Hà Nội phòng chống dịch 4.0 như thế nào?
Từ thời điểm ra mắt hệ thống đường dây nóng, hệ thống Bluezone, tài khoản Zalo, Hà Nội đã tiếp nhận 15.698 cuộc gọi, tin nhắn; trong đó giải đáp hơn 12.700 phản ánh, chuyển xử lý gần 3.000 phản ánh.
Công nghệ góp phần tích cực vào công tác phòng, chống dịch
Theo Sở Thông tin và Truyền thông (TT-TT) thành phố Hà Nội, kể từ thời điểm ra mắt các kênh tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân về phòng, chống dịch trên hệ thống đường dây nóng (0889.556.655 và 0889.557.755) , tài khoản Zalo và hệ thống Bluezone (từ ngày 22/7 đến 6h00 ngày 20/8), đơn vị đã tiếp nhận 15.698 cuộc gọi, tin nhắn.
Trong số các cuộc gọi, tin nhắn được gửi đến, Sở này đã giải đáp 12.720 cuộc gọi, tin nhắn phản ánh; chuyển các quận, huyện vào cuộc xử lý 2.978 cuộc gọi, tin nhắn phản ánh, qua đó góp phần tích cực vào công tác phòng, chống dịch của thành phố.
Các nội dung được người dân quan tâm, thắc mắc cần được giải đáp như: Điều kiện, giấy tờ cần thiết để được qua các chốt kiểm dịch tại các cửa ngõ ra – vào Thủ đô; di chuyển trong thành phố để không bị xử phạt; khi có các triệu chứng ho, sốt; hỏi về địa điểm tiêm vắc xin phòng Covid-19.
Đặc biệt, người dân cũng đã phản ánh nhiều vi phạm trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, không thực hiện Chỉ thị 17/CT-UBND, Công điện số 18/CĐ-UBND trên địa bàn các quận, huyện: không đeo khẩu trang, tập thể dục, các địa điểm có tụ tập đông người, họp chợ cóc; các doanh nghiệp không sản xuất, cung cấp dịch vụ thiết yếu vẫn hoạt động…
Theo Sở TT-TT, để kịp thời tiếp nhận và xử lý các phản ánh của người dân liên quan tới công tác phòng, chống dịch Covid-19, Hà Nội đã tổ chức đào tạo cho các xã, phường về việc tiếp nhận và xử lý phản ánh.
“Mọi ý kiến phản ánh của người dân sẽ được các xã, phường trực tiếp tiếp nhận và xử lý. Những ý kiến cấp xã phường không giải quyết được sẽ được chuyển lên cấp cao hơn” – đại diện Sở TT-TT khẳng định.
Biểu đồ số lượng tiếp nhận thông tin phản ánh theo ngày (Ảnh: Linh Phạm).
Công nghệ là “nền tảng quốc dân”
Theo ông Nguyễn Thanh Liêm – Giám đốc Sở TT-TT Hà Nội, trong những ngày qua, số ca F0 trong cộng đồng tại Hà Nội đang đi ngang và có dấu hiệu giảm xuống.
Đây là một tín hiệu đáng mừng, là thành quả của lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch bệnh, sự tuân thủ của các tầng lớp nhân dân và sự vào cuộc quyết liệt, có hiệu quả của hệ thống chính quyền. Trong đó, công nghệ đang góp phần là một “lá chắn” không thể thiếu, trở thành những “nền tảng quốc dân”.
Người dân cũng có thể phản ánh mọi vấn đề liên quan tới việc chống dịch thông qua chức năng trên Bluezone. 100% phản ánh của người dân sẽ được cơ quan chức năng xem xét và xử lý.
“Người dân cũng cần liên tục khai báo y tế hằng ngày, nhất là những người có biểu hiện ho, sốt để góp phần giúp các cơ quan y tế kịp thời phát hiện, phân loại những ca F0 trong cộng đồng, nhằm chặn đứng, khóa chặt nguồn lây nhiễm để tận dụng hiệu quả “thời gian vàng”, sớm đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường” – ông Liêm thông tin thêm.
Biểu đồ tỷ lệ % điện thoại cài đặt Bluezone tại các quận, huyện, thị xã (Ảnh: Linh Phạm).
Trước đó, Hà Nội đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc rà soát, phân loại danh sách những người khai báo có biểu hiện ho, sốt trên ứng dụng Bluezone và tokhaiyte.vn. Người có biểu hiện ho, sốt khai báo qua các hệ thống này sẽ được gửi danh sách đến các cơ quan y tế thành phố để thực hiện lấy mẫu xét nghiệm.
Tính đến ngày 19/8, Hà Nội có tổng số tờ khai báo y tế trên hệ thống phần mềm là hơn 3,1 triệu.
Thống kê số liệu trên các phần mềm Khai báo y tế, Bluezone cho thấy, số người dân cài đặt Bluezone đến 18h ngày 19/8 là hơn 3,2 triệu.
