Hà Nội phát hiện thêm 1 ca Whitmore
Các bác sĩ Bệnh viện đa khoa Sơn Tây, Hà Nội vừa điều trị thành công cho một nữ bệnh nhân mắc bệnh Whitmore dẫn đến sốc nhiễm khuẩn, tiên lượng tử vong rất cao.
Được biết, đây là trường hợp bệnh rất nặng, tiên lượng tử vong những ngày đầu nhập viện lên đến hơn 90%.
Bệnh nhân là Đinh Thị T., 62 tuổi, ở Cổ Đông, Sơn Tây. Vài tháng trước, bệnh nhân đã điều trị vết thương viêm tấy ở bàn chân trái, có hoại tử xương trên nền bệnh nhân tiểu đường tuyp II – tăng huyết áp- suy tuyến thượng thận ở một số cơ sở y tế.
Cách đây 5 ngày, bà T. bị ngã, đập cánh tay bên trái xuống nền nhà vệ sinh. Sau ngã, cánh tay bên trái sưng nề, bầm tím, có hoại tử cơ.
Bệnh nhân nhập viện đa khoa Sơn Tây trong tình trạng sốt cao kéo dài, rét run, mạch nhanh, huyết áp thấp, khó thở nhiều.
Qua thăm khám, người bệnh được chẩn đoán theo dõi sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi, hoại tử cơ cánh tay trái trên nền bệnh nhân tiểu đường – tăng huyết áp và suy tuyến thượng thận.
Các bác sĩ khoa Hồi sức cấp cứu và khoa Ngoại chấn thương vừa kết hợp điều trị, phẫu thuật, vừa hồi sức tích cực, đồng thời cấy máu tại khoa Vi sinh, phát hiện trong máu có vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây ra bệnh Withmore.
Vi khuẩn gây bệnh Whitmore (hình minh họa)
BSCK1. Nguyễn Quý Bình, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu cho biết, đã có thời điểm hy vọng sống của bệnh nhân chỉ còn 1/10, tưởng như không thể qua khỏi do người này có nhiều bệnh lý kết hợp và bệnh mãn tính.
Tuy nhiên, với tinh thần “còn nước còn tát”, các thầy thuốc đã quyết tâm cứu chữa cho người bệnh bằng mọi giá. Sau gần một tháng điều trị, bệnh nhân thoát sốc, các chỉ số sinh tồn trở về trạng thái bình thường.
Video đang HOT
Hiện tại, bệnh nhân đã khỏe lên nhiều, tự sinh hoạt và tươi cười nói chuyện. Hôm nay, ngày 28/8, bệnh nhân được xuất viện trong sự vui mừng của gia đình và tập thể y bác sĩ.
TS.BS. Đặng Đức Hoàn – Giám đốc Bệnh viện đa khoa Sơn Tây – Phó chủ tịch Hội tim mạch Hà Nội chia sẻ, Whitmore là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi khuẩn (trực khuẩn Gram âm Burkholderia pseudomallei) gây nên, mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh với tỷ lệ tử vong từ 40 đến 60%.
Đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh cao là nông dân, người có tiền sử đái tháo đường, người nghiện rượu, người có bệnh mãn tính về phổi hoặc thận,… Đặc biệt, người thường xuyên tiếp xúc với đất (nông dân, công nhân làm gạch và làm xây dựng) có nguy cơ mắc Whitmore cao nhất vì vi khuẩn gây bệnh sống trong đất, xâm nhập từ vết thương ngoài da vào cơ thể.
Whitmore không có triệu chứng lâm sàng rõ ràng, do vậy dễ nhầm với nhiều bệnh khác như viêm phổi, lao phổi, áp xe cơ, nhiễm trùng huyết do tụ cầu, liên cầu,… Không chỉ khó khăn về chẩn đoán bệnh, việc điều trị cũng hết sức khó khăn vì phải dùng kháng sinh tiêm tấn công liều cao, kéo dài liên tục và duy trì từ 3 đến 6 tháng.
Các bác sĩ khuyến cáo, khi cơ thể có vết nhiễm khuẩn lâu khỏi, nguy cơ hoại tử, bệnh nhân nên đến viện, thực hiện cấy máu để phát hiện nguyên nhân gây bệnh và điều trị được triệt để căn nguyên.
