Hà Nội: Phát động phong trào “Chống rác thải nhựa”
Ngày 12/10, nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa, đặc biệt là ô nhiễm rác thải nhựa đại dương, Bộ Tài nguyên và môi trường đã phát động phong trào “Chống rác thải nhựa”, để hưởng ứng Chiến dịch Làm cho Thế giới sạch hơn năm 2018.
Bờ biển ngập tràn rác thải từ nhựa và túi ni lông. Ảnh TTXVN
Tham dự Lễ phát động có ông Trần Hồng Hà, Ủy viên Ban Chấp hành TƯ Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; bà Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên Ban Chấp hành TƯ Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, cùng đại diện nhiều bộ, ngành, tổ chức chính trị xã hội và chính quyền nhiều địa phương.
Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ TN&MT, ông Trần Hồng Hà cho biết, mỗi hộ gia đình Việt Nam thải ra hơn 1 túi ni lông mỗi ngày. Như vậy, trung bình mỗi ngày sẽ có hàng triệu túi ni lông được sử dụng và thải ra ngoài môi trường. Chỉ riêng 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM, trung bình mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và túi ni lông. Trong đó, Hà Nội thải ra từ 4.000 đến 5.000 tấn rác, mà rác thải nhựa ni lông chiếm 7%-8%.
Theo thông kê, Việt Nam xếp thứ 17/109 quốc gia có mức độ ô nhiễm rác thải nhựa lớn nhất trên thế giới. Ông Kamal Malhotra, Đại diện thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam khẳng định, 60% lượng rác thải nhựa thải ra biển có nguồn gốc từ 6 nước ở châu Á, trong đó có Việt Nam. Đây là gánh nặng cho môi trường, thậm chí còn dẫn đến thảm họa môi trường mà các chuyên gia gọi là “ô nhiễm trắng
Video đang HOT
Các sản phẩm nhựa từ lâu đã được các chuyên gia đánh giá là mang lại hậu quả khôn lường đối với môi trường, tính mạng, sức khỏe con người, và hệ sinh vật. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, phải mất hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm, chất thải từ nhựa và ni lông mới bị phân hủy. Nếu đeo tiêu hủy bằng cách đốt, khí thải có chứa Dioxin và Furan sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Ngoài ra, rác thải nhựa nằm dưới đáy đại dượng cũng trở thành “thuốc độc” đối với sinh vật biển.
Ông Trần Hồng Hà cũng cho hay, để hạn chế, giảm thiểu việc sử dụng các sản phẩm từ nhựa và túi ni lông đòi hỏi sự chung tay của cộng đồng. Người dân nên sử dụng các loại túi khác thân thiện với môi trường như túi giấy, túi vải, túi ni lông tự huy, ,,, để thay thế cho túi ni lông thông thường.
Tại Lễ phát động, Bộ TN&MT cũng kêu gọi các cấp, ngành, cơ quan đơn vị và cộng đồng cùng hành động, triển khai thực hiện các hoạt động như: Không sử dụng các sản phẩm nhựa dùng 1 lần tại các cơ quan, đơn vị; phát động phong trào thu gom, phân loại các sản phẩm dùng từ nhựa, bao bì, túi ni lông và vận chuyển đến nơi tái chế, xử lý theo quy định…
Ngoài ra, các lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trung ương Hội Liên Hiệp phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam và các doanh nghiệp tham dự đã trao các cam kết tham gia “Phong trào chống rác thải nhựa” giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường với đại diện các tổ chức chính trị – xã hội, hiệp hội, doanh nghiệp.
Phương Thảo (t/h)
Theo moitruong.net
30.000 hộ gia đình thu nhập thấp sẽ được cải thiện vệ sinh và nước sạch
Dự án Cải thiện Vệ sinh và Nước sạch dựa trên kết quả do phụ nữ làm chủ do Hội LHPN Việt Nam phối hợp với tổ chức phi chính phủ Đông Tây Hội Ngộ thực hiện trong 4 năm (2018 - 2022) mang đến cơ hội cho 20.000 hộ gia đình tiếp cận nhà tiêu hợp vệ sinh và 8.000 hộ nghèo và dễ bị tổn thương tiếp cận với nước sạch.
Chiều 13/9, Lễ công bố và ký kết Dự án cải thiện vệ sinh và nước sạch do phụ nữ làm chủ WOBA (CHOBA giai đoạn 3) đã được tổ chức tại Hà Nội, với sự tham gia của các đại diện đến từ Hội LHPN Việt Nam, tổ chức phi chính phủ Đông Tây Hội Ngộ, Bộ Ngoại giao Thương mại Úc, Trung tâm Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn và lãnh đạo UBND các tỉnh thực hiện dự án.
Phát biểu khai mạc tại buổi lễ, Uỷ viên TƯ Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà khẳng định: "Chúng tôi sẽ tiếp tục hơn nữa cùng với toàn hệ thống chính trị theo đuổi mục tiêu 100% phụ nữ và người dân Việt Nam trên khắp các vùng miền được tiếp cận với nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh".
Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu khai mạc lễ công bố và ký kết dự án
Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam cũng nhấn mạnh trong gần 20 năm qua, cùng với sự hỗ trợ của các cơ quan, đối tác trong nước, các tổ chức quốc tế, trong đó có tổ chức Đông Tây hội ngộ, Hội LHPN Việt Nam đã tích cực tham gia thực hiện các mục tiêu quốc gia về vệ sinh và nước sạch, giúp cho hàng chục triệu hộ gia đình phụ nữ nông thôn cải thiện điều kiện vệ sinh, nước sạch, nâng cao sức khỏe phụ nữ, các thành viên trong gia đình, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Dự án nằm trong chương trình viện trợ của chính phủ Úc được gọi là Qũy viện trợ Nước sạch cho Phụ nữ hiện đang thực hiện tại 17 quốc gia. Tại Việt Nam, dự án sẽ được thực hiện tại 5 tỉnh Hòa Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh và Bến Tre trong 4 năm (2018-2022) với tổng kinh phí 31,7 tỷ đồng, mang đến cơ hội cho 20.000 hộ gia đình tiếp cận nhà tiêu hợp vệ sinh và 8.000 hộ nghèo và dễ bị tổn thương tiếp cận với nước sạch.
Lãnh đạo TW Hội LHPN Việt Nam, lãnh đạo tổ chức Đông Tây hội ngộ và đại diện các tỉnh tham gia lễ ký kết Dự án cải thiện vệ sinh và nước sạch do phụ nữ làm chủ WOBA
Hiện tại ở Việt Nam, chỉ có 6% tổng số hộ nghèo có thể tiếp cận với nước sạch từ trạm cấp nước tập trung so với 68% của nhóm 20% dân số có thu nhập cao nhất. Nhiều hộ nghèo vẫn đang sử dụng các nhà tiêu không hợp vệ sinh như cầu cá, gây ô nhiễm môi trường và nguồn nước. Các hộ gia đình thu nhập thấp có người khuyết tật, người cao tuổi và phụ nữ đơn thân có nhu cầu sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh và thường không được đáp ứng.
Dự án Cải thiện Vệ sinh và Nước sạch dựa trên Kết quả do Phụ nữ làm chủ WOBA có hướng tiếp cận sáng tạo hướng tới thúc đẩy hợp tác công tư, xã hội hóa trong lĩnh vực cấp nước và vệ sinh nông thôn nhằm xây dựng một hệ sinh thái bền vững, trong đó phụ nữ được trao quyền để giúp nâng cao tỷ lệ tiếp cận Vệ sinh và Nước sạch cho các hộ gia đình có thu nhập thấp và đối tượng dễ bị tổn thương tại khu vực nông thôn.
Bà Belinda Abraham, Giám đốc Quốc gia của Tổ chức Đông Tây Hội Ngộ tại Việt Nam, cho biết: "Các thành viên của Hội Liên hiệp Phụ nữ sẽ trở thành những người lãnh đạo, người điều phối và người tạo động lực để cải thiện điều kiện vệ sinh và tiếp cận nước sạch cho các cộng đồng nghèo dễ bị tổn thương."
Dự án sẽ đem lại cho người dân, đặc biệt những hội viên nghèo, hộ có người cao tuổi, trẻ em hiệu quả thực, không còn phải đi vệ sinh xa nhà, nguy hiểm khi trời tối, mưa, gió; không còn tắm nước kênh mương góp hạn chế bệnh phụ khoa cho phụ nữ, phòng ngừa các dịch bệnh truyền nhiễm và ô nhiễm môi trường... Dự án cũng góp phần cải thiện tình trạng sức khỏe cộng đồng thông qua việc tiếp cận công trình vệ sinh góp phần chăm sóc và bảo vệ môi trường phòng ngừa bệnh tật, tiết kiệm tiền và kinh phí của gia đình, Nhà nước.
Theo phunuvienam
Xưởng nhựa ô nhiễm giữa làng, chính quyền bất lực? Nhiều năm nay, xưởng chế biến nhựa, sản xuất túi ni lông... tại xã Tiền Phong (Mê Linh, Hà Nội) hoạt động gây ô nhiễm, ảnh hưởng tới sức khỏe người dân địa phương. Cơ sở này từng bị phạt, gần đây bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng vẫn tiếp tục hoạt động khiến người dân thêm bức...