Hà Nội: Phát hiện người đàn ông tử vong trên cầu Vĩnh Tuy
Lưu thông trên cầu Vĩnh Tuy, người tham gia giao thông phát hiện một người đàn ông nằm bất động, gần đó là chiếc xe máy (theo hướng quận Long Biên sang quận Hai Bà Trưng)…
Hiện trường nơi xảy ra vụ việc.
Tối 1/2, theo nguồn tin, hiện cơ quan CSĐT Công an quận Long Biên (Hà Nội) đang thụ lý giải quyết vụ tai nạn trên cầu Vĩnh Tuy khiến một người đàn ông đi xe máy tử vong.
Trước đó, vào khoảng 13 giờ 30 phút chiều cùng ngày, thời điểm trên, người tham gia giao thông phát hiện một người đàn ông điều khiển xe máy mang BKS 33P3-2480 đi trên cầu Vĩnh Tuy từ hướng quận Long Biên sang quận Hai Bà Trưng tử vong trên đường.
Cũng về vụ việc, thông tin trên mạng xã hội cho rằng “người điều khiển xe máy có va chạm với một phương tiện lưu thông cùng chiều nên bị tử vong, phương tiện gây tai nạn đã bỏ chạy”.
Tuy nhiên, một cán bộ Công an quận Long Biên cho biết, vụ tai nạn đang được điều tra, làm rõ. Qua khám nghiệm hiện trường ban đầu, có nhiều dấu hiệu cho thấy đây là vụ tai nạn giao thông tự gây ra.
Thông tin ban đầu, hiện cơ quan công an đã làm rõ danh tính nạn nhân đi xe máy tử vong trên cầu Vĩnh Tuy là anh Nguyễn Văn Đ. (SN 1982, ở phố Kim Ngưu, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội).
Vụ tai nạn đang được Công an quận Long Biên tiếp tục điều tra làm rõ.
Theo Kinhtedothi
Ba công trình biểu tượng kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội giờ ra sao?
Để chào mừng kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, Thành phố đã triển khai xây dựng nhiều công trình, trong đó có 3 công trình mang tính biểu tượng là Công viên Hòa Bình, cầu Vĩnh Tuy và con đường gốm sứ.
Công viên Hoà Bình
Video đang HOT
Năm 2000, cùng với 4 thành phố khác trên thế giới, Hà Nội là thành phố (TP) duy nhất đại diện cho Châu Á nhận giải thưởng "Thành phố vì Hòa bình" của UNESCO trao tặng.
Công viên Hoà Bình mang biểu tượng của TP Thủ đô - TP vì hoà bình. (Ảnh: Dân trí)
Năm 2001, TP phê duyệt chủ trương xây dựng Công viên Hòa Bình mang biểu tượng của TP Thủ đô - TP vì hòa bình, với mục tiêu xây dựng một khu công viên văn hóa, tượng đài hoàn chỉnh, đồng bộ về cảnh quan môi trường và hạ tầng, đáp ứng các nhu cầu phát triển đô thị, nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân, tạo một điểm vui chơi giải trí và tham quan lành mạnh, thu hút khách quốc tế và nhân dân cả nước đến với Thủ đô.
Công trình công viên Hòa Bình được khởi công vào ngày 20/2/2009, khánh thành ngày 8/10/2010. Công trình này có tổng mức đầu tư 282 tỷ đồng. Công viên có diện tích đất xây dựng là 20,3431ha, trong đó 19,8772ha là đất xây dựng công viên; 0,4659ha là đất giao thông TP.
Trong công viên, Tượng đài Hòa Bình là hạt nhân chính đươc đuc bằng đồng nặng khoảng 20 tấn, cao 7,2m đặt trên đài đế cao 22,8m; Công viên cũng co hồ điều hòa vơi diện tích 5,54ha và nhiều hạ tầng kỹ thuật, giao thông như: San nền, kè hồ, cây xanh, thảm cỏ, sân, đường đồng bộ với hệ thống chiếu sáng, cấp điện, nước... Riêng diện tích dành cho cây xanh khoảng 6,898ha.
Công viên co các công trình kiến trúc như: các cổng vào Công viên, nhà để xe gồm 1 tầng hầm và để xe nổi có diện tích 3000m2, nhà trò chơi 4D và các công trình nhà điều hành, quản lý dịch vụ, quán nghỉ trên đồi, các cầu qua hồ kết nối các khu vực trong công viên...
