Hà Nội: ‘Phố thị’ rộn ràng nhịp bán-mua sau nới lỏng giãn cách xã hội
Từ 6 giờ ngày 21/9, TP Hà Nội nới lỏng giãn cách xã hội, Thủ đô áp dụng Chỉ thị 15/TTg và các biện pháp mạnh hơn, cho phép một số mặt hàng phục vụ đời sống tiêu dùng, sản xuất được mở cửa kinh doanh trong trạng thái bình thường mới.
Trên nhiều tuyến phố nội đô, tiểu thương “nhộn nhịp” bán hàng trở lại.
Đây là tín hiệu lạc quan cho thấy công tác phòng chống dịch của TP Hà Nội được thực hiện và kiểm soát tốt, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, tiểu thương buôn bán sản xuất kinh doanh trở lại sau nhiều tháng bị “đóng băng”, suy giảm nguồn thu, từng bước hồi phục nền kinh tế tư nhân nói riêng, kinh tế Thủ đô nói chung.
Theo chủ trương của Thành phố, Hà Nội cho phép thực hiện và điều chỉnh một số hoạt động như: Các cơ sở cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu; siêu thị, chợ, cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng kinh doanh hoa, quả, trái cây, chuỗi kinh doanh nông sản thực phẩm trên địa bàn; cửa hàng thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao phục vụ khám chữa bệnh và phòng chống dịch; dịch vụ khám chữa bệnh, ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp, chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, cơ sở cai nghiện, cơ sở bảo trợ xã hội; cửa hàng cắt tóc, gội đầu; dịch vụ kinh doanh, sửa chữa, rửa xe ôtô, xe máy, phương tiện giao thông, điện tử, điện lạnh và đồ gia dụng; cơ sở kinh doanh văn phòng phẩm, sách, thiết bị, đồ dùng học tập; cửa hàng kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng; hoạt động kinh doanh trên các sàn điện tử thương mại, sử dụng dịch vụ giao hàng trực tuyến; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống (chỉ bán hàng mang về) và đóng cửa trước 21 giờ hàng ngày.
Hàng loạt cửa hàng bán xe ô tô cũ trên phố Nguyễn Văn Cừ (quận Long Biên) mở cửa lại sau 2 tháng “đóng băng”.
Chợ “nhà giàu” Gia Ngư (quận Hoàn Kiếm) chưa mở cửa hoàn toàn, nhưng các tiểu thương bán hàng trở lại trong điều kiện an toàn.
Phố “ngan cháy tỏi” Hàng Nón (quận Hoàn Kiếm) mở cửa bán mang về.
Âm thanh gò, hàn xì các sản phẩm gia dụng bằng tôn lại rộn ràng trên “phố nghề” Hàng Thiếc (quận Hoàn Kiếm).
Phố “khóa” Thuốc Bắc (quận Hoàn Kiếm) bắt đầu có “kẻ bán, người mua”.
Đại diện các hộ kinh doanh tiểu thương trên các tuyến phố Hà Nội qua trao đổi đều bày tỏ, chia sẻ niềm vui, phấn khởi trước quyết định nới lỏng giãn cách của thành phố, khẳng định chủ trương này không chỉ thể hiện rõ quan điểm của Chính phủ, Quốc hội về thực hiện mục tiêu kép “vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế”, mà còn kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, tiểu thương đang “hấp hối”.
Video đang HOT
Tiểu thương kinh doanh thuốc đông y trên phố Lãn Ông (quận Hoàn Kiếm) mở cửa trở lại sau thời gian bị “đóng băng”.
Phố “đồ chơi” Hàng Mã (quận Hoàn Kiếm) sau Tết Trung thu mới được mở cửa trở lại.
Các tiểu thương trên phố “đồ thờ” Hàng Quạt (quận Hoàn Kiếm) kinh doanh trở lại sau nới lỏng giãn cách.
“Chợ trời” duy nhất Thịnh Yên của quận Hai Bà Trưng và Hà Nội sôi động trở lại.
