Hà Nội: Phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
Đến nay, 100% số xã của thành phố Hà Nội đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; thêm 18 xã được UBND thành phố công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 5 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Phát biểu tại Hội nghị giao ban về “Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025″ (Chương trình 04) tổ chức ngày 13/4, bà Nguyễn Thị Tuyến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội yêu cầu, trong xây dựng nông thôn mới đề nghị các sở, ngành, quận, huyện, thị xã cần tập trung phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, quyết tâm đạt được mục tiêu trong lĩnh vực này, bởi đây chính là một trong những khâu yếu của chương trình.
Khảo sát mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Ảnh minh họa: XL/Báo Tin tức
Bên cạnh đó, các sở, ngành và các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xã, quy hoạch chi tiết trung tâm xã và điểm dân cư nông thôn; quy hoạch vùng huyện và phê duyệt quy hoạch sản xuất nông nghiệp của các xã trên địa bàn thành phố để làm cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp, bảo đảm mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo các mục tiêu chương trình đề ra.
Bà Nguyễn Thị Tuyến cũng đề nghị các quận tiếp tục nghiên cứu, quan tâm hỗ trợ các huyện của Hà Nội xây dựng nông thôn mới theo quy định, đặc biệt là các huyện còn nhiều khó khăn như: Ba Vì, Mỹ Đức, Ứng Hòa… Từ đó, phấn đấu năm 2022, có thêm ít nhất 25 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 15 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Đặc biệt, việc phát triển nông thôn mới cần gắn với xây dựng đô thị xanh, văn minh và hiện đại.
Ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, trong quý I/2022, Ban Chỉ đạo Chương trình số 04, UBND thành phố tiếp tục chỉ đạo quyết liệt các sở, ban, ngành thành phố; Ban Chỉ đạo các huyện, thị xã xây dựng kế hoạch, giải pháp linh hoạt, thích ứng an toàn với dịch COVID-19, tập trung tổ chức triển khai thực hiện Chương trình số 04 của Thành ủy.
Video đang HOT
Nhờ thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới nên đến nay, đời sống nông dân đã không ngừng được cải thiện và nâng cao, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2021 đạt 54,07 triệu đồng/người/năm. Các huyện có thu nhập bình quân đầu người cao như: Thạch Thất 75 triệu đồng, Đan Phượng 66 triệu đồng, Gia Lâm 65 triệu đồng, Hoài Đức 64 triệu đồng, Chương Mỹ 62,5 triệu đồng,… Đa số các hộ gia đình có nhà kiên cố, khang trang.
Đến nay, 100% số xã của thành phố đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; thêm 18 xã được UBND thành phố công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 5 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Trong năm 2021, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã đánh giá, phân hạng được thêm 595 sản phẩm, đưa tổng số sản phẩm OCOP của thành phố đến nay có 1.649 sản phẩm.
Các hợp tác xã nông nghiệp và trang trại, làng nghề có sự tăng trưởng cả về doanh thu, giá trị sản xuất, đã và đang ngày càng phát huy vai trò phát triển kinh tế – xã hội, góp phần xây dựng nông thôn mới tại các địa phương. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn được cải thiện.
Đến nay, Hà Nội có 3 huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Gia Lâm không còn hộ nghèo; tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn còn 0,29%. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn toàn thành phố đạt 91,5%. 100% xã có điểm phục vụ bưu chính có người phục vụ…
Tại hội nghị, các đại biểu cũng cho rằng bên cạnh những kết quả đạt được trong xây dựng nông thôn mới vẫn còn nhiều khó khăn bất cập. Đó là nhiều tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới thiếu bền vững, hạ tầng kinh tế kỹ thuật khu vực nông thôn còn thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng tốt yêu cầu phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh…
Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, quản lý xây dựng, quản lý đất đai, vệ sinh môi trường, thu gom, xử lý chất thải rắn, nước thải khu vực nông thôn còn nhiều hạn chế. Đặc biệt, Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới các cấp theo mức độ, trong đó nhiều chỉ tiêu, tiêu chí giao cho các Bộ, ngành trung ương do vậy chưa hoàn thiện được Bộ tiêu chí của thành phố, dẫn đến việc triển khai thực hiện tại cơ sở vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Theo ông Nguyễn Đình Khuyến, Phó Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ, thành phố cần quan tâm phát triển làng hoa đào Nhật Tân thành thương hiệu du lịch của Tây Hồ. Cùng với dự án cải tạo khu công viên nước hồ Tây, xây dựng đường Trịnh Công Sơn thành những địa điểm vui chơi, giải trí tiêu biểu của Thủ đô, việc phát triển làng đào Nhật Tân sẽ góp phần giúp quận Tây Hồ gìn giữ và phát triển làng hoa truyền thống của Thủ đô Hà Nội.
Trong khi đó, đại diện Huyện ủy Mỹ Đức đề nghị thành phố quan tâm đầu tư phát triển công nghệ cao; quan tâm đầu tư nâng cấp hệ thống cấp nước sạch cho người dân…, qua đó hoàn thành xây dựng nông thôn mới và 3 xã xây dựng nông thôn mới nâng cao trong năm 2022.
Phát triển nông nghiệp, nông thôn ở huyện Thạch Thất (Hà Nội)
Cùng với công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, những năm gần đây, kinh tế nông nghiệp ở huyện Thạch Thất có nhiều khởi sắc nhờ thực hiện tốt chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn của TP Hà Nội.
