm nhằm “đảm bảo xác định đúng và khẳng định là F0″. Nguyên nhân là người dân tự test nhanh khó đảm bảo đúng kỹ thuật nên không thể sử dụng kết quả dương tính mà họ cung cấp. Tuy nhiên, số lượng F0 tăng nhanh trong khi nhân lực của trạm y tế có hạn, nên công việc quá tải. Lãnh đạo P.Hoàng Liệt đã báo cáo lên cấp trên để yêu cầu được hỗ trợ nhân sự nhằm giảm tải.
Sở Y tế Hà Nội cho biết, số ca mắc mới hôm nay 24.2 là 8.864 ca (3.025 ca cộng đồng và 5.839 ca đã cách ly). Bệnh nhân phân bố tại 538 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã.
Người dân khai thông tin trước khi tiến hành xét nghiệm. Ảnh ĐẬU TIẾN ĐẠT
Người dân phải xếp hàng từ nửa tiếng trở lên để tới lượt lấy mẫu. Việc xếp hàng đều không giãn cách . Ảnh ĐẬU TIẾN ĐẠT
Đa phần người đến lấy mẫu đều cho biết đã gửi thông tin qua Zalo cho y tế phường nhưng đều không nhận được phản hồi . Ảnh ĐẬU TIẾN ĐẠT
Nhiều người phải tự mang kit xét nghiệm của mình theo. Anh Lê Tiến (P.Hoàng Liệt) cho biết đa phần những người đi xét nghiệm trước đều tự mang theo kit xét nghiệm để tránh việc trung tâm y tế hết kit và phải quay lại lần sau . Ảnh ĐẬU TIẾN ĐẠT
Tranh thủ đọc sách khi chờ hơn 1 tiếng để tới lượt xét nghiệm . Ảnh ĐẬU TIẾN ĐẠT
Video đang HOT
Giấy công nhận là F0 hoặc đã khỏi bệnh dùng để hưởng trợ cấp ốm đau từ cơ quan và hưởng bảo hiểm xã hội. Ngoài ra, người dân cũng cần phường xác nhận, từ đó cung cấp mã số bệnh nhân để bệnh viện nhận điều trị trong trường hợp trở nặng . Ảnh ĐẬU TIẾN ĐẠT
Theo quy định của Bộ Y tế, người dân có thể được xác định là F0 khi thực hiện xét nghiệm nhanh Covid-19 và được nhân viên y tế giám sát gián tiếp thông qua các phương tiện từ xa . Ảnh ĐẬU TIẾN ĐẠT
Một gia đình có kit xét nghiệm nước bọt để lấy cho trẻ con và nhỏ vào kit trước sự giám sát của nhân viên y tế . Ảnh ĐẬU TIẾN ĐẠT
Nhân viên y tế lấy mẫu cho trẻ em . Ảnh ĐẬU TIẾN ĐẠT
Sức nóng bên trong trạm y tế "quận cam" ở Hà Nội
Mới đầu giờ sáng, 4 đầu máy tại Trạm Y tế phường Kim Giang, quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã liên tục đổ chuông.
"Người nhà nói bệnh nhân N.P.P. ở Hoàng Đạo Thành có dấu hiệu mệt mỏi, thở gắng sức. Chị Ngân kiểm tra giúp hồ sơ của bệnh nhân P.", cán bộ trực số Hotline của trạm thông báo. Một cuộc gọi khác, người phụ nữ vừa tự test nhanh dương tính báo kết quả lên trạm và đề nghị được tư vấn nên điều trị tại nhà hay nhập viện, vì bản thân có bệnh nền cao huyết áp.
"Mỗi ngày chúng tôi tiếp nhận hơn 100 cuộc gọi liên quan đến Covid-19. Có 4 đầu số chính cùng tiếp nhận thắc mắc của người dân là Hotline, số điện thoại bàn và số trạm trưởng, số của cán bộ chuyên trách dịch tễ nhưng có nhiều lúc vẫn không đủ đáp ứng. Có những hôm các cuộc gọi khai báo còn đến lúc hơn 1 giờ sáng", bác sĩ Lê Thị Bích Ngọc, Trạm trưởng Trạm Y tế phường Kim Giang chia sẻ.
