Hà Nội: Phân luồng, tổ chức giao thông trên đường Đội Cấn
Nhằm đảm bảo an toàn giao thông, phục vụ thi công dự án Cải tạo thoát nước phố Đội Cấn, Sở GTVT Hà Nội vừa có thông báo việc phân luồng, tổ chức giao thông tuyến đường Đội Cấn.
Sở GTVT Hà Nội vừa có thông báo số 597/TB-SGTVT về việc phân luồng tổ chức giao thông tuyến đường Đội Cấn để phục vụ thi công dự án Cải tạo thoát nước phố Đội Cấn (đoạn từ Giang Văn Minh đến ngã ba Liễu Giai – Đội Cấn). Cụ thể:
Cấm xe ô tô theo giờ (từ 22h đến 5h sáng) hướng từ Ngã ba Giang Văn Minh – Đội Cấn đi vào đường Đội Cấn theo biển chỉ dẫn đến từng số nhà do tiến độ thi công của Chủ đầu tư. Xe ô tô từ hướng Ngọc Hà đi về Đội Cấn đến ngã ba Giang Văn Minh – Đội Cấn rẽ trái Giang Văn Minh ra đường Kim Mã để đi về các hướng.
Tổ chức xe ô tô đi hai chiều trên phố Đội Cấn từ ngã ba Liễu Giai – Đội Cấn, phố Vạn Bảo, ngõ 279, ngõ 216 đến ngã ba Giang Văn Minh – Đội Cấn (từ 22h đến 5h sáng). Phần đường còn lại sau khi rào chắn thi công và đèn báo tín hiệu chỉ đảm bảo cho xe máy và xe thô sơ. Các hướng phương tiện lưu thông bình thường từ 5h đến 22h. Thời gian thực hiện bắt đầu từ 22h00 ngày 2/8/2018.
Hệ thống thoát nước phố Đội Cấn sẽ được cải tạo trong thời gian tới. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Sở GTVT Hà Nội yêu cầu ban quản lý dự án xây dựng công trình cấp nước, thoát nước và môi trường; nhà thầu thi công xây dựng kế hoạch, tiến độ, tổ chức rào chắn thi công. Đồng thời bố trí người phối hợp với lực lượng chức năng hướng dẫn, phân luồng giao thông, tránh xảy ra tình trạng ùn tắc tại khu vực thi công.
Video đang HOT
Ngoài ra, sau khi thi công xong từng đoạn phải thu dọn hàng rào di động và hoàn trả mặt đường trước 5h00 sáng đảm bảo an toàn, tránh ùn tắc giao thông.
Sở GTVT Hà Nội chỉ đạo ban duy tu các công trình hạ tầng giao thông hướng dẫn chủ đầu tư, nhà thầu thi công lắp đặt đầy đủ biển báo hướng dẫn các phương tiện trên tuyến phố Đội Cấn theo phương án thi công đã xây dựng.
Lực lượng Thanh tra Sở GTVT chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan theo dõi, đánh giá tình hình giao thông đi lại trên tuyến và khu vực để kịp thời phát hiện, đề xuất và báo cáo lãnh đạo Sở GTVT điều chỉnh phương án tổ chức giao thông cho phù hợp.
Sở Giao thông Vận tải Hà Nội thông báo những nội dung phân luồng đến các ban ngành chức năng, đơn vị liên quan phối hợp thực hiện và báo cáo về Sở những khó khăn để kịp thời giải quyết bảo đảm tiến độ dự án.
Thế Anh
Theo congluan
Tiêu tốn hàng trăm nghìn tỷ, vì sao Hà Nội "cứ mưa to là ngập lụt"?
Hiện hệ thống thoát nước Hà Nội chỉ có khả năng chịu đựng cho những trận mưa có cường độ 70mm/2 giờ do vậy với những trận mưa có cường độ lớn hơn việc úng ngập là bất khả kháng.
Thủ đô Hà Nội đã đón nhận trận mưa lớn nhất từ đầu năm vào tối 12.5, mưa dồn dập, xối xả khiến hàng loạt tuyến phố ngập sâu từ 0,3-1m, giao thông "tê liệt".
Thông tin về vấn đề này, ông Lê Vũ Quảng Sương - Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội (Thoát nước Hà Nội) cho biết, trận mưa tối 12.5, là trận mưa trên diện rộng, cường độ mưa lớn trong thời gian ngắn.
Lượng mưa đo được ở khu vực nội thành, cao nhất gần 140mm, tập trung ở quận Thanh Xuân và Hà Đông. Khu vực ngoại thành là huyện Đông Anh 183mm.
Trong khi đó, hiện hệ thống thoát nước Hà Nội chỉ có khả năng chịu đựng cho những trận mưa có cường độ 70mm/2 giờ. Do vậy, ông Sương cho rằng: "Với lượng mưa như vậy việc úng ngập là bất khả kháng".
