Hà Nội: Nữ phó giám đốc “rởm” lừa xuất khẩu lao động, xin việc cho 139 người, chiếm đoạt 31 tỷ đồng
Có 139 người lao động ở nhiều tỉnh, thành sập bẫy siêu lừa này với số tiền bị chiếm đoạt là 31 tỷ đồng.
Các bị cáo tại tòa.
Trong các ngày 8-9/6/2020, TAND TP Hà Nội đã đưa ra xét xử đối với Phùng Thị Mười (SN 1972, ở Nam Định), Trần Thị Sen (SN 1947 ở quận Đống Đa, Hà Nội) và Lương Văn Hiếu (SN 1988, ở huyện Chương Mỹ, Hà Nội) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Quá trình xét xử đã làm rõ, từ năm 2015-2018, Phùng Thị Mười làm nghề lao động tự do, mặc dù không có chức năng, không có khả năng đưa người đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Hà Lan nhưng bị cáo vẫn đưa ra thông tin gian dối, tự xưng là phó giám đốc CTCP Thương mại XNK Việt Nhật Đông (ở TPHCM), khoe có người quen làm ở Bộ Lao động Thương binh- Xã hội.
Mười hứa hẹn là có khả năng lo thủ tục đưa người đi xuất khẩu lao động trong thời gian 5 năm, chi phí từ 10.000 USD – 13.000 USD, thời gian xuất cảnh từ 3-6 tháng sau khi nộp đủ tiền tùy vào từng vị trí như bán hàng, đầu bếp, thuyền viên đánh cá, cơ khí…
Video đang HOT
Với thủ đoạn trên, Phùng Thị Mười đã trực tiếp hoặc cùng các đồng phạm, thông qua các đối tượng trung gian để lừa đảo chiếm đoạt tiền của 137 người lao động có nhu cầu xuất khẩu lao động và 2 bị hại đưa tiền nhờ Mười xin việc.
Bị cáo đã thừa nhận trực tiếp nhận tiền của 86 lao động với tổng số tiền trên 17 tỷ đồng. Sau khi nhận tiền Mười không thực hiện cam kết và cũng không trả lại tiền cho các bị hại.
Để thực hiện hành vi, năm 2017, Mười thuê Lương Văn Hiếu làm trợ lý tuyển dụng với mức lương 5 triệu đồng/tháng. Hiếu biết rõ Mười không có khả năng đưa người đi xuất khẩu lao động nhưng vẫn tham gia giúp sức.
Còn Trần Thị Sen là người chịu trách nhiệm tìm nguồn lao động. Mỗi trường hợp Sen giới thiệu sẽ được hưởng 1.000 USD. Cơ quan tố tụng xác định, Sen giữ vai trò tích cực trong việc giúp Mười chiếm đoạt tiền của 19 người bị hại, hưởng lợi gần 2 tỷ đồng.
Ngoài ra, Phùng Thị Mười còn cầm số tiền 250 triệu đồng của một bị hại để hứa hẹn xin cho người này vào làm việc tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 TP Hà Nội. Mười không thực hiện được nhưng cũng không trả lại tiền cho bị hại.
Đồng thời, Mười nhận 280 triệu đồng để xin cho anh Tô Văn Đắc (Chương Mỹ, Hà Nội) vào biên chế chính thức ngành công an. Hiện Mười mới trả lại cho gia đình anh Đắc 100 triệu đồng.
Tổng số tiền các bị can chiếm đoạt của 139 bị hại là trên 31 tỷ đồng, trong đó Phùng Thị Mười chiếm đoạt gần 29 tỷ đồng, Trần Thị Sen chiếm đoạt gần 2 tỷ đồng.
Sau 2 ngày xét xử, chiều 9/6, tòa xử phạt bị cáo Mười mức án chung thân, Sen 13 năm tù và Hiếu lĩnh án 7 năm tù.
Đánh nhau tại cơ sở cai nghiện ma túy ở Tiền Giang
Chiều 6-6, nhiều học viên của cơ sở cai nghiện ma túy ở Tiền Giang (xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành) đã đánh nhau, khiến nhiều người phải nhập viện, một số học viên bỏ trốn, nhiều vật dụng hư hỏng.
Cơ sở cai nghiện ma túy ở Tiền Giang, nơi xảy ra sự việc.
Chiều tối 6-6, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Tiền Giang cho biết, đầu giờ chiều 6-6, toàn bộ học viên khu A của cơ sở cai nghiện ma túy Tiền Giang được phân công lao động trị liệu kéo vào cổng chính cơ sở để gọi học viên trong khu B ra. Khi đó, một số học viên Khu B đang được giải quyết cho gia đình thăm gặp định kỳ tại khu nhà lưới. Số học viên khu B đang được thăm gặp đã bỏ chạy đến cổng B, kêu gọi học viên trong khu B ra đánh nhau với số học viên khu A bên ngoài cổng chính của cơ sở.
Khi đến cổng B, ba học viên gồm: Huỳnh Anh Khoa, Lê Minh Tuấn, Nguyễn Thái Phương và hai người nhà của học viên này gây áp lực, hăm đánh cán bộ bảo vệ đang trực cổng khu B, buộc phải mở cửa cho số học viên trong khu B tràn ra ngoài.
Sau đó, tất cả học viên khu B kéo nhau ra cổng chính của cơ sở cai nghiện để đánh nhau với học viên khu A đang được ngăn cách bên ngoài. Học viên khu B đã đạp, phá hàng rào kẽm gai, chụp lấy tất cả vật dụng tại khu vực cổng bảo vệ (cổng chính) để ném học viên khu A đang ở bên ngoài. Sau đó, học viên khu B phá luôn cổng chính của cơ sở để tràn ra ngoài cổng chính để đánh nhau với học viên khu A. Lúc này, học viên khu A đã bỏ chạy về khu vực rẫy để cố thủ.
Khoảng năm phút sau, học viên khu A bắt đầu quay trở lại cổng chính. Tất cả học viên đều chuẩn bị dụng cụ như: dao, gậy và các vật dụng có thể sử dụng được để gây thương tích với học viên khu B. Trong quá trình đánh nhau, một số học viên đã xông vào khu cắt cơn nghiện phá cửa bốn phòng để đánh nhau hoặc bỏ trốn.
Theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Tiền Giang, 12 học viên bị thương tích phải nhập viện để điều trị, trong đó, ba học viên bị gãy tay (chuyển Bệnh viện Chợ Rẫy một trường hợp để điều trị); 17 học viên bỏ trốn, toàn bộ ổ khóa các cổng của cơ sở đều bị hư hỏng, hai camera quan sát nơi xảy ra sự việc cũng bị đập phá hư hỏng.
Công an tỉnh Tiền Giang, Công an huyện Châu Thành, Công an xã Tam Hiệp phối hợp cùng ngành chức năng đến giải quyết sự việc. Đến chiều tối 6-6, tình hình cơ sở cai nghiện đã ổn định trở lại.
Hiện, ngành chức năng tỉnh Tiền Giang đang truy tìm số học viên đã bỏ trốn.
Nhóm nghiện cướp tài sản, hiếp dâm chủ quán cà phê kích dục kết cục của lối sống sa đọa Lười lao động, thích ăn chơi, 3 đối tượng đã chọn đi cướp tài sản. Nhóm này liên tục chọn các quán cà phê nhỏ, chủ quán là nữ để "ăn hàng". Nguy hiểm hơn, biết chủ quán không dám chống trả, sau khi cướp của, các đối tượng còn sử dụng hung khí uy hiếp, hiếp dâm nạn nhân trước khi tẩu...