Áp lực càng tăng thêm với lực lượng y tế khi một số người dân thiếu sự thông cảm vì muốn nhu cầu của mình phải được xử lý luôn và ngay. Thậm chí có người còn có những lời lẽ xúc phạm, không tôn trọng trong khi cán bộ y tế phải ưu tiên xử lý các vấn đề cấp bách trước.
"Khối lượng công việc lớn cũng không khiến chúng tôi stress, mệt mỏi bằng việc phải đối mặt với các trường hợp như vậy. Mặc dù vậy, chúng tôi vẫn phải động viên nhau cố gắng giữ thái độ bình tĩnh để tiếp tục hoàn thiện công việc hàng ngày, theo dõi và cập nhật được tình hình diễn biến sức khỏe của người bệnh ", BS Ngọc cho hay.
Bác sĩ Lê Thị Bích Ngọc, Trạm trưởng Trạm Y tế phường Kim Giang.
Theo BS Ngọc, người dân liên hệ đến trạm y tế chủ yếu là để thông báo kết quả xét nghiệm dương tính, nhờ tư vấn cách ly, điều trị, sử dụng thuốc, tình trạng sức khỏe khi đang cách ly tại nhà, các vấn đề về tiêm vaccine, thắc mắc phản ánh trên phần mềm tiêm chủng, cũng như vấn đề chế độ trợ cấp sau cách ly cùng các giấy tờ thủ tục liên quan.
Một nhân viên y tế gọi điện thông báo người dân đã có kết quả xét nghiệm dương tính SARS-CoV-2.
Trạm Y tế phường Kim Giang có 7 cán bộ y tế, trong đó có một bác sĩ, một cán bộ dịch tễ còn lại 5 cán bộ không chuyên trách về dịch. Tuy nhiên, 2 năm nay, vì khối lượng công việc quá lớn nên tất cả thành viên đều phải tham gia công tác chống dịch. Đặc biệt, khi Hà Nội áp dụng biện pháp điều trị F0 tại nhà, khối lượng công việc của lực lượng y tế cơ sở lại tăng lên đáng kể.
"F0 điều trị tại nhà sẽ có rất nhiều loại hồ sơ. Bên cạnh đó là việc quản lý giám sát tình trạng của các bệnh nhân; khâu cấp phát thuốc cũng mất nhiều thời gian. Nhất là với các F0 điều trị bằng Molnupiravir đòi hỏi nhiều thủ tục vì thuốc vẫn đang nằm trong chương trình của Sở", BS Ngọc cho hay.
Không khí trong căn phòng rộng chưa tới 20 mét vuông "nóng" dần lên theo nhịp độ làm việc hối hả của các y bác sĩ. Điều tra dịch tễ; khai thác thông tin từ các "F"; tư vấn cho người dân qua hotline; lấy mẫu xét nghiệm của các trường hợp nghi ngờ; xử lý hồ sơ; tiêm vaccine Covid-19; cấp phát thuốc, tư vấn tình hình sức khỏe, liên hệ phân tầng chuyển tuyến ... danh sách các đầu việc trải dài khiến lực lượng y tế cơ sở thường xuyên trong tình trạng quá tải.
"Chúng tôi làm từ sáng đến đêm cũng không hết việc. Tối muộn về nhà, bệnh nhân có diễn biến xấu các cán bộ lại tiếp tục phải xử lý ngay trong đêm. Trạm đã cố gắng phân bổ công việc phù hợp để giúp các cán bộ có thời gian nghỉ tái tạo sức lao động tuy nhiên tất cả các nhân viên y tế luôn trong tình trạng quá tải", BS Ngọc bộc bạch.
Nhận nhiệm vụ báo cáo dịch tễ hàng ngày và giám sát tình trạng sức khỏe của các F0 điều trị tại nhà, y sĩ Nguyễn Thị Thúy Ngân, cán bộ chuyên trách dịch tễ, gần như không rời khỏi màn hình máy tính xuyên suốt giờ làm việc. Bên cạnh đó còn phải thực hiện rất nhiều thủ tục hành chính để bệnh nhân có các giấy tờ thủ tục theo quy định.
Y sĩ Nguyễn Thị Thúy Ngân, cán bộ chuyên trách dịch tễ theo dõi tình trạng sức khỏe của F0 điều trị tại nhà
Hiện tại, phường Kim Giang đang có hơn 200 F0 điều trị tại nhà. Với diễn biến dịch tại Hà Nội đang rất phức tạp, mỗi ngày con số này lại tăng thêm 20 - 40 ca.
