Hà Nội phong tỏa khu dân cư vì có trường hợp nghi nhiễm COVID-19
Cơ quan chức năng đã tiến hành phong tỏa khu vực ngõ 230/26 Mễ Trì Thượng (phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) do phát hiện một trường hợp nghi nhiễm COVID-19.
Trao đổi với PV sáng 29/7, ông Hứa Đức Minh – Chủ tịch UBND phường Mễ Trì cho biết, trên địa bàn phường Mễ Trì có 1 trường hợp nghi nhiễm COVID-19, hiện sinh sống tại khu vực ngõ 230/26 Mễ Trì Thượng.
Ông Minh cho hay, UBND phường đang tiến hành điều tra dịch tễ người này hiện đã có kết qua sơ bộ ban đầu. Đồng thời cơ quan chức năng tiến hành phong tỏa khu vực ngõ 230/26 Mễ Trì Thượng, nơi có người nghi nhiễm COVID-19.
Theo ông Minh, người đàn ông này mới đây từ Đà Nẵng về.
Trao đổi với Tiền Phong, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội Khổng Minh Tuấn cho biết đang chờ kết quả xét nghiệm một trường hợp ho, sốt trở về từ Đà Nẵng. Cụ thể, theo ông Tuấn, trường hợp này đi du lịch từ Đà Nẵng về, có biểu hiện ho, sốt và vào thẳng Bệnh viện Nhiệt đới T.Ư thăm khám. “Hiện chúng tôi cũng đang chờ kết quả xét nghiệm của Bệnh viện”, ông Tuấn nói.
Video đang HOT
Theo ghi nhận của PV, sang 29/7, cơ quan chức năng phong tỏa khu vực có người nghi nhiễm tai ngõ 230/26 Mễ Trì Thượng, phường Mễ Trì.
Chuyên gia truyền nhiễm: 'nCoV Đà Nẵng lây nhanh, độc lực không đổi'
Bác sĩ Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, cho biết chủng nCoV mới tại Đà Nẵng lây nhanh nhưng độc lực không đổi.
"Trong quá trình lây lan, nCoV tiếp tục biến chủng và bản chất virus luôn đột biến. Thế giới đã ghi nhận gần 99 chủng, Việt Nam mới ghi nhận 6 chủng", ông nói. Do đó, chủng virus mới xuất hiện ở Đà Nẵng, làm bệnh lan nhanh đã được dự tính trước.
Trước những lo ngại còn các ca nhiễm ẩn trong cộng đồng, bác sĩ Kính cho biết khả năng này có thể xảy ra. "Theo lý thuyết, tỷ lệ chung là 5-10% ca nhiễm diễn biến nặng", bác sĩ Kính nói. Có thể ước tính tỷ lệ mỗi ca nặng ứng với 50 ca nhiễm thông thường.
Theo bác sĩ Kính, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra nCoV lây lan nhanh hơn nhiều lần, bằng chứng là thế giới tăng một triệu ca nhiễm chỉ trong ba ngày, hiện đã lên 16 triệu ca. Tuy nhiên, số ca tử vong dần được kiểm soát, rất nhiều người nhiễm nhưng chỉ 5% trong số đó sẽ diễn biến thành nặng và nguy kịch, chứng minh độc lực của virus không tăng lên so với ban đầu.
Từ đây, Việt Nam chỉ cần cố gắng truy vết để cách ly. Truy vết hết tất cả từ F0 đến F3 và cắt đứt con đường lây truyền, sẽ khống chế được nguy cơ lây lan cộng đồng. Bên cạnh truy vết, cần phong tỏa tạm thời quy mô nhỏ ở vùng có nhiều bệnh nhân, giãn cách xã hội, tuân thủ biện pháp đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng, khuyến cáo người dân không tụ tập đông người.
Với diễn biến Covid-19 tái bùng phát tại Đà Nẵng, chuyên gia cho rằng việc mở cửa lại cho khách du lịch trong nước sớm khiến việc ngăn chặn dịch bệnh lây lan gặp bất lợi. Chỉ trong nửa tháng, đã có gần 80.000 người tới Đà Nẵng du lịch, mang lại hiệu quả kinh tế song dịch bệnh cũng khó kiểm soát hơn.
"Để kiểm soát dịch thì phải tiếp tục phong tỏa, giãn cách, như vậy kinh tế không phát triển được. Vì vậy, cần cân bằng lợi ích kinh tế và chống dịch, không ngủ quên sau thắng lợi bước đầu là 99 ngày không có ca lây nhiễm", ông nói.
Thùng đựng mẫu xét nghiệm của người nghi nhiễm nCoV tại Đà Nẵng, ngày 25/7. Ảnh: Đắc Thành.
Các ca lây nhiễm trong cộng đồng xuất hiện, thực tế nằm trong dự tính của Ban Chỉ đạo Quốc gia, vì xung quanh các nước tình hình dịch đang rất phức tạp và có thể xâm nhập vào Việt Nam. Bác sĩ Kính cho rằng "cần bình tĩnh, không nên quá sợ hãi", bởi Việt Nam đã có kinh nghiệm chống dịch, truy vết và phong tỏa ổ dịch. Thay vì phong tỏa toàn quốc, chỉ phong tỏa vùng có ca nhiễm, sẽ ổn định tình hình và làm yên lòng người dân.
Để điều trị cho các bệnh nhân nặng, bác sĩ Kính cho biết Tiểu ban Điều trị, Bộ Y tế cố gắng cá thể hóa việc điều trị. Các giáo sư đầu ngành đã cùng xem xét kỹ lưỡng từng ly tình trạng mỗi bệnh nhân nặng, để gỡ rối, vượt qua từng thách thức, như "bệnh nhân 91". Tuy nhiên, khả năng hồi phục phụ thuộc vào đáp ứng của từng cá thể. Việc cố gắng kiểm soát các ca lây nhiễm còn giúp hạn chế trường hợp phải sử dụng ECMO (oxy hóa ngoài cơ thể), giảm các vấn đề phát sinh liên quan việc cung ứng máy móc và điều động chuyên gia để thực hiện.
"Chúng ta không thể nói có thể cứu được hết bệnh nhân nhưng so với thế giới, tình hình như thế này đã tốt lắm rồi", bác sĩ Kính nói.
Chiều 28/7, Việt Nam ghi nhận thêm 7 ca dương tính nCoV, trong đó 4 người Đà Nẵng, 3 người Quảng Nam, được ghi nhận là lây nhiễm cộng đồng. Như vậy chỉ trong 4 ngày, cả nước ghi nhận 22 ca Covid-19 mới, gồm 18 ca tại Đà Nẵng, một tại Quảng Ngãi, 3 Quảng Nam. Ba bệnh nhân nặng, đều có bệnh nền, trong đó một người phải can thiệp ECMO, một người suy tim có thể phải can thiệp ECMO, một người suy thận mạn tính.
Bệnh viện siết chặt quy trình khám chữa bệnh chống nCoV Người bệnh bắt buộc đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, đo thân nhiệt trước khi vào bệnh viện, hạn chế thăm bệnh nhân, tránh nguy cơ lây nhiễm cộng đồng. Trước diễn biến phức tạp của Covid-19 tại Đà Nẵng, các bệnh viện trên cả nước đã tăng cường kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh, ngăn ngừa không để lây lan trong cộng...