Cảnh giác với 'vi khuẩn ăn thịt người' đa chủng loại
Chỉ sau 48 giờ xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn ăn thịt người đã lấy mạng một người đàn ông.
Gần một năm trước, một số bệnh viện phía Bắc tiếp nhận gấp đôi số bệnh nhân bị "vi khuẩn ăn thịt người" Whitmore tấn công, phải đưa ra cảnh báo. Năm nay, một loại khác của vi khuẩn ăn thịt người (vi khuẩn Vibrio vulnificus (V. vulnificus) đã đột ngột lấy đi mạng sống của một người đàn ông chỉ sau bốn ngày.
Vi khuẩn ăn thịt người sống trong tự nhiên
Khoa bệnh lây đường hô hấp và hồi sức, Viện Lâm sàng các bệnh truyền nhiễm BV Trung ương Quân đội 108 vừa qua tiếp nhận trường hợp ông NVA (đến từ Hải Phòng), nhiễm trùng máu do vi khuẩn V. vulnificus, một loại vi khuẩn ăn thịt người.
Được biết, người này sau khi ăn con hàu sống một ngày thì xuất hiện triệu chứng mệt mỏi, bệnh diễn biến rất nặng, nhanh chóng xuất hiện sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng.
Cụ thể, bệnh nhân vào viện ngày 30-6 trong tình trạng đau bụng vùng thượng vị và quanh rốn, nôn và tiêu chảy nhiều lần kèm sốt cao 39-40 độ C.
Sau vài giờ bệnh nhân nhanh chóng rơi vào tình trạng sốc nhiễm khuẩn, hôn mê, suy hô hấp, tuần hoàn, gan, thận, rối loạn đông máu và chuyển hóa nặng, kèm theo tình trạng nổi ban phỏng nước, xuất huyết, hoại tử diện rộng da, gân, cơ vùng tứ chi.
Các bác sĩ cho cấy khuẩn hai mẫu máu đều dương tính với vi khuẩn ăn thịt người V. vulnificus. Đây là một loại vi khuẩn ăn thịt người thường xuất hiện trong các loại hải sản và vi khuẩn này sống trong môi trường tự nhiên, dễ lây nhiễm với người có hệ miễn dịch kém.
Trước đó, một bệnh nhân khác cũng không may bị vi khuẩn ăn thịt người xâm nhập, tuy nhiên bệnh nhân may mắn được điều trị khỏi.
Trường hợp này là một nữ bệnh nhân 46 tuổi, theo tiểu sử, nữ bệnh nhân này đã đi tiêm silicon vào mông tại một cơ sở thẩm mỹ.
Sau khi làm xong phẫu thuật độn mông vài ngày, bệnh nhân liên tục đau nhức mông và tìm đến BV lớn tại Hà Nội. tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán bị biến chứng nhiễm trùng sau tiêm mỡ tự thân làm đẹp, vùng nhiễm trùng xuất hiện hai vi khuẩn.
Một trong hai loại vi khuẩn này được xác định là vi khuẩn ăn thịt người (vi khuẩn Whitmore), đây là một chủng khác của vi khuẩn ăn thịt người. Whitmore xuất hiện tại Việt Nam từ năm 1936 và ít khi được phát hiện trong cộng đồng.
"Vi khuẩn ăn thịt người" gây hoại tử da nhanh chóng trong 48 giờ. (Ảnh do bệnh viện cung cấp)
Vì sao gọi là vi khuẩn ăn thịt người?
Theo BS Vũ Viết Sáng, Chủ nhiệm Khoa bệnh lây đường hô hấp và hồi sức BV Trung ương Quân đội 108, V. vulnificus là một loại vi khuẩn sống tự do trong nước biển hoặc nước lợ, chúng hay sống ký sinh ở những loài thủy sinh như tôm, hàu...
Vi khuẩn này sống trong môi trường tự nhiên, dễ nhiễm vào những người có hệ miễn dịch yếu.
Ăn hàu rất tốt cho cơ thể nếu biết cách chế biến cũng như lựa chọn thực phẩm, đặc biệt là vào mùa đi biển hiện nay.