Tất cả các F0 điều trị tại nhà đều được cán bộ y tế phường giám sát thông qua hệ thống phần mềm. Định kì 2 lần mỗi ngày, F0 sẽ cập nhật tình trạng sức khỏe của mình vào hệ thống . Dữ liệu này sẽ được xử lý tự động để phân tầng bệnh nhân theo các cấp độ từ nhẹ đến nặng: xanh - vàng - cam - đỏ . Qua, đó, các y bác sĩ có phương án theo dõi, hỗ trợ F0.
"Các trường hợp từ màu vàng trở lên chúng tôi cần theo dõi rất sát. Nếu phát hiện dấu hiệu chuyển nặng, chúng tôi sẽ ngay lập tức gọi điện cho bệnh nhân để nắm bắt tình hình. Trong trường hợp tình trạng sức khỏe bệnh nhân diễn biến xấu sẽ ngay lập tức xuống tận nơi hỗ trợ, đồng thời báo xe cấp cứu để kịp thời đưa F0 chuyển viện. Điều quan trọng là phải phát hiện và xử lý thật kịp thời, bởi bệnh nhân Covid-19, đặc biệt là người cao tuổi, người có bệnh nền một khi chuyển nặng sẽ diễn biến rất nhanh", chị Ngân cho hay.
Gối oxy và bình oxy sẵn sàng để cấp cứu các F0 tại nhà chuyển nặng.
Hơn 10 trường hợp điều trị tại nhà chuyển biến nặng đã được cán bộ Trạm Y tế phường Kim Giang chuyển tầng cấp cứu kịp thời. Chỉ cách đây một tuần, một bệnh nhân nam đã lớn tuổi ở Hoàng Đạo Thành vừa được xác định dương tính SARS-CoV-2 vào buổi sáng thì đến trưa đã chuyển nặng.
Chị Ngân nhớ lại: "Người nhà bệnh nhân gọi thông báo gia đình có F0 có biểu hiện khó thở, tức ngực gọi hỏi đáp ứng chậm, không đi lại được. Thời điểm chúng tôi đến nơi đánh giá tình trạng bệnh nhân, đo chỉ số SpO2 thì chỉ còn 92%, cho bệnh nhân thở oxy không ổn nên đã làm thủ tục chuyển viện luôn. Trong quá trình chờ nhập viện, chúng tôi luôn phải theo dõi sát diễn biến của bệnh nhân. May mắn là sau khi vào điều trị tại bệnh viện tầng 2, tình trạng sức khỏe của ông đã tiến triển hơn".
Xét nghiệm sàng lọc cho các trường hợp nghi ngờ.
Nhiều tháng qua các y bác sĩ thường chỉ rời trạm khi trời đã tối. Lịch làm việc dày đặc khiến cuộc sống gia đình của các chị em có nhiều sự xáo trộn. Người thì phải nhờ chồng cáng đáng giúp việc nhà, người phải gửi con về nhà ông bà vì không có thời gian chăm nom.
"Nói thật ở đây chưa ai sắm được cái gì cho ngày Tết, bởi công việc cứ cuốn theo từng ngày. Giờ tiếp nhận thông tin xong lại vào danh sách, rồi tư vấn máy bàn, máy cá nhân cứ liên tục như vậy thôi. Chúng tôi thật sự mong dịch bệnh được kiểm soát, ý thức của người dân được nâng lên để chúng ta trở lại trạng thái bình thường mới. Nhiều hôm cần lắm một giấc ngủ sâu để lấy lại sức tiếp tục chiến đấu", nữ điều dưỡng với đôi mắt trũng sâu chia sẻ.
Tự test nhanh thế nào để kết quả chính xác? Các chuyên gia cho rằng người dân trước khi tự test nhanh cần được tập huấn kỹ cách lấy mẫu, thực hiện thao tác đúng hướng dẫn trên bộ test, quẹt que đủ độ sâu, thời gian quẹt đảm bảo 5-10 giây. Tại cuộc họp với Sở chỉ huy phòng chống Covid-19 Hà Nội sáng 4/8, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho...