Hà Nội: Phá “đường dây” mua bán trái phép hóa đơn gần 600 tỷ đồng
Thông tin từ CA TP.Hà Nội, cơ quan này đang khẩn trương điều tra làm rõ một vụ mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng gần 600 tỷ đồng với hàng loạt bị can liên quan.
Ngày 14.12, Thượng tá Đàm Văn Khanh – Phó trưởng Phòng An ninh điều tra (Cơ quan an ninh điều tra) CA TP.Hà Nội cho biết đã khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với một nhóm đối tượng gồm: Nguyễn Thị Đào (SN 1982), Bùi Ngọc Trực (SN 1997), Nguyễn Văn Thuấn (SN 1995), Bùi Văn Hồ (SN 1991, cùng trú tại xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội); Lê Hiền Trang (SN 1988, trú tại quận Đống Đa, TP Hà Nội) và Nguyễn Thị Đào (SN 1985, trú tại phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội) về hành vi tổ chức mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) xảy ra tại địa bàn TP.Hà Nội.
Cơ quan an ninh điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can với 6 đối tượng nêu trên. Trong số đó, Lê Hiền Trang bị khởi tố tại ngoại, áp dụng lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, còn 5 bị can nêu trên đều bị bắt tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra vụ án.
Đối tượng Nguyễn Thị Đào (SN 1982) tại cơ quan điều tra. (Ảnh: CQĐT)
Theo tài liệu điều tra, Phòng An ninh kinh tế CA TP.Hà Nội đã phát hiện, kiểm tra trong người 2 đối tượng Nguyễn Văn Thuấn và Bùi Văn Hồ nhiều hóa đơn GTGT, tiền, séc khống cùng nhiều tờ giấy A4 đóng dấu khống…
Cơ quan điều tra tiến hành khám xét 4 địa điểm liên quan đã thu giữ nhiều con dấu, hóa đơn cùng với nhiều đồ vật, tài liệu để tổ chức bán trái phép hóa đơn GTGT.
Video đang HOT
Về diễn biến sự việc, cơ quan điều tra xác định từ đầu năm 2017, Nguyễn Thị Đào (SN 1982) thỏa thuận để mua lại từ Nguyễn Thị Đào (SN 1985) 17 doanh nghiệp đã thành lập nhưng hoạt động không hiệu quả để sử dụng vào việc bán trái phép hóa đơn GTGT thu lời bất chính.
Theo đó, Đào (SN 1985) chịu trách nhiệm hoàn tất thủ tục mua lại các công ty rồi bàn giao toàn bộ hồ sơ đăng ký kinh doanh, con dấu, hóa đơn để Đào (SN 1982) sử dụng bán hóa đơn thu lời bất chính với giá 50 triệu đồng/công ty. Sau khi 17 công ty được mua lại, Đào (SN 1982) thuê nhà tại địa chỉ ngõ 337, phường Định Công (quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) làm nơi viết hóa đơn, cất giữ các con dấu, hóa đơn và tài liệu liên quan khác phục vụ việc bán hóa đơn.
Khi doanh nghiệp có nhu cầu mua hóa đơn đầu vào có thể liên hệ trực tiếp với Đào (SN 1982) hoặc thông qua môi giới. Sau khi nhận yêu cầu mua hóa đơn từ khách, Đào (SN 1982) phân công nhiệm vụ cho các đối tượng để thực hiện viết hóa đơn và giao cho khách hàng.
Tại cơ quan điều tra, Đào (SN 1982) khai nhận hóa đơn ghi giá trị thanh toán dưới 20 triệu đồng được bán với giá 200.000 đồng/tờ. Đối với các hóa đơn giá trị thanh toán từ 20 triệu đồng được bán với giá 0.5% tiền hàng trước thuế giá trị ghi trên hóa đơn.
Tang vật của vụ án bị lực lượng chức năng phát hiện thu giữ. (Ảnh:
Về các đối tượng giúp sức, Đào (SN 1982) khai nhận, họ được trả công 6 triệu đồng/tháng. Riêng đối với Lê Hiền Trang được trả 300.000 đồng mỗi lần đi giao dịch tại ngân hàng và 50.000 đồng mỗi lần chuyển giao hóa đơn cho khách.
Nhóm đối tượng thực hiện hành vi phạm tội rất tinh vi, để tránh sự phát hiện của cơ quan thuế, hàng tháng, quý, các công ty mà các đối tượng sử dụng bán hóa đơn phải làm và nộp đầy đủ báo cáo thuế thể hiện công ty có doanh thu đầu vào, đầu ra như doanh nghiệp kinh doanh thật.
Đào (SN 1982) và Đào (SN 1985) thỏa thuận phân công rõ Đào (SN 1985) chịu trách nhiệm làm báo cáo thuế với chi phí được hưởng là 2 triệu đồng/công ty/tháng. Khi công ty nào có dấu hiệu bị phát hiện thì Đào (SN 1985) thông báo cho Đào (SN 1982) ngừng xuất bán hóa đơn của công ty đó.
Ngoài ra, hàng tháng, Đào (SN 1982) trả cho Đào (SN 1985) 20 đến 30 triệu đồng/công ty để Đào (SN 1985) mua hóa đơn đầu vào cho các công ty mà Đào kê khai.
Với thủ đoạn nêu trên, quá trình điều tra đến nay bước đầu xác định nhóm đối tượng do Đào (SN 1982) cầm đầu đã xuất khống hóa đơn GTGT qua 17 công ty, 3.500 số hóa đơn (tờ hóa đơn với tổng doanh số trước là 590 tỷ đồng). Hiện cơ quan điều tra đang tiến hành những thủ tục cần thiết để điều tra, làm rõ vụ án.
Theo Danviet
Khởi tố, bắt tạm giam nữ hiệu trưởng thu trái quy định hơn 3 tỷ đồng
Công an tỉnh Hưng Yên vừa thực hiện lệnh khởi tố, bắt tạm giam đối với Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lệ Xá (Tiên Lữ, Hưng Yên) về hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và mua, bán trái phép hóa đơn.
Ngày 11.10, trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, lãnh đạo Công an huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên cho biết, Phòng CSĐT tội phạm về QLKT và chức vụ (PC46) vừa thực hiện việc khởi tố, bắt tạm giam Nguyễn Thị Quyên - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lệ Xá (huyện Tiên Lữ) về hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và mua, bán trái phép hóa đơn.
Trường Tiểu học Lệ Xá - nơi Quyên tổ chức thu trái quy định hơn 3 tỷ đồng.
Cơ quan công an đã áp dụng biện pháp ngăn chặn, bắt bị can để tạm giam thời hạn 4 tháng để điều tra, làm rõ hành vi phạm tội.
Cũng nằm trong vụ việc, Phạm Văn Tuấn (SN 1976, trú tại xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) cũng bị công an khởi tố về hành vi mua bán trái phép hóa đơn, đồng thời áp dụng cấm đi khỏi nơi cư trú.
Tài liệu điều tra bước đầu cho thấy, từ năm 2012 - 2017, trên cương vị là Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lệ Xá, Quyên đã xây dựng kế hoạch thu tiền của học sinh. Sau đó, chỉ đạo triển khai cho các giáo viên chủ nhiệm trực tiếp thu tiền của học sinh tại các lớp học nộp về thủ quỹ nhà trường quản lý với số tiền hơn 4,13 tỷ đồng, trong đó thu trái quy định hơn 3,28 tỷ đồng.
Để hợp thức hóa số tiền thu trái quy định, Quyên chỉ đạo cán bộ chuyên môn lập chứng từ chuyển vào quỹ Công đoàn nhà trường và chuyển vào quỹ Hội phụ huynh học sinh. Trên thực tế, thủ quỹ nhà trường vẫn quản lý và thực hiện chi cho các hoạt động của nhà trường theo chỉ đạo của Quyên.
Phụ huynh học sinh bức xúc đã làm đơn tố cáo gửi đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Trước những sai phạm đã được Thanh tra huyện Tiên Lữ kết luận, UBND huyện Tiên Lữ đã tiến hành thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức Hiệu trưởng đối với Quyên
Vụ việc đang được PC46 - Công an tỉnh Hưng Yên tiến hành điều tra, làm rõ.
Theo Minh Sơn (Người Đưa Tin)
Quảng Ninh: 12 cửa hàng phục vụ khách TQ bị tạm dừng Toàn bộ 12 cửa hàng phục vụ khách Trung Quốc ở Quảng Ninh vừa bị tạm dừng hoạt động do vi phạm về quản lý thuế, ấn chỉ, hóa đơn. Sáng nay, UBND TP.Hạ Long (Quảng Ninh) đã ra văn bản hỏa tốc về việc đóng cửa, tạm dừng hoạt động 15 ngày đối với 12 cửa hàng phục vụ khách Trung Quốc...