Phó Tổng giám đốc Công ty Thoát nước Hà Nội cho hay, trong trận mưa vừa rồi công ty đã tổ chức lực lượng ứng trực bảo đảm thoát nước và vệ sinh môi trường. Các thông tin lượng mưa, chế độ vận hành trạm bơm, cửa phai và tình hình úng ngập tại khu vực các quận, huyện được cập nhật chính xác theo thời gian thực tế về trung tâm giám sát để điều hành.
Trả lời câu hỏi, vì sao Hà Nội đã đầu tư hàng trăm nghìn tỷ đồng, nhưng cứ "mưa to là đường phố lại ngập"? Lãnh đạo Công ty Thoát nước Hà Nội cho biết, cuối năm 2016, dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn 2 đã hoàn thành, song mới chỉ giải quyết được áp lực thoát nước cho lưu vực sông Tô Lịch rộng 77,5km2. Còn toàn bộ khu vực phía Tây và Tây Nam TP thuộc lưu vực sông Nhuệ chưa được đầu tư; việc thoát nước chủ yếu phụ thuộc vào hệ thống kênh, mương nông nghiệp.
Hiện hệ thống thoát nước Hà Nội chỉ có khả năng chịu đựng cho những trận mưa có cường độ 70mm/2 giờ do vậy tình trạng ngập úng vẫn có thể tái diễn trong mùa mưa năm 2018 nếu cường độ mưa vượt quá ngưỡng này. Ảnh: Thành An
Lãnh đạo Công ty Thoát nước Hà Nội, thông tin, để bảo đảm thoát nước nhanh nhất với các trận mưa có cường độ lớn, giảm thiểu tối đa về mức độ và thời gian ngập úng, Công ty tiếp tục triển khai kế hoạch bảo đảm thoát nước mùa mưa năm 2018. Cụ thể, mực nước trên toàn hệ thống mương, sông, hồ được giữ theo đúng quy định. Công tác tổ chức ứng trực đã được Công ty triển khai, lực lượng ứng trực tại hiện trường thực hiện công tác tua vớt rác tại miệng thu hàm ếch, khơi thông dòng chảy và phối hợp hướng dẫn giao thông.
Liên quan đến vấn đề trên, nhiều chuyên gia cho biết, nguyên nhân gốc rễ của hiện tượng úng ngập; của việc Hà Nội cứ mưa to là ngập bắt nguồn từ lỗ hổng quy hoạch. Đó là quy hoạch cốt nền đô thị, một khi quy hoạch cốt nền tốt, tạo không gian cho mạng lưới thoát nước thì vấn đề úng ngập của Hà Nội sẽ được giải quyết căn bản.
Bên cạnh đó, việc ao hồ bị lấp quá nhiều, ít có hệ thống hồ điều hòa cho nên chỉ cần mưa thì nhiều tuyến phố Thủ đô Hà Nội sẽ lâm vào tình trạng úng ngập vì không có điểm thoát nước, chứa nước.
Với tình hình hiện nay, ông Nguyên Thê Khai - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Quy hoạch và Kiến trúc Việt Nam nhận định, TP.Hà Nội sẽ còn tiếp tục "chìm" nếu ngành chức năng không có các giải pháp triệt để.Ngoài ra, hiện nay Hà Nội vẫn tưới tiêu nước bằng thế năng tự nhiên, dựa vào sự chênh lệch mực nước giữa các khu vực. Đây là phương án thoát nước tiết kiệm chi phí nhưng địa hình Hà Nội vốn trũng thấp sẽ không thuận lợi với phương án này.
Theo ông Khải, để "giải cứu" Hà Nội bị ngập trong mưa lớn, TP phải giữ được các hồ nước hiện có và có thể mở rộng thêm một số hồ nước; hệ thống thoát nước phải làm tốt hơn, các đường cống phải tính được đủ lưu lượng chứa thay cho các hồ điều hòa đã mất, tránh tình trạng quá tải cho hệ thống thoát nước; các trạm bơm cũng phải được thiết lập quá để giải quyết tình trạng úng ngập cục bộ.
Được biết, Sở Xây dựng Hà Nội nhận định, năm 2017 Hà Nội còn 16 điểm úng ngập cố hữu khi xảy ra mưa lớn cường độ trên 50mm. Mùa mưa năm nay đã xóa được 3 điểm, nhưng lại phát sinh một số điểm khác ở khu vực vùng ven, vành đai hoặc mới đô thị hóa.
Theo Danviet
Hà Nội muốn gắn phù hiệu cho Uber và Grab Hai loại hình vận tải trên được đưa vào nhóm xe hợp đồng dưới 9 chỗ và dự kiến phải có phù hiệu mới được hoạt động. UBND TP Hà Nội vừa đưa ra dự thảo Quy định điều chỉnh hoạt động của các phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn để lấy ý kiến nhân dân và các tổ chức...