Cũng theo Sở TT-TT Hà Nội, tổng số địa điểm quét mã QR trên phạm vi toàn thành phố đến hết ngày 19/8 là gần 220.000 điểm. Các địa bàn có lượt quét nhiều nhất là: Hoàn Kiếm, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy.
Du khách khai báo y tế bằng mã QR tại cổng vào Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Ảnh: Toàn Vũ).
Vận hành Tổng đài 1022
Mới đây, Hà Nội đã đưa vào vận hành Tổng đài 1022. Đây là kênh kết nối, tiếp nhận phản ánh, giải đáp kiến nghị của công dân, tổ chức trên địa bàn thành phố.
Trước mắt, Tổng đài 1022 tập trung tiếp nhận, giải đáp các kiến nghị, phản ánh và tư vấn liên quan đến phòng, chống Covid-19.
Tổng đài 1022 được UBND TP Hà Nội giao Sở TT-TT chủ trì thực hiện, bắt đầu hoạt động chính thức từ ngày 19/8, với 4 nhánh: Nhánh 1 (bấm phím 1): Kết nối đến Trung tâm Cấp cứu 115; Nhánh 2 (bấm phím 2): Kết nối đến Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội; Nhánh 3 (bấm phím 3): Kết nối đến Mạng lưới thầy thuốc đồng hành; Nhánh 4 (bấm phím 4): Kết nối đến Sở TT-TT để phản ánh về vi phạm phòng, chống dịch Covid-19.
Trong đó, khi lựa chọn Nhánh 3 kết nối đến Mạng lưới thầy thuốc đồng hành, người dân sẽ được hỗ trợ tư vấn chăm sóc sức khỏe trực tuyến liên quan đến dịch bệnh Covid-19, đặc biệt là người mắc Covid-19.
Tổng đài 1022 sẵn sàng tiếp nhận phản ánh từ công dân, tổ chức 24/7 để hỗ trợ, xử lý nhanh nhất những thông tin liên quan đến phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố.
Sĩ tử đội nắng đến Văn Miếu vái vọng trước ngày thi tốt nghiệp THPT Quốc gia
Ngày cuối tuần, thời tiết nắng nóng oi bức, rất đông các sĩ tử và gia đình đổ về khu di tích Văn Miếu để cầu may trước khi bước vào kỳ thi cuối cấp quan trọng.
Video: Sĩ tử đội nắng đến Văn Miếu vái vọng trước ngày thi tốt nghiệp THPT Quốc gia
Từ lâu Văn Miếu - Quốc Tử Giám là nơi cầu may mắn của rất nhiều sĩ tử mỗi khi bước vào các kỳ thi lớp 10, thi tốt nghiệp THPT. Dù các điểm di tích của Hà Nội vẫn chưa được mở cửa để đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19, nhưng nhiều phụ huynh, thí sinh vẫn có mặt tại cổng Văn Miếu - Quốc Tử Giám để vái vọng cầu mong có thể đạt được điểm cao và vào được trường mình mong muốn.
Nhiều gia đình đã tháp tùng con em mình đến đây để cầu may mắn, hoa quả và đồ thắp hương cũng được các phụ huynh chuẩn bị trước ở nhà.
Mọi người đều thành kính xin một kỳ thi may mắn cho các sĩ tử có một tâm lý thoải mái trước kỳ thi sắp tới.
Các điểm di tích vẫn chưa thể mở cửa đón khách trở lại. Bởi vậy, phụ huynh và sĩ tử khi đến đây buộc lòng đặt lễ vật, dâng hương vái vọng bên ngoài Văn Miếu.
"Chỉ còn vài ngày nữa là em bước vào kỳ thi, em cũng chuẩn bị đầy đủ kiến thức cho mình, tuy nhiên cũng muốn cùng các bạn đế Văn Miếu để thắp hương và để cho mình thoải mái tâm lý trước ngày vào thi" Bạn Hoàng Văn Nam cho biết.
Trả lời VTC News, một nhóm bạn chuẩn bị bước vào kì thi chia sẻ: "Sau khi đi lễ ở Văn Miếu, chúng em sẽ qua đền Ngọc Sơn để thắp hương với mong muốn sẽ đạt được điểm cao và hoàn thành nguyện vọng trong đợt thi quan trọng này".
Một số sĩ tử còn cẩn thận mang theo hồ sơ thi, ghi rõ số báo danh, phòng thi để khấn cho rõ ràng, mong các bậc tiền nhân phù hộ đạt kết quả tốt trong những kỳ thi sắp tới.
Điểm vái vọng bên ngoài Văn Miếu.
Hà Nội: Phục dựng tòa Phương Đình trả lại giá trị gốc cho hồ Văn Hồ Văn cùng với vườn Giám và các công trình kiến trúc cổ là bộ phận không thể tách rời của quần thể Di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám . Giữa hồ có đảo Kim Châu. Vào thời Lê, trên đảo này có dựng Phán Thủy Đường, là nơi tụ họp bình văn, đọc thơ của các...