Qua ghi nhận của phóng viên, mặc dù các hoạt động sản xuất kinh doanh, cửa hàng buôn bán đã từng bước nhộp nhịp trở lại, phố phường đã từng bước rộn rã như trước khi giãn cách xã hội, nhưng các doanh nghiệp, tiểu thương và người dân trong giao dịch, mua bán hàng, vận chuyển… đều đã có ý thức tự giác, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định phòng dịch bệnh của Thành phố, Bộ Y tế, để sống chung với COVID-19 an toàn, với hy vọng không phải “ngủ đông” thêm nữa.
Video Player is loading.
PauseUnmute
Remaining Time 7:57
X
Phố “phụ tùng” xe máy phố Huế (quận Hai Bà Trưng) mở cửa là đắt khách.
“Chợ vải” Phùng Khắc Khoan (quận Hai Bà Trưng) lại đa dạng sắc màu.
Phố “lốp xe” ô tô Hai Bà Trưng (quận Hai Bà Trưng) rộn rã không kém.
Phố “sắt” La Thành (quận Đống Đa) nhộn nhịp ngay sau nới lỏng giãn cách.
Trung tâm “Chợ hoa, cây cảnh, cá…” của Hà z
Bốn giai đoạn cho xe khách hoạt động sau nới lỏng giãn cách
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có văn bản gửi các Bộ, ngành, địa phương lấy ý kiến tổng hợp xây dựng dự thảo kế hoạch hoạt động vận tải hành khách liên tỉnh trong thời gian các địa phương nới lỏng biện pháp phòng chống dịch COVID-19.
Bốn giai đoạn
Để thực hiện 4 giai đoạn theo dự thảo, Bộ GTVT yêu cầu các trạm dừng nghỉ, bến xe, doanh nghiệp vận tải hành khách liên tỉnh, đội ngũ lái xe và phương tiện trong cả nước hàng loạt yêu cầu phòng chống dịch đảm bảo an toàn.
Bốn giai đoạn cho xe khách hoạt động sau nới lỏng giãn cách.
Theo dự thảo, doanh nghiệp sẽ được tăng dần số lượng xe được phép hoạt động theo từng giai đoạn. Cụ thể, giai đoạn 1 (tối đa 10 ngày kể từ ngày áp dụng kế hoạch), doanh nghiệp có tối đa không vượt quá 40% số chuyến trong 10 ngày của đơn vị theo lưu lượng đã được phê duyệt và có giãn cách chỗ trên phương tiện (không áp dụng giãn cách đối với xe giường nằm). Giai đoạn 2 (tối đa 10 ngày kể từ ngày kết thúc giai đoạn 1), doanh nghiệp có tối đa không vượt quá 60% số chuyến trong 10 ngày của đơn vị theo lưu lượng đã được phê duyệt và có giãn cách chỗ trên phương tiện.
Giai đoạn 3 (tối đa 10 ngày kể từ ngày kết thúc giai đoạn 2), doanh nghiệp thực hiện tối đa không vượt quá 80% số chuyến trong 10 ngày của đơn vị theo lưu lượng đã được phê duyệt và giai đoạn 4 (trạng thái bình thường mới), doanh nghiệp được hoạt động trở lại bình thường.
Trong quá trình thực hiện từng giai đoạn, căn cứ vào tình hình dịch COVID-19 tại các địa phương, Sở GTVT các tỉnh, thành phố hai đầu tuyến chạy liên tỉnh thống nhất áp dụng thực hiện một trong các giai đoạn nêu trên.
Riêng đối với vận tải hành khách theo tuyến cố định nội tỉnh, xe buýt, taxi, xe hợp đồng, du lịch; vận chuyển học sinh, sinh viên, Sở GTVT các địa phương tham mưu UBND tỉnh, thành phố quyết định. Trong đó, xe hợp đồng (trừ trường hợp vận chuyển học sinh, sinh viên), du lịch không được chở quá 50% số người được phép chở cho đến khi thực hiện trạng thái bình thường mới.