Các bạn trẻ chơi trượt Patin ở công viên Hoà Bình. (Ảnh: ML)
Sau 10 năm đưa vào sử dụng, hiện Công viên Hoà Bình với cảnh quan đẹp, rộng thoáng và môi trường trong lành trở thành địa chỉ cho người dân tìm đến để thăm quan, tập thể dục.
Theo thống kê, mỗi ngày công viên này thu hút hàng nghìn lượt người ra vào với mục đích thư giãn, luyện tập sức khỏe. Trong số đó, có một phần không nhỏ là người già, trẻ em...
Cầu Vĩnh Tuy
Ngày 26/9/2010, TP Hà Nội chính thức khánh thành cầu Vĩnh Tuy vượt sông Hồng, một trong những công trình giao thông trọng điểm chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Một góc cầu Vĩnh Tuy nối 2 quận Hai Bà Trung và Long Biên. (Ảnh: Soha)
Cầu Vĩnh Tuy được khởi công vào ngày 3/2/2005, tổng mức đầu tư gần 3.600 tỷ đồng (giai đoạn I); được thông xe và đưa vào khai thác từ tháng 9/2009. Theo thống kê của TP Hà Nội, trung bình mỗi ngày đêm có khoảng 34.000 lượt xe qua lại.
Cầu có kết cấu chuỗi nhịp chính vượt sông lớn nhất (8 nhịp), được thi công với công nghệ đúc hẫng, trong đó nhịp đúc hẫng lớn nhất dài 135m; mặt cắt ngang cầu 19,25m; đường 2 đầu cầu và các nút giao khác mức có chiều dài khoảng 5,8 km.
Cầu Vĩnh Tuy cùng 6 cây cầu khác bắc qua sông Hồng giúp giảm áp lực giao thông vào nội đô Hà Nội. (Ảnh: ĐT)
Cuối năm 2019, Bộ GTVT có công văn gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham gia ý kiến về báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 do UBND TP Hà Nội đề xuất, với tổng vốn đầu tư dự kiến 2.500 tỷ đồng. Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 dự kiến sẽ có 4 làn xe: 2 làn cơ giới, 1 làn xe buýt, 1 làn xe hỗn hợp.
Việc đầu tư xây dựng cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 nhằm hoàn thiện mặt cắt ngang theo quy hoạch, từng bước hoàn thiện đường vành đai 2, tăng cường khả năng lưu thông hai bên bờ sông Hồng, đáp ứng nhu cầu vận tải tăng nhanh giữa trung tâm Thủ đô với khu vực phía Bắc, Đông Bắc Hà Nội.
Con đường gốm sứ
Được ra đời từ ý tưởng của họa sĩ, nhà báo Nguyễn Thu Thủy, "Con đường gốm sứ ven sông Hồng" ngoài ý nghĩa là món quà dịp Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, được Tổ chức Guinness thế giới công nhận là bức tranh gốm dài nhất thế giới, đó còn là tác phẩm đoạt giải thưởng "Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội".
Con đường gốm sứ - công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. (Ảnh: ĐT)
Công trình biểu tượng kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội này được khởi công từ năm 2007 và khánh thành ngày 5/10/2010.
Con đường gốm sứ ven sông Hồng dài gần 4km với diện tích khoảng 6.500m2, đi qua các quận Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng. Đây là bức tranh gốm đa dạng mang dấu ấn của làng gốm Bát Tràng, Chu Đậu, Phù Lãng.
Đặc biệt, đoạn tranh "Hoa văn Việt Nam trong dòng chảy lịch sử" dài 810m, tổng diện tích 1.570m2 được tổ chức Guinness thế giới trao chứng nhận "Bức tranh ghép gốm sứ lớn nhất thế giới".
Một đoạn tường gốm sứ bị bong chóc, nham nhở. (Ảnh: KT)
Sau 10 năm, đã qua 2 lần tôn tạo, tu bổ lớn (năm 2015 và 2017) nhưng Con đường gốm sứ - một tác phẩm nghệ thuật đồ sộ ngày nào hiện đang xuống cấp, nhiều đoạn xuống cấp nghiêm trọng.
TRUNG NGUYEN
Theo vtc.vn
Nhà thầu Liên danh Trung Nam và Trung Chính vào thi công Dự án đường Vành đai 2 Những năm qua, Nhà thầu liên danh Công ty Cổ phần Xây dựng và Lắp máy Trung Nam và Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Trung Chính đã đảm nhận nhiều công trình giao thông quan trọng, chất lượng cao. Hiện tại, Nhà thầu đang thực hiện dự án xây dựng tuyến đường trên cao dọc đường Vành đai 2 từ...