Hà Nội: Phát hiện xác nam thanh niên nổi gần cầu Vĩnh Tuy
Vụ việc được phát hiện khoảng 14h ngày 11/4, trên sông Hồng, đoạn sát cầu Vĩnh Tuy. Hàng trăm người hiếu kỳ đã dừng lại trên cầu chứng kiến vụ việc.
Thông tin ban đầu, thời điểm trên, những người dân sống gần khu vực cầu Vĩnh Tuy phát hiện một xác chết nổi trên sông, ngay sát chân cầu. Sự việc được cấp báo tới cơ quan công an và chính quyền địa phương.
Người hiếu kỳ dừng xe trên cầu chứng kiến vụ việc.
Lực lượng chức năng sau đó có mặt tại hiện trường, tổ chức đưa thi thể nạn nhân lên bờ. Bước đầu, cơ quan chức năng xác định, nạn nhân là nam giới, khoảng 30 tuổi, tử vong đã lâu.
Hiện nguyên nhân vụ việc và danh tính nạn nhân đang được làm rõ.
Video đang HOT
Tiến Nguyên
Theo Dantri
Trụ cầu Vĩnh Tuy nứt do lực căng ngang quá lớn?
- Xung quanh việc trụ cầu Vĩnh Tuy (Hà Nội) bị nứt, PGS Nguyễn Văn Hùng cho rằng, vết nứt trụ cầu kéo dài như vậy chứng tỏ lực căng ngang của cầu quá lớn. Do đó, để tìm nguyên nhân phải kiểm tra lại khâu khảo sát, thiết kế, thi công...
Như VnMedia đã đưa tin, được xây dựng với tổng vôn đâu tư 5.500 ty đông và đưa vào sử dụng từ năm 2009. Tuy nhiên, thời gian gần đây, trụ cầu Vĩnh Tuy đã xuất hiện những vết nứt dọc kéo dài từ chân trụ H22 (ký hiệu trên bản vẽ là T22) lên đến cầu khoảng 20m, từ vết nứt xuất hiện tình trạng rò rỉ nước. Ngoài ra, trên thân trụ H22 cũng phát hiện nhiều vết nứt ngang.
Điều đáng nói là, sau khi báo chí đưa tin, đơn vị tư vấn thiết kế cầu, Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải (TEDI) đã tiến hành kiểm tra hiện trường và phát hiện thêm 2 trụ cầu khác bị nứt. Cụ thể, trụ T23 cũng bị nứt dài 2-3 m nhưng chiều rộng nhỏ hơn ở vị trí tương tự trụ T22 và trụ T24 bị nứt ở phía Long Biên với bề rộng nhỏ hơn.
"Vết nứt dọc thân trụ T22 không phải do điều kiện chịu lực mà có thể quá trình thi công bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như độ ẩm, nhiệt độ môi trường, độ sụt của bê tông. Quá trình bảo dưỡng sau khi đổ bê tông tác động đến quá trình thủy hóa bê tông, tạo thành vết nứt ngay trong khi bê tông ninh kết", đơn vị tư vấn khẳng định sau khi rà soát hồ sơ thiết kế.
Tuy nhiên, trao đổi với VnMedia chiều 13/3, PGS Nguyễn Văn Hùng, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng cho rằng, vết nứt trụ cầu Vĩnh Tuy kéo dài như vậy chứng tỏ lực căng ngang của cầu quá lớn. Do đó, muốn xác định xem lực căng ngang quá lớn là do đâu thì phải kiểm tra lại khâu khảo sát, thiết kế, thi công.
Mới sử dụng được vài năm nhưng trụ chính của chân cầu Vĩnh Tuy đã xuất hiện vết nứt đe dọa sự an toàn của thân cầu. Ảnh: Báo Xây dựng
"Vết nứt dài và lớn như vậy không thể nói là không nguy hiểm"
Trước thông tin Giám đốc Sở Giao thông vận tải Nguyễn Quốc Hùng báo cáo với Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho rằng vết nứt cầu Vĩnh Tuy không nguy hiểm, PGS Hùng nói: "Bây giờ chưa ai có thể nói có nguy hiểm hay không, muốn biết vết nứt có nguy hiểm hay không thì phải có quá trình khảo sát."
"Vết nứt dài và lớn như vậy thì không thể nói không nguy hiểm được. Việc bơm keo để xử lý vết nứt cũng không được mà đòi hỏi phải có xử lý mà phải đòi hỏi một biện pháp khác toàn diện hơn", ông Hùng cho biết.
Theo PGS Nguyễn Văn Hùng, việc cần làm hiện nay là phải có một hội đồng độc lập để xác định nguyên nhân gây nứt trụ cầu. Thông thường, với mỗi công trình xây dựng, khi để xảy ra sự cố bao giờ cũng liên quan đến 4 khâu: điều tra khảo sát, thiết kế, thi công và khai thác bảo trì bảo dưỡng.
"Với vết nứt ở trụ cầu Vĩnh Tuy, khả năng bảo dưỡng bảo trì có thể loại bỏ chỉ còn các khâu điều tra khảo sát, thiết kế và thi công. Do vậy bây giờ phải kiểm tra xem trước khi xây dựng, việc điều tra khảo sát được tiến hành như thế nào, địa tầng như thế nào?. Khâu thiết kế có chuẩn không, việc thi công có đúng với thiết kế không?", PGS Hùng nêu quan điểm.
Đề cập đến việc, thời gian gần đây, rất nhiều công trình xây dựng vừa mới xây xong đã hỏng như vụ sập cầu treo ở Lai Châu làm 8 người chết và 38 người bị thương cuối tháng 2 vừa qua hay vụ trụ cầu Vĩnh Tuy bị nứt, PGS Hùng cho rằng, từ nay trở đi, bất cứ việc gì xảy ra đều cần phải được quy trách nhiệm rõ ràng.
Theo ông Hùng, chủ đầu tư dự án phải chịu trách nhiệm toàn bộ cho dự án, sau đó đến cơ quan chuyên môn rồi mới đến các khâu khác. Thậm chí, tư lệnh ngành cũng phải chịu trách nhiệm vì là người bổ nhiệm những người quản lý dự án.
"Việc cần làm ngay là phải kéo dài thời gian bảo hành các công trình xây dựng. Hiện nay, mỗi công trình chỉ có thời gian bảo hành kéo dài có 12 tháng như vậy là quá ngắn cho nên mới dẫn đến tình trạng công trình vừa làm xong đã hỏng. Do vậy, cần kéo dài thời gian bảo hành để gắn tránh nhiệm công trình với nhà thầu", ông Hùng nói.
Được biết, để tìm nguyên nhân gây nứt trụ cầu Vĩnh Tuy, Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã thuê một đơn vị tư vấn vào kiểm định độc lập. Dự tính, trong vài ba ngày nữa đơn vị kiểm định độc lập này sẽ đưa ra nguyên nhân chính xác gây nứt trụ cầu Vĩnh Tuy.
Tùng Nguyễn
Theo_VnMedia
Bí thư Thành ủy Hà Nội đi xe buýt Sáng qua, 12-3, tuyến xe buýt số 48 (đoạn Cầu Vĩnh Tuy - Trần Khánh Dư) xuất hiện một vị khách đặc biệt. Đó là ông Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội. Ông lên xe ở điểm chờ gần khu vực đê Nguyễn Khoái, đi qua 5 điểm đỗ, chừng hơn 20 phút và xuống...