Nhờ chủ trương đó, không chỉ bộ mặt nông thôn mới (NTM) ở huyện Thạch Thất thay đổi, mà đời sống người dân cũng ngày một khấm khá hơn.
Xã Phú Kim là một trong những địa phương đi đầu ở huyện Thạch Thất trong thực hiện dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mô hình sản xuất nông nghiệp. Những năm qua, toàn xã đã tiến hành dồn ghép được hơn 200ha đất nông nghiệp, tạo tiền đề để xây dựng, triển khai chuyển đổi 153 mô hình sản xuất từ đất canh tác lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, hoa, cây cảnh và thâm canh cá, lúa.
Trong đó, đáng chú ý là mô hình trồng bưởi Diễn ở thôn Thúy Lai. Từ vài héc-ta trồng bưởi Diễn của gia đình ông Nguyễn Điểu (75 tuổi), vài năm gần đây, diện tích trồng loại cây này ở Thúy Lai đã lên đến vài chục héc-ta, trong đó có 20ha đến vụ cho thu hoạch với thu nhập bình quân khoảng 420 triệu đồng/ha/vụ, góp phần nâng thu nhập bình quân đầu người ở địa phương lên 66,92 triệu đồng/người/năm vào cuối năm 2021. Có được thu nhập cao từ bưởi Diễn, người dân mạnh dạn đầu tư xây dựng hạ tầng tạo diện mạo hiện đại, bài bản cho NTM ở địa phương. Đồng hành với người dân, UBND xã Phú Kim đã tiến hành xây dựng thương hiệu OCOP truy xuất nguồn gốc cho quả bưởi Diễn ở Thúy Lai, giúp tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm, mang lại giá trị cao và thị trường tiêu thụ ổn định.
Ông Nguyễn Đắc Lập chăm sóc vườn bưởi Diễn của gia đình.
Ông Nguyễn Đắc Lập, người dân thôn Thúy Lai chia sẻ: "Sau khi dồn thửa đổi ruộng, nhà tôi trồng 2 mẫu bưởi Diễn. Năm vừa rồi, bưởi đã cho thu hoạch lứa đầu tiên. Tuy chưa nhiều, nhưng so với trồng lúa thì cao hơn và cũng đỡ vất vả hơn. Có thu nhập từ trồng bưởi, tôi tiếp tục đầu tư làm đường nội vườn, xây tường bao, cổng, lắp hệ thống đèn để tiện chăm sóc, trông nom".
Một trong những điểm sáng nữa về xây dựng NTM ở xã Phú Kim là việc vận động người dân xóa bỏ lò gạch thủ công, chuyển sang chăn nuôi, ép mùn cưa làm than không khói. Do đó, môi trường sống của người dân ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Tẩm-một chủ lò gạch trước đây ở thôn Phú Nghĩa, xã Phú Kim, mặc dù được thuê lại đất thông qua đấu thầu để chăn nuôi, sản xuất nhưng người dân không dám đầu tư nhiều để mở rộng quy mô, xây dựng nhà xưởng, chuồng trại. Nguyên nhân vì thành phố chỉ cho thuê đất 5 năm/lần đấu thầu. Từ đó, ông Tẩm kiến nghị thành phố xem xét cho thuê với thời hạn dài hơn, giúp người dân yên tâm đầu tư, làm ăn.
Trao đổi với phóng viên Báo Quân đội nhân dân, ông Nguyễn Đức Cường, Chủ tịch UBND xã Phú Kim cho biết: "Từ những kết quả đạt được, chúng tôi sẽ tiếp tục xây dựng và triển khai thực hiện hiệu quả kế hoạch sản xuất nông nghiệp trong những năm tiếp theo; thực hiện tốt công tác quản lý, kiểm tra, hướng dẫn bà con thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng bảo đảm hiệu quả, đúng quy hoạch... Đối với những kiến nghị của người dân, chúng tôi đã xem xét và thấy phù hợp. Tuy nhiên, vì vượt quá thẩm quyền quyết định của UBND xã nên chúng tôi đã thống nhất đề xuất, xin ý kiến của UBND huyện Thạch Thất; đồng thời tuyên truyền, vận động người dân chấp hành nghiêm quy định pháp luật về quản lý đất đai, trật tự xây dựng; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định".
Theo ông Nguyễn Mạnh Hồng, Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất, các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng hiệu quả bền vững là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình xây dựng NTM và NTM nâng cao của huyện. Thực hiện mục tiêu này, địa phương luôn đẩy mạnh và khuyến khích cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp; khuyến khích nông dân duy trì, phát triển các mô hình nông nghiệp hữu cơ, sản xuất nông sản an toàn nhằm tạo lòng tin, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Thời gian tới, huyện tiếp tục quan tâm, đẩy mạnh việc quảng bá, tiêu thụ, tháo gỡ đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân.
Chuyển giao khoa học, công nghệ: Bước đệm cho nông nghiệp đô thị Xác định ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp là "chìa khóa", động lực để thực hiện thành công mục tiêu tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều cơ chế chính sách khuyến khích... Tuy nhiên, việc mở rộng các mô hình ứng dụng công nghệ cao để tạo bước...