Hà Nội: Phát hiện cơ sở sản xuất gần 5 tấn mỡ bẩn, đầy ruồi nhặng
Sáng 13-4-2016, Đội 3 Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường, CATP Hà Nội, phối hợp với đội quản lý thị trường số 7 và CAH Thanh Trì kiểm tra đột xuất cơ sở sản xuất, chế biến mỡ động vật tại cánh đồng Là Gạo, thôn Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội.
Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở của anh Đinh Văn Thắng tại thôn Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, đang thu gom sản phẩm động vật gồm 25 bao tải mỡ bò, trâu chưa qua sơ chế, mỗi bao có trọng lượng 25kg và hơn 80 bao tải mỡ trâu, bò đã qua sơ chế, mỗi bao khoảng 50kg. Tổng trọng lượng gần 5 tấn mỡ các loại.
Qua kiểm tra, tại cơ sở này chứa số lượng lớn mỡ sống bốc mùi hôi thối nồng nặc, số mỡ thành phẩm thì không có nhãn mác hàng hoá. Chủ cơ sở khai nhận thu mua mỡ trâu bò tại các cơ sở lân cận. Mỡ nước thu mua với giá là 1.000 đồng/1kg, mỡ chưa qua sơ chế là 500 đồng/1kg. Sau khi qua các công đoạn rán, ép mỡ, chủ cơ sở sẽ bán với giá khoảng 100 nghìn đồng/1 bao tải mỡ.
Do không xuất trình được hoá đơn chứng từ liên quan đến số hàng hoá trên, nên đoàn kiểm tra đã lập biên bản xử lý số mỡ này theo quy định của pháp luật.
Một số hình ảnh về mỡ trâu, bò bẩn bị phát hiện tại cơ sở sản xuất, chế biến mỡ:
Cơ sở sản xuất, chế biến mỡ động vật tại cánh đồng Là Gạo, thôn Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội.
Video đang HOT
Các bao tải mỡ vứt la liệt trên mặt đất, ruồi nhặng bu đầy
Khu vực bếp áp mỡ.
Bên trong các thùng mỡ đã sơ chế rất bẩn, đầy rác và găng tay nilon
Theo_An ninh thủ đô
Người tiêu dùng được thưởng tới 50 triệu khi báo tin về thực phẩm bẩn
Người dân báo tin có giá trị về thực phẩm bẩn đến Phòng Thanh tra chuyên ngành của Bộ NN&PTNT sẽ được thưởng với số tiền thưởng được giới hạn trong khoảng 1-50 triệu đồng tùy vào mức độ quan trọng của thông tin.
Hà Nội lập 6 đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm
Tháng hành động vì ATTP năm nay của Hà Nội diễn ra từ 15/4 đến 15/5 với chủ đề "Tiếp tục tăng cường sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng rau, thịt an toàn". Nhiệm vụ trong Tháng hành động nhằm tập trung giải quyết các vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) từ việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi; tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong rau, quả; tồn dư hóa chất, kháng sinh trong thịt lợn, thịt gà, thủy sản nuôi, tạo niềm tin cho người tiêu dùng thực phẩm nông sản, thủy sản...
Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh cho biết Tháng hành động còn là điểm nhấn trong năm, tạo nên đợt cao điểm, phát động một chiến dịch truyền thông đẩy mạnh các hoạt động vì chất lượng ATTP và chủ động phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm, hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể và các bệnh truyền qua thực phẩm do sử dụng sản phẩm thực phẩm không an toàn.
Cùng với đó, Ban chỉ đạo ATVSTP thành phố tổ chức thành lập 6 đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành kiểm tra hoạt động của Ban chỉ đạo ATVSTP quận, huyện, thị xã trong việc thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố về công tác đảm bảo ATTP; việc tổ chức quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sơ chế, chế biến thực phẩm trên địa bàn; kiểm tra thực tế tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sơ chế, chế biến thực phẩm.
Năm nay, Hà Nội là địa phương triển khai sớm nhất Tháng hành động vì ATTP. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đặt niềm tin, hoạt động thanh kiểm tra sẽ chỉ ra được đơn vị và cá nhân bị xử lý. Vị này cũng đề nghị Hà Nội công khai địa điểm cung cấp thực phẩm an toàn để người dân được biết.
Hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội có khoảng hơn 58.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Vấn đề ATVSTP, trong đó việc đảm bảo an toàn đối với các mặt hàng như rau, thịt luôn là vấn đề nóng. Trong Tháng hành động vì ATTP năm nay, Hà Nội yêu cầu triển khai lực lượng thanh tra chuyên ngành ATTP cấp cơ sở tại đồng bộ 30 quận, huyện, thị xã.
Phó Chủ tịch nhấn mạnh, trong Tháng hành động này, toàn thành phố phải triển khai mạnh mẽ hơn nữa vấn đề đảm bảo ATVSTP, triển khai đúng chỉ đạo của thành phố, không thể để xảy ra tình trạng "trên bảo, dưới không nghe". Phó Chủ tịch UBND xã/phường nào triển khai không tốt sẽ bị lãnh đạo thành phố phê bình đích danh.
Người tiêu dùng luôn là lực lượng quan trọng trong phát hiện các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm. (Ảnh minh họa).
Trao thưởng tới 50 triệu đồng cho người tố giác hành vi vi phạm an toàn thực phẩm
Ngoài ra, theo thông tin trên báo TTXVN, để khuyến khích việc tham gia tố giác hành vi vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, Bộ NN&PTNT ban hành cơ chế thưởng cho người dân nào báo tin có giá trị về thực phẩm bẩn với số tiền thưởng từ 1-50 triệu.
Người tiêu dùng luôn là lực lượng quan trọng trong phát hiện các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm. Khi người tiêu dùng hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong việc khiếu nại, trách nhiệm khai báo, tố giác các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm của các tổ chức, cá nhân trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm rau, thịt không an toàn... thì các hành vi vi phạm về an toàn phẩm sẽ không còn tồn tại.
Khi người tiêu dùng ngại hoặc không tố giác hành vi vi phạm an toàn thực phẩm do mối quan hệ quen biết hoặc sợ bị trả thù là họ đã dung túng với tội ác.
Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) Nguyễn Thanh Phong nhấn mạnh, chúng ta phải thay đổi quan niệm về đấu tranh với hành vi vi phạm. Bên cạnh việc cơ quan chức năng phải có trách nhiệm chính trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm, thì sự tham gia của người tiêu dùng nhằm tố giác các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm là rất quan trọng.
Nhất là trong điều kiện hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm quy mô rất lớn như hiện nay, rất cần sự cộng tác của người tiêu dùng để giảm thiểu nguy cơ mất an toàn thực phẩm.
Mọi người dân, đặc biệt là người tiêu dùng cần chủ động, mạnh dạn hơn nữa trong việc phát hiện và tố giác các nguồn thực phẩm bẩn để dần dần đẩy lùi và bài trừ thực phẩm không đảm bảo an toàn ra khỏi đời sống hằng ngày.
Cục trưởng Nguyễn Thanh Phong cho biết, nhằm khuyến khích người dân tham gia tố giác các hành vi vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành cơ chế thưởng cho người dân nào báo tin có giá trị về thực phẩm bẩn đến Phòng Thanh tra chuyên ngành của Bộ. Số tiền thưởng được giới hạn trong khoảng 1-50 triệu đồng tùy vào mức độ quan trọng của thông tin.
Sau khi tiếp nhận đơn tố giác và xử lý các trường hợp vi phạm, cơ quan chức năng sẽ trao thưởng tiền và giấy khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho người tố giác.
Kinh phí dành để thưởng cho người báo tin sẽ được cơ quan chức năng điều chỉnh từ các nguồn thưởng của Bộ. Đồng thời, số tiền từ những vụ xử phạt hành chính do thông tin người dân báo về cũng sẽ được trích ra để thưởng nóng.
Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm luôn khuyến khích và biểu dương mọi thông tin tố giác của người tiêu dùng về thực phẩm bẩn, Cục trưởng Nguyễn Thanh Phong nhấn mạnh.
Theo NTD
Kinh hoàng phát hiện cơ sở sản xuất quẩy sử dụng phụ gia lạ Lực lượng chức năng thu giữ 14 kg bột màu trắng, 21 lít chất lỏng, đều không rõ nguồn gốc. Đặc biệt, chủ cơ sở không xuất trình được các giấy tờ thủ tục liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ngày 6/4, thông tin từ Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (PC49), Công an Nghệ An...