Tuy nhiên, mọi người cần lưu ý hàu và các loài động vật nhuyễn thể như ngao, tu hài... có thể nhiễm các loại vi khuẩn, ký sinh trùng. Bởi vậy, khi ăn hàu sống hoặc chưa nấu kỹ sẽ có nguy cơ bị nhiễm một hoặc nhiều loại ký sinh trùng, trong đó có vi khuẩn "ăn thịt người".
PGS-TS NGUYỄN DUY THỊNH, nguyên cán bộ Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, ĐH Bách khoa Hà Nội
Trường hợp bệnh nhân mắc bệnh nhiễm trùng máu do V. vulnificus gây tử vong cao, lên đến 50%, thậm chí 90% nếu bệnh nhân có sốc nhiễm khuẩn, tụt huyết áp tại thời điểm nhập viện và thường tử vong trong vòng 48 giờ mặc dù được điều trị tích cực.
Tương tự, vi khuẩn Whitmore cũng gây ra cái chết cho người mắc chỉ trong vòng 48 giờ. Tuy nhiên, vi khuẩn này không sống ký sinh vào thủy sinh mà thường sống trong bùn đất và nước, lây truyền chủ yếu qua vùng da tổn thương tiếp xúc với vi khuẩn hoặc hít phải các hạt bụi đất chứa vi khuẩn.
Theo PGS-TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, BV Bạch Mai, khi nhiễm Whitmore, thông thường 40%-60% bệnh nhân mắc Whitmore sẽ tử vong. Nếu bệnh nhân được chẩn đoán đúng bệnh và điều trị kháng sinh theo phác đồ hướng dẫn, cơ hội sống vẫn còn rất cao.
Một điểm phức tạp cần lưu ý của Whitmore là các triệu chứng lâm sàng của bệnh rất mơ hồ, chẩn đoán rất khó nên dễ bị chẩn đoán nhầm sang các bệnh viêm phổi, nhiễm khuẩn xương khớp...
Đa số bệnh nhân được khẳng định chẩn đoán bệnh Whitmore đều phải dùng kháng sinh tấn công liều cao trong ít nhất khoảng hai tuần, sau đó dùng kháng sinh duy trì khoảng 3-6 tháng. Do đó, nhiều người đã bỏ cuộc vì mất quá nhiều thời gian và tiền bạc.
Cả hai loại vi khuẩn ăn thịt người này khi vào cơ thể sẽ tấn công nhiều cơ quan, dẫn đến suy đa tạng rồi sốc, tử vong, có thể gây hoại tử cơ rất nhanh, do đó còn được gọi là "vi khuẩn ăn thịt người".
Qua đây các bác sĩ cũng khuyến cáo người dân, không nên ăn hải sản chưa được nấu chín. Tránh bị thương khi tham gia các hoạt động có nguy cơ tiếp xúc vết thương với vi khuẩn như tắm biển, câu cá biển...
Con đường lây bệnh của "vi khuẩn ăn thịt người" V. vulnificus
Những người có hệ miễn dịch yếu, có tiếp xúc hoặc ăn hải sản có nguồn vi khuẩn sẽ dễ bị nhiễm bệnh. Một thống kê 180 bệnh nhân nhiễm trùng do V. vulnificus cho thấy có 92,8% bệnh nhân ăn hàu sống trong vòng hai ngày trước đó. Thời gian ủ bệnh là 3 tiếng đến sáu ngày.
Bị vết thương hở khi tham gia các hoạt động trên biển, như bơi lội, câu cá, cầm nắm hải sản. Đã có trường hợp bị nhiễm qua những vết thương rất nhỏ như vết đâm bởi đuôi con tôm, vỏ hàu khi tắm biển. Ngoài ra, nhiễm trùng có thể xảy ra khi phơi nhiễm vết thương có từ trước với vi khuẩn V. vulnificus.
Phòng tránh Whitmore - căn bệnh bị đồn là 'vi khuẩn ăn thịt người' thế nào? Người dân cần chủ động phòng tránh bệnh Whitmore bằng cách hạn chế tiếp xúc với đất hoặc nước bùn, đặc biệt là những nơi bị ô nhiễm nặng. Bệnh Whitmore nguy hiểm thế nào? Theo PGS.TS Bùi Khắc Hậu - nguyên Trưởng khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, bệnh Whitmore do vi khuẩn cùng tên Whitmore (hay...