Điều kiện cần để xe khách hoạt động
Đặt vấn đề ưu tiên phòng chống dịch COVID-19 lên hàng đầu sau khi các địa phương nới lỏng giãn cách xã hội, Bộ GTVT yêu cầu các doanh vận tải phải có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của phương tiện, lái xe trong suốt quá trình vận chuyển. Trong đó, chú trọng tăng cường kiểm tra, giám sát thông qua thiết bị giám sát hành trình, camera lắp trên xe ô tô kinh doanh vận tải. Bên cạnh đó, bảo đảm phương tiện, lái xe hoạt động theo đúng hành trình, lộ trình tuyến đăng ký, đối tượng vận chuyển và tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch theo quy định của Bộ Y tế, UBND tỉnh, thành phố.
Đáng chú ý, Bộ GTVT yêu cầu các doanh nghiệp phải khử khuẩn phương tiện trước và ngay sau khi kết thúc hành trình theo hướng dẫn của Sở Y tế địa phương; đồng thời yêu cầu lái xe, nhân viên phục vụ trên xe chỉ dừng đỗ dọc đường đúng các địa điểm đã ghi trong lệnh cấp vận chuyển hoặc hợp đồng vận chuyển hành khách đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
Đối với các trạm dừng nghỉ trên quốc lộ, cao tốc được phéo hoạt động phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch theo quy định của Bộ Y tế và địa phương; niêm yết đường dây nóng của cơ quan chức năng để thông tin khi có vi phạm quy định về phòng chống dịch và kịp thời truy vết các trường hợp nghi mắc COVID-19 theo yêu cầu của nhà chức trách và cơ quan y tế.
Riêng đối với lái, phụ xe, nhân viên phục vụ trên xe, Bộ GTVT dự thảo 2 phương án: Thực hiện nghiêm "nguyên tắc 5K" và quy định đối với người tham gia giao thông về phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế; bên cạnh việc thực hiện nghiêm "nguyên tắc 5K" phải đáp ứng một trong các tiêu chí như: Người đã tiêm đủ liều vắc xin trong đó liều cuối cùng đã được tiêm ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng tính đến thời điểm đi trên phương tiện, có chứng nhận tiêm chủng trên sổ sức khỏe điện tử hoặc giấy chứng nhận tiêm chủng đủ liều của cơ sở tiêm chủng, người đã mắc và khỏi bệnh COVID-19 (có giấy xác nhận khỏi bệnh không quá 6 tháng tính đến thời điểm đi trên phương tiện của ngành Y tế theo quy định), người chưa tiêm vaccine hoặc đã tiêm 1 mũi vaccine có giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 được thực hiện trong vòng 72 giờ hoặc theo thời hạn khác do Bộ Y tế quy định.
Điều kiện cần nhất đảm bảo xe khách hoạt động liên quan đến phương tiện được Bộ GTVT yêu cầu các doanh nghiệp là phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, camera trên xe theo quy định tại Nghị định số 10/2020 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan; đồng thời, phương tiện phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định.
Ngoài ra, các bến xe khách phải xây dựng phương án, kế hoạch đón, trả hành khách ra, vào bến xe bảo đảm an toàn, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường và các quy định về phòng chống dịch COVID-19; kiểm tra hành khách thực hiện quy định về phòng chống dịch trước khi vào bến. Bến xe khách chỉ tiếp nhận phương tiện vào hoạt động tại bến xe khi thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo đảm phòng chống dịch theo quy định. Trong trường hợp phát hiện lái, phụ xe, nhân viên phục vụ trên xe, hành khách có biểu hiện sốt, ho, khó thở, mệt mỏi phải bố trí cách ly và thông báo ngay cho cơ quan y tế để xử lý.
Phớt lờ quy định phòng dịch, người dân đổ ra hồ Gươm tập thể dục sáng Sáng nay, nhiều người dân đã đổ về khu vực hồ Gươm để tập thể dục bất chấp việc Hà Nội đang thực hiện Chỉ thị 22 và văn bản chấn chỉnh sau sự cố đường phố đông đúc đêm Trung thu của quận Hoàn Kiếm. Ghi nhận lúc 5h sáng nay, nhiều người dân đã đổ ra đường khu vực xung quanh...